Trang chủSức khỏe đời sốngNấu sữa bò cho thêm đường vào tốt hơn?

Nấu sữa bò cho thêm đường vào tốt hơn?

Có một số người có thói quen cho đường vào sữa bò rồi đun lên để cho đường tan nhanh hoặc để bảo đảm vệ sinh. Thói quen này rất bất lợi đối với sức khỏe.

Bất luận là loại đường mía hay đường củ cải, đường đỏ hoặc đường mật, ở mặt ngoài đều có chứa khá nhiều levulose, trong chất protein của sữa bò có chứa một chất gọi là lysine. Chất này có tác dụng hết sức quan trọng đối với sự thay thế chuyển hóa bình thường của cơ thể và sự sinh trưởng, phát dục của con người. Nhưng khi sữa bò đun sôi lên, chất protein bị phân hủy sẽ phóng ra chất lysine. Trong điều kiện nhiệt độ cao, chất lysine này sẽ kết hợp với levulose (trong đường) sinh thành chất levulose lysine, đó là một chất có độc tính rất có hại đối với cơ thể. Cố nhiên, gan có công năng giải độc, sẽ làm cho chất độc không gây nên tổn hại lớn. Nhưng như vậy cũng đã tăng thêm gánh nặng cho gan và không có ích gì cho cơ thể. Còn trong điều kiện nhiệt độ nói chung, chất protein trong sữa bò không bị phá hoại, chất levulose cũng không thể gây phản ứng hóa học với chất lysine. Ngoài ra, trong sữa bò còn có chứa lactate, trong điều kiện nhiệt độ cao, chất lactate cũng kết hợp với levulose phát sinh tác dụng hóa học, sinh thành chất levulose của sữa, chất này trong cơ thể sẽ sản sinh ra tác dụng dẫn tiết, làm cho người bị tiêu chảy nhẹ.

Thực ra, loại sữa bò bán trên thị trường đã qua nhà máy chế biến sữa đều được tiến hành diệt khuẩn nghiêm ngặt bằng phương pháp Pasteur (phương pháp diệt khuẩn dưới nhiệt độ thấp). Chỉ cần sữa bò tươi mới, chưa bị ô nhiễm thì không cần phải đun sôi tiệt trùng. Vì thế, đối với những người muốn uống sữa bò có vị ngọt thì chỉ cần trực tiếp cho đường vào trong sữa bò khuấy tan là được. Như vậy vừa có thể giảm bớt sự phá hoại của nhiệt độ cao đối với chất dinh dưỡng của sữa bò, lại vừa có thể tránh sản sinh ra các chất có hại bất lợi đối với sức khỏe. Nếu thấy sữa bò không tinh khiết lắm thì cũng cần đun sôi, xong để cho nguội rồi cho đường vào là được.

Gần đây, có những chuyên gia về sức khỏe cho rằng sau khi đường vào cơ thể sẽ phân giải thành acid, nó sẽ phát sinh tác dụng với canxi trong sữa bò, ảnh hưởng đến sự hấp thu và lợi dụng của cơ thể đối với chất canxi. Cho nên, các chuyên gia đó có chủ trương khi uống sữa bò căn bản không nén cho đường vào.

Có một số người còn cho rằng sữa bò đun sôi lên một lát như vậy sẽ tiêu độc được triệt để, giết chết được các vi sinh vật có hại trong sữa bò. Đó là quan điểm rất sai lầm. Trong sữa bò có chứa rất nhiều protein và levulose, trong điều kiện gia nhiệt, chúng sẽ phát sinh những biến hóa rõ rệt. ở nhiệt độ 60°c các vi hạt protein từ dịch hòa tan biến thành dạng keo đông đặc; đến nhiệt độ 100°c levulose bắt đầu phân giải thành lactate; lại tiếp tục gia nhiệt nữa, tiếp tục sôi, một số protein nào đó sẽ bị phá hoại, phân giải, chất lactate sẽ tăng nhiều hơn làm cho sữa bò biến thành acid, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp. Cho nên, khi nấu sữa bò chỉ cần nấu cho sôi là được.

Còn có một số người thích hòa lẫn sữa bò vào với đồ uống nước trái cây để uống, cũng có một số cha mẹ có thói quen cho con uống sữa bò xong lại cho uống ngay nước trái cây, ăn trái cây để mong kích thích nhu động của dạ dày và ruột giúp cho tiêu hóa. Trên thực tế, đó cũng là cách làm thiếu khoa học và vô ích đối với sức khỏe.

Các loại trái cây và nước trái cây phần lớn đều có tính chua, khi vào trong dạ dày chúng sẽ làm cho chất protein và chất béo trong sữa bò đông đặc lại thành những mảnh, những cục nhỏ, nó cũng giống như loại nước chát cho thêm vào nước sữa đậu để làm thành óc đậu phụ vậy. Nước trái cây có tính chua sẽ làm cho sữa bò kết đặc lại từ những “hạt li ti” thành “óc sữa bò”, bất lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu của cơ thể đối với chất protein và chất béo. Điều cần chỉ ra là dịch vị trong dạ dày cũng có tính chua (tính acid – ND), sau khi sữa bò vào trong dạ dày, gặp vị toan cũng sẽ ngưng kết lại thành những mảnh, những cục. Nhưng chỉ cần tính chua đó không quá mạnh, những mảnh, những cục đó không quá to thì sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến tiêu hóa và hấp thu của cơ thể đối với sữa bò.

Các chuyên gia sức khỏe của Nhật Bản có đề nghị khi uống sữa bò tốt nhất là đồng thời ăn các loại bánh bích quy có tính kiềm, bánh mì, bánh bao. Các loại bánh này một mặt có thể giảm yếu tính acid trong dạ dày, có lợi cho việc tiêu hóa hấp thu và lợi dụng các chất protein, chất béo và canxi trong sữa bò; mặt khác, vừa ăn bánh, vừa uống sữa bò thì khi uống sữa sẽ nuốt từ từ ít một chậm rãi, như vậy sữa sẽ dừng lâu trong khoang miệng, làm cho khi nhai bánh tiết ra nhiều nước bọt càng dễ hỗn hợp với sữa tốt hơn, các men tiêu hóa trong nước bọt sẽ có thể cùng phát sinh tác dụng tốt đối với sữa bò, do đó mà giảm thiểu rất nhiều mức độ ngưng kết sữa bò thành hạt, thành cục ở trong dạ dày đi rất nhiều. Vì thế cho nên nói bánh quy và bánh mì, bánh bao là thức ăn phối hợp tốt nhất khi uống sữa bò.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây