Làm sao ăn uống để giảm béo mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Sức khỏe đời sống

Làm thế nào cho thân hình khỏe, đẹp, đó là nguyện vọng phổ biến của những con người hiện đại. Béo quá không những ảnh hưởng đến khuôn mặt và dáng hình mà còn gây cho người ta gánh nặng về mặt tinh thần và tâm lí; đồng thời dẫn tới hàng loạt những biến đổi về mặt sinh lí, hoặc từ đó cũng có thể dẫn tới một số các bệnh tật nhất định. Có thể thấy người béo quá chỉ có hại, không có chút lợi ích gì.

Nguyên nhân của béo có nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà y học nước ngoài qua điều tra nghiên cứu kĩ trong số những người từ 60 đến 64 tuổi thì thấy rằng: đối với những người mỗi ngày ăn 3 bữa thì dễ mắc chứng bệnh béo phì, bệnh về tim do thiếu máu. Còn đối với những người mỗi ngày ăn 5 bữa thì hai bệnh này giảm đi hết sức rõ rệt. ở trong nhà trường, đối với những học sinh mỗi ngày ăn 2 bữa thì so với những học sinh mỗi ngày ăn 3-4 bữa thì số học sinh ngày ăn 2 bữa nói trên có lớp mỡ ở dưới da, nhất là ở phần bụng dưới dày hơn nhiều. Sự khác nhau như thế trong các em nữ sinh thể hiện rõ rệt hơn rất nhiều so với các em nam. Rõ ràng là thời gian bụng đói càng dài, khả năng tích lũy chất béo trong cơ thể càng lớn.Triệu chứng biếng ăn

Vì sao số lần ăn ít đi thì lại tạo nên tình trạng béo nhiều hơn? Nhà y học nói trên cho đó chủ yếu là bởi vì khi đói, lượng ăn vào quá lớn, tăng thêm nhiệt lượng trong cơ thể; hơn nữa, phần lớn tập trung ăn vào bữa ăn trước khi đi ngủ. Do đó, những người bị bệnh béo phì, sáng ra không thấy thèm ăn, chủ yếu là vì thời gian ăn không thỏa đáng, dẫn tới thường xuyên mất ngủ gây nên. Vì thế nhà y học trên chủ trương nếu muốn giảm béo, cần ăn làm nhiều bữa, đặc biệt là bữa tối trước khi đi ngủ cần giảm bớt lượng thức ăn có thành phần nhiệt lượng quá cao. Còn phần lớn các chuyên gia qua nghiên cứu phát hiện: Ngoài nguyên nhân về mặt di truyền và về mặt phân tiết thay thế chuyển hóa chất trong cơ thể không bình thường ra, nguyên nhân chủ yếu của béo là phương thức ăn uống sai lầm và ăn uống quá độ, làm cho nhiệt lượng quá dư thừa. Phương pháp đề phòng và chữa trị chính là sửa chữa, uốn nắn lại các nhân tố và thói quen ăn uống không phù hợp dẫn tới béo đó. về mặt ăn uống phải thực hiện được:

  1. Chỉ ăn những bữa ăn chính (3 bữa), hạn chế ăn uống: Hạn chế chặt chẽ lượng hấp thu các thức ăn có thành phần đường và mỡ cao, khắc phục thói quen ăn vặt linh tinh, tạo thói quen chỉ ăn các bữa chính, ngoài ra không ăn quà vặt, không ăn các thức ăn ngọt như các loại bánh kẹo, nhất là sôcôla và bánh gatô để tránh quá dư thừa nhiệt lượng dẫn tới tế bào mỡ to ra. Lượng thức ăn trong mỗi ngày của người béo quá nên tính theo thể trọng tiêu chuẩn chứ không nên tính theo thể trọng hiện có của mình, nhằm đạt tới mục đích tiêu hao chất béo quá dư thừa trong cơ thể đi.
  2. Giảm dần tốc độ ăn vào: Những người béo thường có những biểu hiện thèm ăn uống, chỉ một lát là thấy đói ngay. Đến bữa ăn, ăn rất khỏe và rất nhanh, làm cho thần kinh trung khu thèm ăn trong đại não chưa kịp phát ra tín hiệu “đã no” thì người ăn đã lại ăn quá nhiều thức ăn rồi. Tốc độ ăn vào chậm rãi chủ yếu là thực hiện thông qua ăn chậm, nhai kĩ. Như vậy không những có thể làm cho cơ thể dễ hấp thu thức ăn, mà còn làm cho người ta kịp nhận ra cảm giác đã no bụng, cần chú ý ăn nhiều một số các loại thức ăn có thể kéo dài thời gian nhai để giảm bớt lượng ăn hoặc trước khi đến bữa ăn chính, uống một ít đồ uống để giảm bớt cảm giác đói đi.
  3. Bữa tối không nên ăn quá no: Bữa tối cần ăn ít, tốt hơn hết nên hạn chế, chỉ ăn tới mức vừa chớm no thôi. Nên tránh các thức ăn có nhiều mỡ, nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Tốt nhất không nên ăn bữa bồi dưỡng trước khi đi ngủ; vì rằng buổi tối ăn nhiều hoặc ăn các thức ăn ngọt nhiều trước khi đi ngủ, có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất insulin thúc đẩy hợp thành chất béo và làm cho chất béo lắng đọng lại gây nên béo. Do đó, bữa chính buổi tối không nên ăn no quá, trước khi đi ngủ không nên ăn thức ăn ngọt, đó cũng là một trong những biện pháp để phòng béo.

Trong ăn uống giảm béo, điều đáng chú ý là nhiệt lượng hấp thu vào cơ thể không nên thấp dưới 1200 kilô calo. Còn hấp thu các chất dinh dưỡng khác thì giống như những người bình thường. Nếu cung cấp nhiệt lượng theo mức 1200 kilocalo thì một ngày có thể ăn 50 gam gạo, 50 gam bột, 150 gam đậu phụ, 100 gam thịt cá hoặc thịt gà, 25 gam thịt lợn, 15 gam bột sữa bò, 100 gam rau xanh (như rau cải, rau giền chẳng hạn), 100 gam tỏi tây tươi, 100 gam rau cải trắng, 50 gam táo Trung Quốc, 100 gam quả hồng, 20 gam lạc nhân, 15 gam dầu thực vật.

Thực tế có lẽ có nhiều người hoài nghi về thực đơn này, vì thấy toàn là các thức ăn bổ dưỡng quí và ngon cả. Thực đơn khoa học trên chính là để giải đáp về những ý kiến sai lầm của nhiều người thường vẫn cho rằng các thức ăn giảm béo phải là các thức ăn ít thịt, cá, trái cây và các chất bổ dưỡng, ngon miệng. Trên thực tế nói đến ăn các chất giảm béo là phải chú ý ăn vào các chất protein ưu chất, đồng thời phải đảm bảo có đầy đủ các muối vô cơ và vitamin, ăn nhiều các rau quả có thể tăng cảm giác no bụng. Mặt khác cũng cần chú ý hạn chế ăn đường tinh chế và bia rượu là những thứ có nhiệt lượng tương đối cao.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận