Sữa bò là đồ uống có nhiều chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein và canxi, rất tốt cho cơ thể, nhất là người già và trẻ nhỏ. Điều đó đã rõ, ai cũng đều phải thừa nhận, nhưng có phải đâu là tất cả mọi người đều hiểu được phương pháp khoa học trong khi dùng sữa bò để đem lại hiệu quả tốt nhất trong bồi bổ sức khỏe của mình. Sau đây là ý kiến của các nhà dinh dưỡng học:
- Không nấu sữa trên bếp nhỏ lửa: Dùng ngọn lửa nhỏ để nấu sữa sẽ làm cho các chất dinh dưỡng trong sữa bò bị phá hoại bởi oxy trong không khí. Thế mà dùng ngọn lửa to để nấu sữa thì sữa rất dễ trào ra ngoài, vì vậy tốt nhất là thoạt đầu nấu to lửa cho sôi xong lập tức bỏ lửa ra, sau đó lại nấu cho sôi lại để cho nó khỏi trào. Cứ làm đi làm lại như vậy ba, bốn lần, không những sẽ không bị mất đi lượng sữa trào ra mà còn có thể giết chết các trực khuẩn bruce trong sữa bò. Nấu to lửa là phương pháp nấu sữa bò khoa học.
- Thời gian nấu sữa bò không được quá dài: Có người cho rằng nấu sữa bò sôi lên rồi cho sôi trong 5 phút mới tốt. Nói như vậy là không toàn diện, bởi vì trong sữa bò vẫn có những hạt nhỏ li ti protein ở trạng thái keo dính. Ở nhiệt độ 60°c có thể bị thoát nước chuyển thành trạng thái keo ngưng kết, chất calcium phosphate trong sữa bò cũng không ổn định, ở nhiệt độ như vậy có thể do tính acid chuyển biến thành trung tính và lắng xuống đáy. Khi nấu ở nhiệt độ 100°c,sữa bò phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, không những làm cho màu sắc, hương vị cũng theo đó giảm sút, mà sẽ còn sản sinh ra những chất khác nữa. Chất lactose bắt đầu cháy, chuyển biến hóa thành lactate và formic acid, làm cho giá trị dinh dưỡng của sữa bò giảm sút nhiều.
Hiện nay, người ta diệt khuẩn sữa bò một cách khoa học là bao gói kín mít, như vậy có thể uống trực tiếp giữ được các chất dinh dưỡng. Nếu muốn uống sữa bò nóng, có thể áp dụng phương pháp nấu cách nhiệt: Đựng sữa trong hộp kín, cho vào trong nước nóng trong 5 phút, sữa ấm nóng là uống được, như vậy không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sữa.
- Không được để sữa bị ánh nắng mặt trời chiếu rọi:
Thời gian sữa bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào càng lâu thì thành phần dinh dưỡng trong sữa bò đã bị phá hoại, thậm chí làm cho nó biến chất. Người ta tính ra nếu sữa bò để dưới ánh nắng mặt trời trong 2 giờ đã mất đi một nửa lượng vitamin B2 có trong sữa.
Hơn nữa, khi vitamin B2 bị ánh nắng chiếu rọi vào sẽ sinh ra một chất dần dần phá hủy cả vitamin C trong sữa nữa, cho nên sữa bò phải tránh ánh nắng, càng không thể kéo dài thời gian để hở ngoài trời được.
- Không cho đường vào sữa khi nấu: Rất nhiều người khi nấu sữa bò có cho thêm vào đó đường cho ngọt, mặt khác, cũng cho rằng như vậy có thể làm cho đường tan nhanh trong đó. Họ có biết đâu rằng cho đường vào nấu như thế không khoa học chút nào, bởi vì trong sữa bò có chất lysine, trong đường trắng có levulose, hai chất này dưới sức nóng sẽ hình thành một chất kết hợp, đó là chất lysine gốc levulose. Chất này không những không được tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể, mà còn gây nên sự phá hoại giá trị dinh dưỡng của chất protein, càng tệ hại hơn nữa là nó có độc tính nhất định đối với cơ thể con người. Vì thế cho nên khi gia nhiệt sữa bò nhất thiết không được pha thêm đường vào. Nếu muốn làm cho sữa bò ngọt lên, có thể chờ cho sữa bò nguội đi rồi hãy pha thêm đường để ăn.
- Sau khi uống sữa bò không nên ăn quít ngay: Sữa bò vào dạ dày, dưới tác dụng của chất pepsinogen và chất chymotrypsin sẽ bị phân giải, sau đó đi vào ruột non mới có thể được cơ thể hấp thu. Nếu uống sữa bò và liền sau đó ăn cả những loại quả như quả quít mà trong đó có thành phần acid tartaric khá cao thì chất protein trong sữa với acid tartaric và vitamin trong đó sẽ phát sinh những phản ứng sinh hóa phức tạp làm cho protein ngưng kết thành những mảnh cứng. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu các chất protein trong sữa và vitamin c trong quả quít. Mặt khác, còn sẽ xuất hiện những phản ứng không tốt như bụng trướng tức, đau bụng, tiêu chảy, cho nên nhất thiết không nên ăn cùng hai thứ đó một lúc.
- Sữa bò không nên ăn với sôcôla: Có người vừa thích ăn sôcôla vừa uống sữa bò để át mùi hôi của sữa. Thực tế đó là lối ăn thiếu khoa học, bởi vì sữa bò có nhiều chất protein và canxi, sôcôla được coi là thực phẩm giàu năng lượng, khi ăn lẫn hai thứ này với nhau thì chất canxi trong sữa bò kết hợp với oxalic acid trong sôcôla hình thành calcium oxalate không hòa tan, cơ thể không những không có cách gì hấp thu được, mà nếu thời gian kéo dài như vậy sẽ còn xuất hiện những hiện tượng khô háo, tiêu chảy, thiếu canxi, chậm lớn. Do đó, uống sữa bò và ăn sôcôla phải cách nhau vài giờ. Khi uống sữa bò, tốt nhất nên ăn một số các loại bánh có nhiều chất tinh bột như bánh lương khô, bánh mì, bánh bao, bánh qui v.v…