Blog Trang 594

Ra mồ hôi trộm (đạo hãn) – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Ra mồ hôi trộm còn gọi là “Đạo hãn”, “Tẩm hãn” là một bệnh khi ngủ ra mồ hôi, khi tỉnh dậy mồ hôi không ra nữa. Sách Thương hàn minh lý luận có ghi “Đạo hãn là chỉ chứng ra mồ hôi trong khi ngủ”.

Chứng này trong Lục nguyên chính kỷ đại luận – Tố Vấn có gọi là “Tẩm hãn”, về sau Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược mới gọi là “Đạo hãn”. Từ đó về sau rất nhiều sách vở y học đều gọi là “Đạo hãn”. Hãn chứng – Cảnh Nhạc toàn thư có nói “Chứng ra mồ hôi có khi tự ra mồ hôi, có khi ra mồ hôi trộm…”. Đạo hãn tức là trong giấc ngủ mồ hôi toàn thân, khi tỉnh thì không ra nữa”.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Đạo hãn do Tâm huyết bất túc: Có chứng trạng thường xuyên ra mồ hôi trộm, hồi hộp kém ngủ, sắc mặt không tươi, đoản hơi, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hư.
  • Đạo hãn do Ẩm hư nội nhiệt: Có chứng trạng mồ hôi trộm ra thường xuyên, triều nhiệt về buổi chiều, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, thể trạng gầy còm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới mộng di hoạt tinh, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sác.
  • Dạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở: Có chứng mồ hôi trộm ra thường xuyên, đau đầu như bị bó, chân tay rã rời, biếng ăn, miệng nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch Nhu Hoãn.
  • Đạo hãn do tà ngăn trở ở bán biểu bán lý: Có chứng ra mồ hôi, bệnh trình hơi ngắn, hàn nhiệt vãng lai, hai bên sườn đầy tức, miệng đắng buồn nôn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Sác.

Phân tích

Chứng Đạo hãn do Tâm huyết bất túc với chứng Đạo hãn do âm hư nội nhiệt: Cả hai đều thuộc Hư chứng, nhưng loại sau hiện tượng hư nhiệt rất rõ, còn loại Đạo hãn do Tâm huyết bất túc vì lao thương huyết khuy, Tâm huyết quá hư hao. Mồ hôi là Tâm dịch, lầm huyết bất túc thì Tâm khí phù việt, Tâm dịch không chứa được mà tiết ra ngoài, cho nên Đạo hãn thường xuyên hồi hộp kém ngủ. Khí huyết bất túc thì sắc mặt kém tươi, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhợt, mạch Hư đó là dấu hiệu của huyết hư. về điều trị nên bổ huyết dưỡng Tâm liễm hãn, chọn dùng phương Quy tỳ thang gia Long cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử. Đạo hãn do âm hư nội nhiệt vì vong huyêt hoặc mất tinh, hoặc Phế lao ho lâu ngày dẫn đến âm huyết khuy tổn, âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa thịnh mà âm dịch không giữ gìn được cho nên Đạo hãn thường xuyên, triều nhiệt về buổi chiều, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt. Âm huyết bất túc đối với nữ giới thì nguyệt kinh không điều. Âm hư thì tướng hỏa vọng động, đôi với nam giới thì mộng di hoạt tinh, âm tinh hao hụt thì thể trạng gầy còm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác đó là những dấu hiệu âm hư nội nhiệt. Điều trị nên tư âm giáng hỏa, liễm hãn chọn dùng phương Đương quy lục hoàng thang gia Nhu đạo căn, Phù Tiểu mạch.

Chứng Đạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở với chứng Đạo hãn do tà khí ngăn trở ở bán biểu bán lý: Cả hai đều thuộc Thực chứng. Đạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở phần nhiều do ăn quá mức đồ sống lạnh, rượu chè, đồ nướng béo ngọt hoặc đói no thất thường tổn thương Tỳ Vị. Tỳ hư thì vận hóa thất thường thấp trọc từ trong sinh ra lấn áp khí cơ thăng giáng thất thường dẫn đến đạo hãn thường xuyên. Kiêm các chứng đầu đau như bị bọc, chân tay thể trạng rã rời, biếng ăn miệng nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch Nhu Hoãn… điều trị nên hóa thấp, hòa trung tuyên thông khí cơ, chọn dùng phương Hoắc Phác hạ linh thang bỏ Hạnh nhân, Trư linh, Đạm Đậu sị, Trạch tả gia Nhu đạo căn, Xương truật, Trần bì. Đạo hãn do tà ngăn trở ở bán biểu bán lý phần nhiều gặp ở thời kỳ đầu và thời kỳ giữa của bệnh nhiệt tính, đa số do ngoại cảm xâm phạm, biểu tà mất khả năng sơ giải lan truyền vào Thiếu dương ngăn trở bán biểu bán lý, muốn đạt ra mà không đạt được, chính khí và tà khí tranh giành nhau thúc ép tân dịch ra ngoài cho nên có chứng nhắm mắt thì ra mồ hôi và kiêm chứng hàn nhiệt vãng lai, hai bên sườn đầy tức, miệng đắng buồn nôn rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Sác… điều trị nên hòa giải Thiếu dương chọn dùng phương Tiểu Sài hồ thang bỏ Đảng sâm, Đại táo gia Hoàng liên, Bích đào can.

Biện chứng Đạo hãn chính như trong Hãn chứng – Cảnh Nhạc toàn thư có nói: “Đạo hãn… cũng đều có đặc trưng âm dương, không được nói ôm đồm là Đạo hãn phải thuộc âm hư”. Vì thế, trên lâm sàng phải phân biệt rõ tính chất khác nhau giữa Đạo hãn thuộc nội thương tạp bệnh với ngoại cảm thời bệnh. Loại trên phần nhiều thuộc Hư chứng, loại sau phần nhiều thuộc Thực chứng nhưng Hư chứng là thường hay gặp. Cũng có trường hợp gặp chứng Hư Thực lẫn lộn, khí âm đều hư nên chú ý biện chứng tìm nguyên nhân, xét nguyên nhân mà bàn cách chữa.

Trích dẫn y văn

Bệnh ở Thận thì khi ngủ ra mồ hôi mà sợ gió (Tạng khí pháp thời luận -Tố vấn).

Gặp năm tuế thủy thái quá, nặng quá thì ra mồ hôi khi ngủ, sợ gió (Khí giao biến đại luận – Tố vấn).

Đạo hãn… đó là do Dương hư gây nên, lâu ngày không khỏi làm cho người ta héo hon gầy mòn, lầm khí bất túc mất tân dịch cho nên như vậy (Hư lao bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

Khi ngủ mà mồ hôi tự ra cũng là do Tâm hư gây nên (Tự hãn luận trị – Nghiêm thị tế sinh phương).

Đạo hãn khi ngủ toát mồ hôi ra như tắm, tỉnh dậy mới biết là thuộc âm hư chủ về Doanh huyết… Đạo hãn nên bổ âm giáng hỏa (Hãn chứng – Y học chính truyền).

Đạo hãn là mồ hôi tiết ra trong lúc ngủ, thủy hỏa bất giao, âm dương thiên thắng làm hư tổn Tâm dương (Hãn chứng – Loại chứng trị tài).

Hỏa uất phát sinh từ Tâm bào lạc, phần âm của Thận không đẩy lùi được thì phát sinh Đạo hãn (Tạp môn – Trương thị y thông).

Bốn sai lầm trong ăn uống của người cao tuổi

Người cao tuổi nên ăn bồi dưỡng hơn người thường một chút là điều cần thiết, nhưng do có một số nhận thức không đúng, nên khi chọn thức ăn thường chọn những thứ không phù hợp với người cao tuổi, thậm chí có khi còn có tác dụng trái ngược lại gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, khi chuẩn bị các thức ăn cho người cao tuổi, cần chú ý đến 4 sai lầm sau đây mà nhiều người vẫn thường hay mắc phải:

  1. Ăn nhiều hoặc thường xuyên ăn một số thức ăn bồi dưỡng sức khỏe như nhân sâm và sữa ong chúa, tưởng như thế có thể tăng thêm tuổi thọ. Thực ra thì hoàn toàn không phải như vậy. Những thứ bồi dưỡng quí hiếm này đều cung cấp cho cơ thể số nhiệt lượng rất cao nếu thường xuyên ăn sẽ tăng cao huyết áp. Đặc biệt đối với những người mắc các bệnh về tim mạch thì việc ăn nhiều các thứ nói trên lại càng nguy hại gấp bội, vì sẽ dẫn tới nứt, vỡ huyết quản, sinh ra chứng chảy máu não.Người cao tuổi có nhiều nguyên nhân tăng huyết áp
  2. Người cao tuổi cần ăn nhiều đậu phụ: Thường người ta cho rằng ăn thịt khó tiêu hóa và khó hấp thu vào cơ thể hơn ăn đậu phụ. Khi ăn nhiều thịt mỡ thì cần phải ăn nhiều đậu thay cho thịt nạc, cứ cố gắng hạn chế ăn thịt để ăn thay bằng đậu phụ. Trên thực tế, ăn nhiều đậu phụ cũng không phải là dễ tiêu hóa và hấp thu hơn thịt như người ta tưởng vì vậy cũng chỉ nên ăn có mức độ. Với người cao tuổi dễ tiêu hóa hơn cả là sữa đậu nành. Mỗi sáng, có thể uống độ một cốc sữa đậu nành (200 ml) là tốt.
  3. Người cao tuổi ăn lâu dài loại tinh bột gạo và bột mì, cũng có hại: Đúng ra người cao tuổi cần ăn thêm lương thực thô một chút, như vậy vừa đề phòng được bí đại tiện, vừa có thể chuyển hóa và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên do công năng của dạ dày và ruột của người cao tuổi bị suy giảm đi nhiều, nên nếu ăn nhiều các lương thực, thực phẩm thô quá thì lại sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột, rất bất lợi cho sức khỏe lúc về già. Cho nên đối với người cao tuổi thì nói chung vẫn phải đặc biệt chú ý cho ăn các loại thức ăn tinh và phải chế biến thế nào đó để vừa giàu chất bổ tổng hợp lại dễ tiêu hóa.
  4. Người cao tuổi thường hay uống nước trà đặc và cà phê: Nước trà đặc và cà phê đều có tác dụng kích thích mạnh, làm hưng phấn các cơ quan trong cơ thể. Đối với những người cao tuổi mà bị bệnh cao huyết áp và suy nhược thần kinh thì việc uống nhiều các thứ đó rất bất lợi. Cho nên, tốt nhất người cao tuổi nên thường xuyên uống nước sôi để ấm, vì nước sôi để ấm có tác dụng gột rửa sạch và pha loãng vừa độ huyết dịch lưu thông trong cơ thể, giúp việc thải loại dễ dàng các chất cần thải loại ra khỏi cơ thể.

Những điều cấm kỵ trong ăn uống bạn chưa biết

Không nên ăn nhiều trứng gà

Chất dinh dưỡng ở trứng gà tương đối nhiều, đặc biệt là chất anbumin và nhiều chất khoáng, cho nên mọi người đều thích ăn. Nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Căn cứ vào kiểm nghiệm lâm sàng của các nhà dinh dưỡng học, thì trong vòng 24 tiếng đồng hồ, một người ăn 40 quả trứng gà và một người ăn 3 quả trứng gà đều hấp thu được một lượng anbumin như nhau. Nói chung mỗi ngày một người chỉ nên ăn 3 đến 4 quả trứng gà là đủ. Sản phụ ăn nhiều hơn cũng không có lợi, bắt dạ dày và thận phải làm việc nhiều, không có lợi cho sức khỏe.

Để nâng cao giá tri dinh dưỡng của trứng gà, nên chú ý ăn nhiều chất rau, hoa quả, cũng nên ăn thêm các chất xơ, ăn thêm các chế phẩm làm từ đậu, ăn tôm, cá, thịt , để cho các chất dinh dưỡng của các món ăn bổ sung cho nhau.

Những người nào không nên dùng sữa ong chúa

Sữa ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, nhưng không phải người nào dùng cũng đều tốt cả, mấy loại người sau đây không nên dùng sữa ong chúa :

1/ Huyết áp thấp : Vì trong sữa ong chúa có những chất có thể cản trở hoạt động của buồng tim, làm nở động mạch huyết quản, có tác dụng hạ huyết áp. Cho nên người huyết áp thấp thì không nên dùng sữa ong chúa.

2/ Đường huyết thấp : Trong sữa ong chúa có chất insulin, có thể tăng cường tác dụng của chất insulin trong cơ thể, càng làm tăng phản ứng đường huyết thấp.

3/ Người quá mẫn cảm : Trong sữa ong chúa có chất anbumin lạ lấy từ phấn hoa mà ra và chất độc của nọc ong, đối với người quá mẫn cảm hoặc người có phản ứng với phấn hoa thì sẽ sinh phản ứng quá mẫn cảm.

4/ Đau bụng đi ngoài : Trong sữa ong chúa có chất độc của nọc ong có tác dụng làm rối loạn công năng của đường ruột, cho nên người bị đau bụng đi ngoài không nên dùng sữa ong chúa.

5/ Người có thai : Trong sữa ong chúa có chất kích thích, có tác dụng kích thích tử cung co hẹp lại gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi, cho nên người có thai không nên dùng.

6/ Người có bệnh truyền nhiễm đang sốt : Đông y cho rằng bệnh truyền nhiễm là do “ngoại tà” dẫn đến, thời kỳ đang sốt phải lấy việc giải nhiệt là chính, không nên dùng sữa ong chúa để tăng thêm chất bổ, đề phòng bệnh tình sẽ kéo dài.

Sữa Ong Chúa Tươi làm đẹp da mặt
Sữa Ong Chúa Tươi

Những người nào không nên ăn lạc ?

Trong lạc có một hàm lượng dầu ngưng huyết rất lớn, có thể rút ngắn thời gian ngưng huyết, dễ gây nên tắc mạch máu. Tuy nó có nhiều hàm lượng axit béo không bão hoà, nhưng chất axit ấy có thể làm cho axit béo có tính bão hoà ở trong máu lắng đọng và thẩm thấu ở thành huyết quản, dẫn đến chứng xơ cứng động mạch, cho nên những người già và những người đứng tuổi bị xơ cứng động mạch và những người bị ứ máu do ngã thì không nên ăn lạc. Ngoài ra trong lạc có nhiều chất dầu cho nên những người bị viêm túi mật và đã cắt túi mật thì trong người không còn nhiều lượng mật dự trữ, không thể tiêu hoá một lượng lớn dầu ở trong lạc được, sẽ làm cho gan phải làm việc rất nhiều để tiết ra chất mật, như vậy sẽ tổn hại cho công năng của gan. Cho nên những người đã có bệnh về mật thì không nên ăn lạc. Lạc khó tiêu hoá và có tác dụng làm trơn đường ruột, cho nên những người có bệnh đường ruột cũng không nên ăn lạc.

Không nên ăn sữa bò và sữa đậu nành khi đang dùng đan sâm

Những năm gần đây, có chuyên gia nghiên cứu đã cho rằng : “Khi đang dùng đan sâm thì không nên ăn sữa bò và sữa đậu nành”. Bởi vì những chất hydrô gốc ôxit và hydrô xêtôn trong đan sâm có thể kết hợp với các chất kali, magiê, chất sắt có rất nhiều trong sữa bò và đậu nành hình thành chất xơ, làm giảm hiệu quả của thuốc, cho nên tốt nhất là không nên dùng cùng một lúc.

Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa

Không nên ăn xì dầu sống

Có một số người có thói quen trộn xì dầu vào rau sống hoặc thức ăn nguội để ăn, như vậy là không vệ sinh.

Bởi vì trong xì dầu sống có nhiều vi khuẩn gây bệnh, còn có xì dầu chế biến không đúng qui cách, nên xì dầu còn có mùi mốc, mùi cay, có độc. Nếu đem kiểm nghiệm có thể phát hiện ra những vi trùng đường ruột. Nếu đem xì dầu này trộn ngay vào thức ăn nguội hoặc chấm bánh mì, bánh chẻo mà ăn thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó, trừ những loại xì dầu cao cấp có thể dùng ngay được, nói chung không nên ăn xì dầu sống, mà nên dùng để xào, nấu. Nhưng cũng không nên để lâu sau khi xào nấu, mà nên ăn ngay. Nếu để lâu sẽ bay mất nhiều chất tốt trong xì dầu. Chai xì dầu mới mua về có thể bỏ vào chai mấy nhánh tỏi để giữ được lâu.

Người đau mắt không được ăn tỏi

Nhiều người thích ăn tỏi. Nhưng nếu ăn tỏi liên tục nhiều ngày, nhất là đối với những người đau mắt thì lại rất có hại. Người ta thường nói : ” Củ tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ có một cái hại cho mắt Có người bình thường rất thích ăn tỏi, đến khi 50 – 60 tuổi mới cảm thấy mắt mờ đi, thị lực giảm sút, tai ù v.v… Họ không biết rằng đó là hậu quả của việc ăn nhiều tỏi. Có một số người mắc bệnh cận thị hoặc những bệnh khác về mắt, tuy đã uống thuốc chữa chạy, nhưng vẫn không kiêng ăn tỏi, kết quả điều trị không khỏi. Về mặt y học người ta yêu cầu , người mắc bệnh về mắt khi điều trị thì có 5 điều kiêng kỵ tức là kiêng ăn những chất có tính kích thích như tỏi, hành tây, hành ta, gừng sống và ớt, nếu không thì chữa không khỏi bệnh.

Những điều kiêng kỵ của người bị sỏi thận

1/ Không được hút thuốc lá, uống rượu, uống nước chè đặc, cà phê, để đề phòng kích thích thành dạ dày và làm cho chất vị toan tiết ra quá nhiều mà dẫn đến hiện tượng co túi mật, việc tiết mật bị trở ngại làm cho gan bị quặn đau.

2/ Không được ăn những chất có thảo toan và kali. Bệnh nhân phải ăn thật ít những loại rau có nhiều chất thảo toan như rau chân vịt, hồ đào, lạc, sôcôla v.v… Ăn nhiều thức ăn giàu chất kali thì về mặt tác dụng hoá học dễ hình thành sỏi mật.

3/ Không được ăn giấm và thứ có axit. Ăn nhiều quả chua như chanh, mơ, táo xanh, mận là những chất dễ kích thích tá tràng phân tiết nhiều, túi mật bị co lại, có thể làm đau gan.

4/ Không được uống thuốc tránh thai.

5/ Không được ăn những thức ăn có nhiều mỡ.

6/ Không được ăn nhiều quá, uống nhiều quá.

7/ Kiêng chất cholestêrin. Không ăn gan, óc, bầu dục, xương gân động vật và các loại cá, trứng gà v.v…

Người viêm thận không nên ăn chuối tiêu

Trong chuối tiêu có nhiều chất muối kali, nếu người bị viêm thận ăn nhiều chuối tiêu cũng tức là ăn nhiều muối kali, như vậy sẽ làm cho nồng độ kali trong máu tăng lên nhanh chóng, gây nên ngộ độc kali, làm cho bệnh tình càng nặng thêm. Ngoài ra còn có thể bị đau bụng đi ngoài. Cho nên, người bị viêm thận khi chất kali trong máu cao thì không nên ăn chuối tiêu.

chuối tiêu
chuối tiêu

Người bị bệnh thận không nên ăn những thức ăn có nhiều anbumin

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất, công năng chủ yếu của nó là hình thành và bài tiết nước tiểu và có thể bài ra nhập vào những chất độc trong cơ thể và những chất phế thải sau khi thức ăn đã chuyển hoá tạo thành. Khi cơ quan thận bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến hiện tượng có một số lớn chất anbumin nhập vào nước tiểu rồi bài tiết ra ngoài hoặc vì công năng bài tiết bị trở ngại mà dẫn đến chất phế thải sau khi anbumin đã chuyển hoá tồn đọng lại ở trong cơ thể. Cả hai tình huống này đều có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên người bị bệnh viêm thận cần phải hạn chế ăn những thức ăn có nhiều anbumin, nếu không sẽ không có lợi cho việc phục hồi công năng của thận.

Những người đau răng, đau dạ dày không nên ăn táo

Những người đau răng, đau dạ dày thì không nên ăn táo. Trong táo có các chất đường, anbumin, axit hữu cơ, chất nhầy, các loại vitamin A, B1, B2, C và có một ít chất kali, phôtpho, chất sắt rất có ích cho công năng của dạ dày, có thể chữa các bệnh tì vị như khí hư, kém ăn, đi ngoài v.v… cũng có lợi cho âm huyết, chữa các bệnh thiếu máu, tiêu bản máu bị giảm v.v… Nhưng những người bị bệnh đầy hơi, bệnh đau răng mà ăn táo thì làm cho chứng thực nhiệt tăng lên, bệnh đau răng tái phát nặng hơn và bị đầy bụng. Cho nên không nên ăn nhiều táo, không có lợi cho sức khỏe.

Những điều kiêng kỵ trong ăn uống của người bị bệnh rụng tóc

Người bị bệnh rụng tóc không nên ăn những món ăn chua cay như ớt, tỏi, giấm, đặc biệt là rượu. Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân nên ăn quả hồ đào là thích hợp nhất, mỗi buổi tối nên ăn 2 – 3 quả, nên cách xa bữa ăn một chút để hấp thụ chất dinh dưỡng được nhiều. Thường xuyên ăn quả hồ đào, người tóc bạc cũng có thể trở nên đen.

Không nên ăn trứng gà với đậu tương

Không được ăn trứng gà với đậu tương, bởi vì trong đậu tương có chất men anbumin, có thể ngăn cản hoạt tính của anbumin, ảnh hưởng đến sự tiêu hoá và hấp thụ của anbumin. Và trong lòng trắng trứng gà có chất kết dính, có thể kết hợp với men anbumin, làm cho sự phân giải của anbumin bị trở ngại, làm giảm mất tỉ lệ hấp thu chất anbumin của cơ thể.

Đậu nành tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch
Đậu nành

Không nên đổ mật ong vào nước đang sôi

Mật ong không những có hàm lượng đường rất lớn, mà còn có rất nhiều chất men, vitamin, chất khoáng. Thật là một chất dinh dưỡng tuyệt vời. Khi pha mật ong để uống, nước nóng không nên quá 600 C. Bởi vì nước sôi quá mà đổ mật ong vào thì sẽ làm mất màu sắc, hương thơm và mùi vị tự nhiên của mật ong. Không những thế, nó còn có thể tuỳ theo mức độ mà phá huỷ thành phần dinh dưỡng của mật ong, giảm mất nhiều giá trị dinh dưỡng của mật. Cho nên, không nên dùng nước quá sôi để pha mật ong.

Không nên ăn nhiều thực vật có axit

Cơ thể ở trạng thái bình thường, muối là chất kiềm yếu. Trong máu, bất kỳ chất axit nhiều hay là chất kiềm nhiều cũng đều không có lợi cho cơ thể. Máu axit hoá gọi là thể chất toan tính. Người thuộc thể chất toan tính thường có cảm giác mệt mỏi đặc biệt, dễ cảm cúm, lớp da bủng beo, những vết thương lâu lành.. Thể chất toan tính đến mức độ nghiêm trọng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công năng thần kinh não, từ đó dẫn đến suy nhược trí nhớ, năng lực tư duy giảm sút, tâm thần u uất, đa sầu đa cảm.

Hằng ngày người ta thường ăn một lượng thực vật rất lớn có tính toan, cần phải chú ý ăn một số lượng nhất định thực vật có tính kiềm để trung hoà tính toan, bảo đảm sự cân bằng thực phẩm có chất toan và chất kiềm, hoặc là ăn nhiều hơn một cách thích đáng những thực vật có tính kiềm. Những loại thực vật nào có tính kiềm. Đó là các loại rau, hoa quả, các loại đậu, các loại rong biển, cà phê, sữa bò đều thuộc loại thực phẩm có tính kiềm. Ăn nhiều rau, hoa quả tươi mới, vừa bảo vệ được thể chất có tính kiềm nhẹ, lại tăng thêm được nhiều loại vitamin.

Sau khi ăn cơm không nên ăn hoa quả

Con người ta ai cũng có thói quen, ăn một chút hoa quả sau bữa ăn. Họ cho rằng như vậy có thể giúp cho việc tiêu hoá, có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, những năm gần đây, các nhà y học đã phát hiện ra rằng, sau khi ăn cơm mà ăn hoa quả ngay không những không có lợi cho tiêu hoá mà cũng không có lợi cho sức khỏe của cơ thể .

Bởi vì có một số loại rau trong thức ăn, trong khi chuyển hoá ở trong dạ dày đã hình thành chất xianôgien sulfat. Trong quả có nhiều chất xêtôn. Những chất này gây tác dụng ức chế công năng của tuyến giáp trạng, ảnh hưởng đến nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, tức là hấp thu và lợi dụng chất i-ốt, nên không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn cơm xong mà ăn hoa quả ngay, thì chất đường đơn ở trong hoa quả, nếu bị kẹt lại ở trong dạ dày sẽ sinh ra đầy hơi, trướng bụng, nếu kéo dài sẽ sinh ra táo bón, chứ không phải dễ tiêu hoá. Cho nên ăn cơm xong không nên ăn hoa quả ngay. Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cơm từ 1đến 3 tiếng đồng hồ.

Không nên ăn nhiều dưa hấu

Những ngày hè nóng nực, đi đường dưới trời nắng gay gắt, rất dễ bị say nắng. Lúc này mà ăn miếng dưa hấu có thể giải nhiệt ngay. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì lại vô ích.

Theo lý luận Đông y, dưa hấu tính hàn, thường xuyên ăn hoặc ăn nhiều đều vô ích. Người nào bộ máy tiêu hoá kém, đêm đi giải nhiều, người bị di tinh càng không nên ăn nhiều.

Không nên ăn chuối tiêu lúc đang đói

Chuối tiêu vừa thơm vừa ngọt, chất dinh dưỡng phong phú. Có người ăn chuối tiêu lúc đang đói, cứ tưởng sẽ hết đói. Trên thực tế, cách ăn như vậy rất không khoa học.

Bởi vì trong chuối tiêu có hàm lượng lớn ma-giê. Bụng đói mà ăn chuối tiêu có thể làm cho hàm lượng ma-giê trong máu tăng lên đột ngột làm cho tỷ lệ ma-giê can-xi trong máu bị mất cân đối, gây tác dụng ức chế tâm huyết quản, không có lợi cho sức khỏe con người. Cho nên không nên ăn chuối tiêu lúc đang đói.

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em là chỉ ngoại cảm tà khí phong hàn, xâm phạm vào cơ thể, chính khí với tà khí tranh giành nhau ở vùng cơ biểu gây nên chứng hậu.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Cảm mạo, Suyễn khái, Đốn khái.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Phong ôn bó phần biếu ở trẻ em.

Phân tích

Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em là cảm phải tà khí phong hàn ngoại cảm xâm phạm vào cơ biểu dẫn đến chứng hậu, phát sinh ở thời kỳ đầu của nhiều loại tật bệnh, lâm sàng đều có đặc điểm nhất định. Như bệnh cảm mạo xuất hiện chứng phong hàn bó ở biểu, phần nhiều biểu hiện các chứng trạng ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, đau mình, tắc mũi chảy nước mũi, hắt hơi, khái thấu, chỉ văn nổi đỏ, đây là ngoại cảm theo mùa. phong hàn bó ở bên ngoài cơ thể; Điều trị theo phép tân ôn giải biếu, cho uống bài Thông sị thang (Chửu hậu phương), khái thấu nhiều đàm có thể dùng bài Hạnh tô tán (Ôn bệnh điều biện).

– Lại như trẻ em suyễn khái là bệnh thường gặp ở trẻ ấu thơ hay mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng là ố hàn phát nhiệt, đau mình không mồ hôi, ho khan thở gấp, cánh mũi phập phồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch Phù Khẩn; Đây là ngoại cảm phong hàn, hàn tà vít ở Phế gây nên, phép trị nên tuyên Phế giải biểu, cho uống bài Tam ao thang (Hoà tễ cục phương) và Thông sị thang(Chửu hậu phương).

Nếu bệnh Đốn khái (ho gà) gặp trong chứng phong hàn bó ởiểu hiện lâm sàng là khái thấu có tính chất từng cơn nhất là về ban đêm bệnh càng tăng, lại thấy mũi tắc chảy nước mũi, sắc đờm trắng loãng, mặt và môi trắng nhợt, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Phù vô lực, chỉ văn xanh nhạt; Đây là phong hàn vít lấp Phế, Phế mất sự thanh túc; Phép trị nên tân ôn tuyên Phế, cho uống bài Chi thấu tán (Y học tâm ngộ) gia Ma hoàng, Tô diệp.

Tạng Phủ của trẻ em non nớt, hình khí chưa đầy đủ, cơ năng vệ ngoại chưa bền, rất dễ cảm nhiễm tật bệnh theo mùa, do đó chứng phong hàn bó ở biểu là loại bệnh gặp khá nhiều trong Nhi khoa, có một số tật bệnh Đốn khái chỉ ở lứa tuổi nhi đồng dưới mười tuổi mới bị cảm nhiễm.

Chứng phong hàn bó ở biểu nguyên nhân phát bệnh là tà khí phong hàn, hàn tà thuộc âm, dễ tổn thương dương khí; Nếu quả là phong hàn xâm phạm cơ biểu, cơ năng bảo vệ bên ngoài không bền, xu thế biến hoá bệnh cơ đại loại có mấy phương diện như: Một là vì phong hàn vào lý, uất lâu hoá nhiệt từ đó mà chuyển thuộc Dương minh, có chứng chỉ nhiệt không ố hàn, lại ố khiệt, khát nước, mạch Phù Hoạt, Hai là dùng thuốc hãn, thuốc hạ thái quá làm tổn thương tân dịch, ngoại tà vào lý hoá nhiệt, hoá táo đến nỗi tân dịch ở Tỳ Vị bị tổn thương mà dẫn đến đại tiện bí kết, có chứng trạng ra mổ hôi biểu không giải, hầm hập phát sốt. Ba là trung khí cơ thể vốn hư yếu lại cảm nhiễm hàn tà, thường dễ chuyển thành chứng hậu Tỳ Vị hư hàn, có chứng trạng phát sốt, ghê ghê sợ gió, đau mình, chân tay rã rời, kém ăn trướng bụng, đại tiện lỏng. Bốn là thể chất vốn dương hư, mới mắc bệnh đã thấy ngay hư hàn, có các chứng hơi phát sốt, ố hàn. đau mình không đỡ, mạch Vi Tế, chỉ muốn ngủ v.v…

Chẩn đoán phân biệt

Chứng phong ôn bó phần biểu ở trẻ em với chứng phong hàn bó ở biểu trẻ em, cả hai đều thuộc Biểu chứng, nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh hai chứng khác nhau. Chứng phong ôn bó ở biểu ở trẻ em, nguyên nhân phát bệnh là do cảm nhiễm tà độc ôn nhiệt, phần nhiều từ miệng mũi mà vào, tà độc xâm phạm Phế kinh, bệnh lý – cơ chuyển là nhiệt tà gây bệnh dễ làm thương âm, hơn nữa biểu chứng chỉ ngắn ngủi tạm thời còn truyền biến thì khá nhanh chóng. Chứng phong hàn ở biểu ở trẻ e m, nguyên nhân phát bệnh là tà khí phong hàn, phần nhiều vào từ bì mao, tà khí xâm phạm kinh Thái dương Bàng quang, bệnh lý cơ chuyển là Hàn thuộc âm tà dễ làm thương dương, hơn nữa hàn tà lưu luyến ở biểu rồi sau mới hoá nhiệt vào lý, truyền biến khá chầm chậm. Vì vậy biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ khác nhau. Điều để phân biệt chứng hậu là: Loại trên, bắt đầu có các chứng ố hàn nhẹ phát nhiệt nặng, hơn nữa kèm [heo chứng hơi khát nước, không mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trong trắng mà ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ hồng, mạch Phù mà Sác – Loại dưới, bắt đầu có các chứng ố hàn nặng phát nhiệt nhẹ, thường kiêm các chứng đau đầu, đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi bình thường, mạch Phù mà Khẩn v.v…

Trích dẫn y văn

Nghĩ như trong Quý Thận chứa chân dương, biểu lý với Nhâm Bàng. Bây giờ Quý Thủy chân dương bất túc, thì Nhâm Thủy bị lạnh, cho nên hàn tà phạm tới là theo đồng loại sẽ dồn vào Kinh Thái dương hàn thủy, lấy hàn để vẫy hàn, thật chẳng thể chống nổi, vì vậy trẻ em bị thương hàn rất nhiều. Bây giờ bảo là không có thương hàn, chẳng may mà trẻ em bị bệnh Thương hàn, bó tay đợi chết, cái chết ấy có phải là số mệnh không, không phải là trẻ em không có Thương hàn, bởi vì vinh huyết chưa đầy đủ, dễ sinh nhiệt, điều trị không đích đáng, tức biến thành bệnh Kính; Âu khoa coi là Kinh phong tức là loài này.

Nhưng trẻ em Thương hàn, quý ở chỗ chữa ngay. Nhưng không nên phát biểu, vì da dẻ mỏng, tấu lý thưa hở, sợ đến nỗi ra nhiều mồ hôi mà vong dương; Nếu có thể ngay từ lúc bắt đầu, giải cơ ngay, trừ bỏ ngoại tà ra bên ngoài thì hẳn là tránh được sai lầm không đến nỗi biến thành bệnh Kính (Nhũ tử thương hàn chứng trị-Ấu ấu tập thành).

Kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh giang mai

Chẩn đoán huyết thanh Giang mai có nhiều phương pháp khác nhau: Từ những kỹ thuật đơn giản, có tính chất sàng lọc, không đặc hiệu với kháng nguyên là cardiolipin như phản ứng cố định bổ thể BW (Bordet-Wassemann), kỹ thuật VDRL (Venereal Disease Research Lab­oratory test) của Kolmer, kỹ thuật USR (Unheated Serum Reagin test), kỹ thuật RPR (Rapid Plasma Reagin Card test) đến những kỹ thuật phức tạp, đặc hiệu và có tính chất khẳng định, với việc sử dụng các kháng nguyên chính là xoắn khuẩn Giang mai Treponema pallidum như kỹ thuật bât động xoắn khuẩn Giang mai TPI (Treponema pallidum Immobilization test) của Nelson-Mayer, kỹ thuật kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang FTA (Fluorescent Treponemal Antibody test), kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động TPHA (Treponema pallidum Hemag­glutination test).

Việc áp dụng các kỹ thuật khác nhau là tùy thuộc vào qui mô, tính chất của công việc đặc biệt là phụ thuộc vào trang thiết bị ở phòng xét nghiệm như máy móc, kính hiển vi. Thiết bị, nhân viên thành thạo kỹ thuật, giá cả cho mỗi lần thử nghiệm.

Để phục vụ cho việc tầm soát Giang mai ở các tuyến cơ sở, chúng tôi giới thiệu hai kỹ thuật tương đối đơn giản là RPR và VDRL.

KỸ THUẬT RPR (Rapid Plasma Reagin Card test)

Nguyên tắc kỹ thuật

Kỹ thuật RPR Card test là những kỹ thuật kết cụm, dùng kháng nguyên cardiolipin được gắn thêm carbone để phát hiện kháng thể reagin Giang mai (hợp chất tương tự kháng thể không đặc ứng, được cấu tạo bởi sự nhiễm khuẩn Treponema pallidum). Kết quả của phản ứng được đọc bằng mắt thường, không cần dùng kính hiển vi. Kỹ thuật được tiến hành tương đối đơn giản, không cần phải sử dụng máy hấp 56°c để khử bổ thể như các kỹ thuật thông dụng khác (vì trong thuốc thử – kháng nguyên – của kỹ thuật RPR đã có hóa chất sẵn để làm mất hoạt tính của bổ thể). Thuốc thử và các dụng cụ cần thiết để làm phản ứng đều được chuẩn bị sẵn sàng trong từng bộ (kít), thời gian để tiến hành phản ứng nhanh, độ nhạy cảm cao (vì ở trong huyết tương có nồng độ kháng thể reagin cao hơn trong huyết thanh) đó là những ưu điểm đặc biệt của kỹ thuật RPR, đó cũng là lý do để phổ biến kỹ thuật này một cách rộng rãi đến tận những cơ sở không có phòng thí nghiệm trong việc tầm soát bệnh Giang mai.

Kỹ thuật RPR có hai phương pháp khác nhau:

Phương pháp sử dụng tấm giấy cứng có các giếng trũng hình tròn với đường kính 14mm, 18mm được dùng máy để lắc (như kỹ thuật RPR Macrovue R: sử dụng ống phân phối mỗi mẫu thử bằng nhựa một đầu để nhỏ giọt, một đầu dùng để dàn đều mẫu thử trên giếng: Card Test Using Dispenstirs của Becton Dickinson Microbiology Systems-USA (Kit No. 110-500 test) hay kỹ thuật RPR-Nosticon II, sử dụng ống mao quản bằng nhựa với quả bóp cao su dùng để phân phối mẫu thử và que nhựa để dàn đều mẫu thử: Card Test Using Capillaries của hãng Organon Teknika.

Phương pháp sử dụng tấm giây cứng có chứa các giếng trũng hình giọt lệ thì lắc bằng tay, không phải dùng máy lắc: RPR “Teardrop” Card test-Hand Rotation. Trong phương pháp giọt lệ lắc tay này có hai nhóm kit khác nhau:

+ Một loại kit có chứa dụng cụ lấy máu đầu ngón tay (Blood Lancet) và các tấm bìa có giếng trũng hình chìa khóa chứa chất kháng đông dùng để kháng máu và tách huyết tương (Brewer plasma collection slide) ngoài các mao quản và que tăm.

+ Một loại kit có chứa các mao quản thủy tinh và các các quả bóp cùng với các que tăm dùng lấy mẫu và trộn mẫu, không có các tấm bìa có giếng hình khóa, mẫu thử được lấy máu ở tĩnh mạch và được chứa ở tube đã có sẩn chất kháng đông (một kit đủ dùng cho 100 test).

Tiến hành kỹ thuật: (Giới thiệu hai kỹ thuật của hai phương pháp: lắc tay và lắc máy)

Phương pháp lắc tay – RPR “Teardrop” (Giếng hình giọt lệ – lấy, chứa và tách huyết tương trên tấm bìa)

  • Chuẩn bị dung cu và thuốc thử: Dụng cụ và thuốc thử được đựng trong một hộp (hãng sản xuất: Hynson. Westcott & Dunning).

Kit 102: đủ để dùng cho 100 test gồm có:

Hai chai đựng kháng nguyên có ghi hạn dùng (mỗi chai lml). Thành phần của huyền trọc kháng nguyên gồm 0,003% cardiolipin, 0,020-0,022% lecithin, 0,09% cholesterol, 0,0125M EDTaT 0,01M Na2HP04, 0,01M KH2HPƠ4, 0,1% certhiolate, 0,01875% than (charcoal), 10% choline chloride và nước cất.

Kim 21G màu xanh lá cây, đầu bằng (1 giọt tương đương vớil/70ml).

Chai không, bằng nhựa dùng để phân phối kháng nguyên sau khi đã được gắn với kim 21G.

Một hộp giấy chứa 200 que gỗ dùng để trộn kháng nguyên với mẫu thử.

10 tấm giây cứng màu xanh lá, mỗi tấm chứa 10 giếng trũng hình giọt lệ.

100 thẻ có giếng trũng hình khóa được tráng chất kháng đông dùng để chứa và tách huyết tương của mẫu thử.

100 ống mao quản thủy tinh có vạch 0,03ml dùng để hút huyết tương vào tấm bìa thử.

03 quả bóp cao su và 100 dao nhọn mũi (lancet).

Chủ ỷ: Huyền trọc kháng nguyên cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh 4-8°C, không được để ở ngăn đá.

  • Thực hiện kỹ thuât

Kiểm tra độ nhạy của huyền trọc kháng nguyên bằng cách thử nghiệm với những kiểm chứng có hiệu giá đã được biết trước và chỉ những huyền trọc nào cho phản ứng được qui định mới được dùng làm thử nghiệm. Mẩu kiểm chứng và huyền trọc kháng nguyên, mẫu thử được đặt ở nhiệt độ phòng khi thử nghiệm (22-29°C).

Lắc ống kháng nguyên để trộn đều huyền trọc (khoảng 10-15 giây), cưa bẻ ống kháng nguyên rồi hút tất cả huyền trọc vào chai nhựa.

Lắc nhẹ chai phân phối chứa huyền trọc kháng nguyên mỗi khi nhỏ giọt.

Lấy huyết tương:

+ Thẻ lấy huyết tương có một vùng trũng hình khóa, đường kính vòng lớn khoảng 2,5cm. Phần đầu của thẻ có một đường đục lỗ nhỏ sấn có thể bẻ gập xuống thành chỗ tựa để cho huyêt tương chảy xuống phần trũng hẹp của hình khóa (vùng trũng của giếng hình khóa có tráng chất kháng đông và lecitin bền ở nhiệt độ thường. Lecitin có tác dụng gây ngưng tập hồng cầu, bạch cầu vì vậy chỉ để cho một mình huyết tương chảy xuông, hồng cầu, bạch cầu được giữ lại ở phần trũng lớn).

+ Ghi tên bệnh nhân hay mã số vào thẻ ở phần cuối của hình chìa khóa.

+ Dùng alcool sát khuẩn chỗ định lấy máu (đầu ngón tay, ngón chân, dái tai). Chích lấy máu bằng dao nhọn mũi (lancet) vô khuẩn.

+ Để cho 3 giọt máu chảy vào chỗ trũng tròn trên thẻ, cẩn thận không cho máu chảy vào phần rãnh gom huyết tương.

+ Cầm que tăm có sẩn để nằm hơi ngang, nhẹ nhàng dàn đều khắp vòng tròn lớn trong khoảng 20-30 giây, cẩn thận tránh để máu đụng vào vành mực của phần trũng tròn.

+ Cầm thẻ trộn đều máu với chất kháng đông bằng cách vừa xoay vừa nghiêng máu chảy quanh theo phần trũng tròn cho đến khi các huyết cầu ngưng tập thành cụm rõ ràng, đồng thời huyết tương được tách rời.

+ Đặt thẻ lên bàn, đường có khoan lỗ thẳng với cạnh của bàn, phần ngắn của thẻ ở phía ngoài, bẻ gặp phần này theo cạnh bàn.

+ Đặt thẻ lên mặt phẳng để huyết tương nghiêng chảy xuống rãnh gom, thường mất khoảng 2 phút.

Lấy huyết thanh: Huyết thanh không hấp, trích lấy từ mẫu máu chứa trong ống nghiệm

khô, sạch, có thể được dùng để thay thế huyết tương trong thử nghiệm này.

Làm thử nghiệm:

+ Gắn ống mao quản vào quả bóp cao su: Hút 0,03ml huyết tương (hoặc huyết thanh, mực mẫu thử lên tới vạch đen của ống mao quản) tránh không được để huyết tương hoặc huyết thanh lên tới quả bóp cao su vì như vậy sẽ làm sai lệch kết quả của những lần thử nghiệm kế tiếp.

+ Cho 0,03ml huyết tương hay huyết thanh vào “giọt lệ ” của tấm giấy cứng thử nghiệm.

+ Dùng chai phân phối huyền trọc kháng nguyên nhỏ 1 giọt (= l/70ml) vào giếng giọt lệ đã có 0,03ml mẫu thử (chú ý: lắc nhẹ chai đựng kháng nguyên trước khi nhỏ, khi nhỏ giọt phải cầm chai thẳng đứng).

+ Dùng đầu lớn của que tăm gỗ trộn đều và dàn trải hỗn hợp kháng nguyên + mẫu thử lên khắp bề mặt của giếng giọt lệ (chú ý: mỗi giếng phải dùng một que tăm riêng).

+ Lắc tay: Động tác này rất quan trọng: lắc nghiêng lên xuống tấm card một cách hơi chậm (khoảng 20 lần/ phút). Thời gian lắc là 4 phút để cho hỗn hợp luân chuyển đến đỉnh rồi phân tán khi chảy rời khỏi đỉnh giọt lệ. Khi có sự ngưng tập xuất hiện trước 4 phút thì không cần thiết phải lắc nữa. Tuy nhiên thời gian 4 phút cần phải theo đúng để kết luận đối với những mẫu thử âm tính.

+ Đọc kết quả ngay sau khi đã lắc 4 phút và ghi kết quả như sau:

. Dương tính (reactive): Có sự kết cụm vừa hoặc lớn.

. Dương tính yếu (moderately reactive): Sự kết cụm nhỏ.

. Âm tính (non-reactive): Không có sự kết cụm.

Phương pháp lắc máy – RPR Giếng tròn

  • Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thử: Dụng cụ và thuốc thử được đựng trong một hộp (thường một hộp chứa 500 test, hãng sản xuất Organon…) gồm có:

5 chai nhỏ chứa huyền trọc kháng nguyên (2ml/chai), có chất bảo quản 0,1% sodium azide.

2 chai chứa chứng dương (lml/chai): Kháng thể kháng Treponema pallidum ở huyết thanh người; chất bảo quản; 0,15 sodium azide.

2 chai chứng âm (lml/chai): Huyết thanh người, có 0,1% sodium azide.

50 tấm card test, mỗi tấm chứa 10 giếng tròn (có d = 18mm).

500 ống hút bằng nhựa.

2 quả hút để dùng cho ống hút.

500 que quậy mẫu bằng nhựa.

2 chai phân phối bằng nhựa.

2 kim phân phối.

  • Báo quản thuốc thử

Nếu được bảo quản ở 2-8°C thì kit sẽ được ổn định cho đến ngày hết hạn dùng được ghi ngoài hộp. Tất cả thuốc thử phải được làm ấm bằng cách để ở nhiệt độ phòng trước khi thử nghiệm, nếu không kết quả âm tính giả có thể xảy ra. Không được làm đông huyền trọc kháng nguyên. Không cất giữ huyền trọc kháng nguyên ở chai phân phối bằng nhựa vì nó sẽ làm giảm hạn dùng của sản phẩm. Sau khi mở hộp, để các tấm giấy card test ở nhiệt độ phòng, không đặt ở tủ lạnh.

  • Mẫu thử

Huyết tương hoặc huyết thanh đều có thể được dùng. Tất cả mẫu thử phải không được tán huyêt hay nhiễm khuẩn. Mẩu thử nào không thử nghiệm ngay thì nên bảo quản chúng ở nhiệt độ 2-8°C. Nếu để mẫu thử quá 24 giờ thì nên được đòi hỏi bảo quản mẫu thử ở -20°c.

  • Chuẩn bi thuốc thử

Huyền trọc kháng nguyên sẩn sàng sử dụng, cho phép lấy huyền trọc kháng nguyên ra để ở nhiệt độ phòng và lắc kỹ trước khi sử dụng.

Khi sử dụng: Mở nắp của chai phân phối và nôi với một kim phân phối, vặn chặt lại. Sau đó chuyển huyền trọc kháng nguyên vào chai nhựa phân phôi bằng cách bóp chai nhựa phân phối đê hút kháng nguyên từ chai đựng kháng nguyên có sẩn. Sau mỗi ngày thử nghiệm, số kháng nguyên dư thừa phải được đổ lại chai thủy tinh ban đầu dùng để chứa kháng nguyên.

Rửa sạch chai đựng và kim phân phối rồi để khô. Chứng dương và chứng âm có sẩn để sẩn sàng sử dụng.

  • Các bước tiến hành thử nghiêm

Gắn quả bóp có sẩn vào ống hút bằng nhựa, hút đủ mẫu rồi nhỏ 1 giọt mẫu thử (để rơi tự do) vào giếng vòng tròn trên tấm card. Mỗi mẫu thử phải dùng một ống hút riêng. Để thật chính xác khi phân phối giọt mẫu thử thì điều quan trọng là phải giữ ống hút ở tư thế thẳng đứng khi nhỏ giọt.

Dùng một que nhựa trải rộng, dàn đều mẫu thử lên khắp toàn bộ mặt phẳng của vòng ưòn giếng.

Làm cho huyền trọc kháng nguyên được đồng nhất bằng cách lắc nhẹ chai nhựa phân phối có chứa kháng nguyên (+ kim phân phối), giữ chai theo phương thẳng đứng và nhỏ một giọt để rơi tự do vào giếng tròn đã có mẫu thử được dàn trải trước đó (không được quậy trộn kháng nguyên với mẫu thử).

Đặt ngay tấm card vào máy lắc tự động và lắc trong 8 phút ở tốc độ 100 vòng/phút (nếu không có máy, chúng ta có thể cải tiến bằng cách lắc vòng tròn với thời gian và tốc độ tương đương).

  • Đoc kết quả: Đọc kết quả ngay khi lắc xong. Đọc bằng mắt thường ở ánh sáng ban ngày tốt.

Âm tính (negative): Xuất hiện một sự tập trung các hạt carbon ở trung tâm vòng tròn một cách mềm mại, mịn màng hoặc huyền trọc màu xám trải đều khắp giếng tròn.

Dương tính yếu (weakly positive): Phản ứng được biểu thị bằng sự tập trung các hạt đen mịn khuếch tán ở một khu vực.

Dương tính (positive): Phản ứng được biểu hiện bằng sự tập hợp các hạt đen hầu hết phổ biến đều khắp bề mặt của giếng tròn.

KỸ THUẬT VDRL (Venereal Disease Research Laboratory test)

Nguyên tắc kỹ thuật

Kỹ thuật VDRL là kỹ thuật phản ứng lên bông (kỹ thuật kết cụm, kháng nguyên được dùng trong phản ứng là cardiolipin (được chiết xuất từ tim bò) để phát hiện kháng thể kháng lipid (còn gọi là reagin). Kết quả được nhận định ở kính hiển vi quang học, quá trình thực hiện phản ứng phải sử dụng máy hấp 56°c, máy lắc…

Chuẩn bị thực hiện kỹ thuật

Chuẩn bị dụng cụ

Máy hấp ướt (incubator) 56°c.

Máy lắc tròn (rotator) điều chỉnh tốc độ 180 vòng/phút.

Kim tiêm đầu bằng 18G, 19G, 23G.

Pipette 0,05ml hoặc micropipette 50pl.

Bút lông.

Plate thủy tinh 12 giếng (đường kính nền giếng 14mm).

Chai thủy tinh 30ml có nút thủy tinh, đáy chai phẳng.

Ống chích l-2ml.

Chuẩn bị thuốc thử

VDRL antigen.

VDRL buffered saline.

Huyết thanh cần thử nghiệm.

Pha kháng nguyên để thử nghiệm

Nhiệt độ thích hợp ở phòng pha kháng nguyên là 23°C-29°C.

Hút 0,4ml buffered saline cho tận đáy chai thủy tinh.

Hút 0,5ml antigen nhỏ trực tiếp vào chai từng giọt nhanh (tốc độ khoảng 6 giây, nhỏ hêt 0,5ml), vừa nhỏ antigen vừa quay lắc chai bằng tay, sau đó tiếp tục lắc chai thêm 10 giây nữa (khi đã nhỏ hết antigen).

Cho tiếp 4,1ml buffered saline, đậy nút chai và lắc mạnh lên xuống 30 lần trong 10 giây.

Lượng antigen này đủ dùng cho 20 mẫu thử (định tính) và chỉ dùng được trong vòng 24 giờ, nếu muốn dùng để tồn trữ được lâu hơn chúng ta phải phá thành kháng nguyên ổn định.

Thử độ phân phối chính xác của kim 

Kim 18G (đầu bằng) kiểm tra lại có độ lượng 60 giọt/ml.

Kim 19G (đầu bằng) chỉnh để có độ lượng 75 giọưml.

Kim 23G (đầu bằng hoặc nhọn) chỉnh để có độ lượng 100 giọưml.

Thử độ nhạy của antigen

Thử với huyết thanh chứng theo phương pháp VDRL, định lượng cả với chứng âm và chứng dương. Các phản ứng huyết thanh kiểm chứng phải cho lại các độ phản ứng đã khẳng định lần trước (âm tính cũng như dương tính). Nếu kết quả thử có sự khác biệt so với lần trước thì không dùng antigen này nữa.

Chuẩn bị huyết thanh

Huyết thanh được tách bằng máy ly tâm hoặc để tự lắng. Sau đó được khử bổ thể ở nhiệt độ 56°c, huyết thanh chưa được thử nghiệm để quá 4 giờ thì phải hấp lại 56°c trong 10 phút nữa.

Lấy huyết thanh ra để ở nhiệt độ phòng trước khi thử nghiệm.

Tiến hành kỹ thuật

Định tính

Hút 0,05ml huyết thanh cho vào giếng làm phản ứng của tấm Plate thủy tinh. Sau đó cho tiêp 1 giọt (l/60ml) antigen (kim 18G), trộn đều và lắc tròn ở máy lắc 180 vòng/phút. Lắc trong 4 phút, lấy ra đọc kết quả bằng kính hiển vi với thị kính 10X, vật kính 10X.

  • Đánh giá kết quả

Dương tính (R): Kết cụm vừa hoặc lớn.

Dương tính yếu (WR): Kết cụm nhỏ, rất nhỏ.

Âm tính (N): Không kết cụm.

Chú ý: Trong những trường hợp dương tính yếu hoặc âm tính “không đẹp”: Các hạt kháng nguyên lớn, hột không đều thì nên làm lại bằng phương pháp định lượng vì có thể đó là “hiện tượng vùng” (hiện tượng kháng thể quá nhiều trong mẫu thử).

 

Định lượng: Huyết thanh được pha loãng 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32…

  • Cách pha:

Sử dụng: – Micropipette 50μl (để phân phối huyết thanh).

Kim đầu bằng 18G (để phân phối kháng nguyên).

huyết thanh giang mai

Bước 1: Nhỏ 0,05ml (≈ 50μl) huyết thanh vào giếng ①  và giếng ②

Bước 2: Nhỏ 0,05ml (≈ 50μl) NaCl 9%0 vào giếng ②, ③, ④…

Bước 3: Trộn đều huyết thanh và NaCl 9%0 ở giếng ②, chuyển 0,05ml (≈ 50ml) huyết thanh đã pha loãng ở giếng ② sang giếng ③, tiếp tục trộn đều ở giếng ③, chuyển 0,05ml (≈ 50μl) huyết thanh pha loãng ở giếng ③ sang giếng ©…

Bước 4: Nhỏ vào tất cả các giếng từ giếng số ① , ②, ③… mỗi giếng l/60ml kháng nguyên VDRL (≈ 1 giọt của kim đầu bằng 18G). Sau đó lắc ở máy lắc tròn, tốc độ 180 vòng/phút, trong 4 phút. Đọc kết quả ở kính hiển vi quang học, vật kính 10X, thị kính 10X.

Nhận định kết quả

Dương tính ở giếng cuối cùng —> Hiệu giá kháng thể được xác định ở giếng đó.

Ví dụ: Rl, R2, R4, R8…

ĐỌC KẾT QUẢ – KỸ THUẬT VDRL

Các Giai Đoạn Của Ung Thư Đại Tràng và Trực Tràng

Khi các bác sĩ nói về “giai đoạn” của bệnh, điều đó dựa trên mức độ bệnh đã lan rộng qua các lớp của đại tràng hoặc trực tràng và liệu nó có di căn sang các bộ phận khác của cơ thể hay không.

Bác sĩ sẽ xem xét giai đoạn ung thư của bạn khi họ khuyến nghị các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Giai đoạn cũng giúp đội ngũ chăm sóc ung thư của bạn biết liệu ung thư có tiến triển tốt hơn với điều trị hay không.

Giai Đoạn 0 Ung Thư Đại Tràng

Đây là giai đoạn sớm nhất. Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc bên trong của đại tràng.

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn 0.

Giai Đoạn 1 (I) Ung Thư Đại Tràng

Ung thư đã lan rộng ra ngoài lớp niêm mạc bên trong của đại tràng tới lớp thứ hai và thứ ba và ảnh hưởng đến thành bên trong của đại tràng. Nhưng nó chưa lan ra thành ngoài hoặc bên ngoài đại tràng.

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn I.

Giai Đoạn 2 (II) Ung Thư Đại Tràng

Khối u đã vượt qua thành cơ của đại tràng và có thể đã xâm nhập hoặc dính vào các cơ quan lân cận.

Nhưng không có ung thư ở các hạch bạch huyết, là những cấu trúc nhỏ trong toàn bộ cơ thể tạo ra và lưu trữ các tế bào chống lại nhiễm trùng.

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn II.

Giai Đoạn 3 (III) Ung Thư Đại Tràng

Ung thư đã lan ra ngoài đại tràng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn III.

Giai Đoạn 4 (IV) Ung Thư Đại Tràng

Ung thư đã lan ra ngoài đại tràng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan hoặc phổi. Khối u có thể có bất kỳ kích thước nào. Nó có thể có hoặc không có các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.

Tìm thông tin về các phương pháp điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn IV.

Phân Giai Đoạn Ung Thư Trực Tràng

Ung thư trực tràng được phân giai đoạn tương tự như ung thư đại tràng, nhưng do khối u nằm thấp hơn trong đại tràng, các phương pháp điều trị có thể khác nhau.

Giai Đoạn 0 Ung Thư Trực Tràng

Khối u chỉ nằm trên lớp niêm mạc bên trong của trực tràng.

Để điều trị ung thư ở giai đoạn sớm này, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ khối u hoặc một phần nhỏ của trực tràng nơi có ung thư.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị cho ung thư trực tràng giai đoạn 0.

Giai Đoạn 1 (I) Ung Thư Trực Tràng

Đây là một dạng ung thư sớm hoặc hạn chế. Khối u đã xuyên thủng lớp niêm mạc bên trong của trực tràng. Nhưng nó chưa vượt qua thành cơ.

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho ung thư trực tràng giai đoạn I.

Giai Đoạn 2 (II) Ung Thư Trực Tràng

Khối u đã đi xuyên qua toàn bộ thành ruột và có thể bây giờ đã xâm nhập vào các cơ quan lân cận khác, chẳng hạn như bàng quang, tử cung, hoặc tuyến tiền liệt.

Đọc về các phương pháp điều trị cho ung thư trực tràng giai đoạn II.

Giai Đoạn 3 (III) Ung Thư Trực Tràng

Khối u đã lan sang các hạch bạch huyết, là những cấu trúc nhỏ trong toàn bộ cơ thể tạo ra và lưu trữ các tế bào chống lại nhiễm trùng.

Tìm thông tin về các phương pháp điều trị cho ung thư trực tràng giai đoạn III.

Giai Đoạn 4 (IV) Ung Thư Trực Tràng

Khối u đã lan ra (di căn) đến các bộ phận xa của cơ thể. Nó có thể có bất kỳ kích thước nào. Gan và phổi là những nơi mà ung thư trực tràng thường di căn đến.

Vi khuẩn E. coli nguy hiểm đến mức nào?

Vi khuẩn E. coli là gì?

E. coli (Escherichia coli) là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của bạn và cũng được tìm thấy trong ruột của một số loài động vật. Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli đều vô hại và thậm chí giúp duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một số chủng E. coli có thể gây tiêu chảy nếu bạn ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc uống nước ô nhiễm.

Mặc dù nhiều người liên tưởng E. coli với ngộ độc thực phẩm, bạn cũng có thể mắc viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu từ các loại vi khuẩn khác nhau của E. coli. Thực tế, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều do E. coli gây ra. E. coli là vi khuẩn cư trú bình thường trong ruột, từ đó lây lan đến đường tiết niệu.

Nhiễm trùng E. coli

Nhiễm trùng E. coli là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn E. coli. Nó gây ra nhiều bệnh liên quan đến tiêu chảy, như tiêu chảy du lịch và kiết lỵ. E. coli cũng có thể gây bệnh ngoài đường ruột như viêm phổi và viêm màng bụng do vi khuẩn tự phát.

Các loại vi khuẩn E. coli

Có nhiều chủng E. coli khác nhau, và đây là sáu chủng có thể gây bệnh đường ruột:

  1. E. coli sinh độc tố ruột (ETEC): Gây tiêu chảy lỏng và thường xuất hiện ở thực phẩm và nước ở những khu vực có vệ sinh kém.
  2. E. coli sinh bệnh đường ruột (EPEC): Gây tiêu chảy lỏng chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường bùng phát tại nhà trẻ.
  3. E. coli tụ hợp (EAEC): Gây tiêu chảy kéo dài mà không có sốt hoặc nôn mửa.
  4. E. coli xâm nhập (EIEC): Liên quan đến vi khuẩn Shigella, gây ra phân có máu và chất nhầy, đau quặn bụng, nôn mửa, sốt và rét run.
  5. E. coli bám dính phân tán (DAEC): Chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ mẫu giáo, gây nôn mửa và tiêu chảy.
  6. E. coli xuất huyết (EHEC): Gây bệnh bằng cách sản xuất độc tố Shiga, làm tổn thương niêm mạc ruột.

Làm thế nào bạn bị nhiễm E. coli?

Bạn có thể bị nhiễm E. coli khi nuốt phải một lượng nhỏ vi khuẩn này, có thể từ:

  • Thịt băm chưa nấu chín.
  • Sữa chưa tiệt trùng.
  • Rau và trái cây bị nhiễm khuẩn từ nước ô nhiễm.
  • Các loại thực phẩm và đồ uống khác như nước trái cây và sữa chua chưa tiệt trùng.
  • Nước ô nhiễm khi bơi trong hồ, ao, sông hoặc từ giếng tư nhân không được khử trùng.

E. coli trong nước tiểu

Khoảng 80% đến 90% các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn E. coli gây ra. Phụ nữ dễ bị nhiễm hơn nam giới do niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến bàng quang.

E. coli có lây không?

Có, vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh.

Triệu chứng nhiễm E. coli

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảy, có thể có máu, buồn nôn và mệt mỏi. Bạn có thể không có sốt hoặc sốt nhẹ.

Các yếu tố rủi ro

Những người có nguy cơ cao hơn bao gồm trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc viêm loét đại tràng, tiểu đường hoặc những người đã ăn thịt chưa nấu chín.

Điều trị nhiễm E. coli

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng E. coli sẽ tự hết. Tuy nhiên, cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Không nên dùng thuốc chống tiêu chảy, vì nó có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể.

Biến chứng của nhiễm E. coli

Một số người có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như hội chứng tan máu – tăng ure máu, ảnh hưởng đến thận, gây suy thận, và có thể đe dọa tính mạng.

Phòng ngừa nhiễm E. coli

Việc rửa tay là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn E. coli, đặc biệt sau khi dùng nhà vệ sinh, chuẩn bị thức ăn, hoặc tiếp xúc với động vật.

Khám Dây thần kinh thị giác (dây II)

Nhắc lại giải phẫu – chức năng

Các sợi thị giác bắt đầu từ các tế bào hạch của võng mạc hợp với nhau thành dây TK thị giác, sau đó đi qua lỗ thị giác (foramen opticum) vào sọ và nằm ở nền sọ trước. Tại giao thoa thị giác (chiasma opticum) nửa phía mũi của dây TK thị giác được bắt chéo sang bên đối diện, hợp với nửa thái dương của bên đó tạo thành dải thị giác (tractus opticus) rồi đi tới trung khu thị giác dưới vỏ (thể gối hay puỊvinạr, thể gối ngoài hay corpus geniculatum laterale và củ não sinh tư trước). Neuron thứ 2 băt đâu từ thể gối ngoài và cho các sợi trục đi qua đùi sau bao trong, qua các tia thị (radiatio optica hay tia gratiolett) tới trung tâm thị giác vỏ não là mặt trong thuỳ châm, khe cựa (íissurae calcarinae). Chức năng dây II là nhìn, nhận biết màu sắc.

Khám dây II

Dụng cụ khám

Khám thị lực: dựa vào bảng Snellen (hình 2.2); nhưng trên lâm sàng thần kinh có thể dùng sách báo, các hình vẽ với những kích cỡ khác nhau. Cho bệnh nhân đọc hoặc nhận biết hình vẽ. Khi có yêu cầu khám chính xác hơn gửi bệnh nhân khám nhãn khoa.

Khám thị trường: dùng thị trường kế (perimetrium) để khám. Vận dụng khám trên lâm sàng thần kinh người ta dùng một vật đích de quan sát (có thể là chiếc bút máy, ngón tay của thầy thuốc…), di chuyển nó từ ngoài vào trong thị trường để cho bệnh nhân phát hiện. Khi cần khám chính xác hơn bệnh nhân được gửi khám nhãn khoa.

Khám đáy mắt: dùng đèn soi đáy mắt.

Khả năng nhận biết màu sắc: dùng các màu sắc khác nhau.

Thao tác khám

Khám thị lực:

+ Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân có thể ngồi đứng, thầy thuốc khám từng mắt một của bệnh nhân.

+ Yêu cầu bệnh nhân bịt một mắt, đọc các dòng chữ trên sách báo từ nhỏ đến lớn. Nếu bệnh nhân không đọc được do nhìn không rõ thì:

Yêu cầu bệnh nhân đếm các ngón tay do thầy thuốc đưa ra trước mặt bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn không đếm được thì

Bịt mắt bệnh nhân, sau đó mở ra hỏi xem bệnh nhân có phân biệt được sáng tối không.

Bảng khám thị lực

Khám thị trường: bệnh nhân được bịt mắt không khám lại, khám lần lượt từng bên. Thầy thuốc cầm vật địch di chuyển từ phía sau ra phía trước bệnh nhân (từ ngoài vào trong thị trường) và yêu cầu bệnh nhân khi nào quan sát thấy vật đích thì nói là thấy. Hướng di chuyển của vật đích như sau (bốn phía đại diện cho bốn thị trường):

+ Ở hai bên: cách tai bệnh nhân khoảng 20 – 30cm (khám thị trường thái dương), bình thường là 90°.

+ Phía trên: cách đỉnh đầu bệnh nhân 20 – 30cm (khám thị trường trán hay thị trường trên), bình thường là 60°.

+ Phía dưới: từ sát ngực của bệnh nhân ra trước (khám thị trường dưới), bình thường là 70°.

+ Từ phía tai bên đối diện với mắt đang được khám của bệnh nhân (khám thị trường mũi), bình thường là 60°.

Ngoài ra để khám thị trường người ta còn có phương pháp đối chiếu (confrontation méthode), hoặc yêu cầu bệnh nhân chia đôi đoạn dây được căng trước mặt để kiểm tra xem bệnh nhân có bán manh không.

+ Khám đáy mắt: đòi hỏi người thầy thuốc phải có kỹ năng thuần thục. Để cho dễ khám, người ta có thể nhỏ thuốc cho dãn đồng tử (homatropin); túy nhien, không phải bệnh nhân nào cũng có thể nhỏ được thuốc, hoặc nếu được thì bệnh nhân cũng có nhiêu giờ sau đó nhìn không rõ gây cảm giác khó chịu. Những thầy thuốc có kinh nghiệm thường có thể khám đáy mắt mà không cần sự hỗ trợ của thuốc dãn đồng tử.

+ Nhìn mầu: cho bệnh nhân nhận biết các màu sắc khác nhau.

Đánh giá kết quả

  • Thị lực:

+ Mất thị lực (amaurosis): là tình trạng mất hoàn toàn thị lực. Nguyên nhân thường do tổn thương các môi trường quang học bị đục hoặc do tật khúc xạ) cũng như giảm khả năng tiếp nhận của hệ thần kinh (từ võng mạc đến thuỳ chẩm).

+ Mất thị lực thoáng qua (amaurosis fugax): thường là triệu chứng thoảng qua (aura) của các bệnh lý cơn như động kinh hoặc Migraine, cũng có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu máu não thoáng qua.

+ Giảm thị lực (amplyopia): thường là do

  • Viêm dây thần kinh thị giác do các nguyên nhân (như: giang mai, đái tháo đường, viêm màng não…); cũng có khi viêm dây thần kinh thị giác chỉ giới hạn ở đầu dây thần kinh gây phù hoặc đỏ gai thị thần kinh, hoặc cũng có thể do viêm gai thị thần kinh.
  • Viêm thần kinh hậu nhãn cầu (nevrite optique retrobulbaire).
  • Viêm tủy thị thần kinh (bệnh Devic hay neuromyelitis optica).
  • Tăng áp lực nội sọ.

+ Ảo thị có thể ở dạng ảo thị đơn giản (photoma) như trong aura của động kinh hoặc Migraine (ở dạng sơ đồ pháo đài = Fortification à la vauban); hoặc ảo thị ở dạng phức tạp như nhìn thấy hình người, cảnh vật chuyển động ở các bệnh nhân tâm thần.

  • Nhìn màu:

+ Rối loạn nhìn màu (dyschromatopsie).

+ Mất nhìn màu (achromatopsie).

  • Thị trường: thị trường có thể tổn thương dưới dạng hoàn toàn gây mù toàn bộ thị trường hoặc không hoàn toàn gây nên các ám điểm hoặc bán manh.

+ Ám điểm (scotome): scotome có thể là sinh lý như điểm mù sinh lý tương ứng với gai thị trên võng mạc. Scotome cũng có thể là bệnh lý do tổn thương khu trú ở võng mạc (thoái hoá võng mạc hoặc bong võng mạc) hoặc tổn thương nhỏ trên đường dẫn truyền thị giác hoặc tổn thương tại vỏ não thị giác.

 

Khám thị trường

+ Bán manh (hemianopsia):

Mũi tên chỉ hướng đi của vật đích (ngón tay thầy thuốc) từ sau ra trước bán manh có 2 loại:

  • Bán manh đồng danh hay bán manh cùng tên là bán manh cùng bên phải hoặc trái. Nguyên nhân do tổn thương tại đường dẫn truyền thị giác sau giao thoa (tractus optica, radiatio optica, vỏ não thuỳ chẩm…). Tổn thương thuỳ chẩm cỏ thể gây bán manh góc (nếu tổn thương dưới khe cựa gây bán manh góc trên; ngược lại, tổn thương trên khe cựa gây bán manh góc dưới, trong các trường hợp này là bán manh đồng danh). Những tổn thương vùng thái dương (u não) cũng cỏ thể gây bán manh góc.

. Bán manh khác tên: ví dụ như bán manh mũi 2 bên (rất hiếm) và bán manh thái dương 2 bên do chèn ép giao thoa thị giác. Bán manh thái dương 2 bên thường do tổn thương các sợi vùng giao thoa thị giác với căn nguyên u tuyến yên hoặc u sọ hầu, u thần kinh đệm của bản thân giao thoa thị giác.

Các loại bán manh

– Đáy mắt: cần quan tâm nhận xét những thay đổi của võng mạc, điểm vàng, mạch máu, gai thị…; trong đó, quan trọng nhất trong lâm sàng thần kinh là những thay đổi của gai thị thần kinh.

Gai thị thần kinh bình thường có hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt hoặc hơi vàng da cam, bờ gai rõ nhưng phía thái dương bạc hơn phía mũi. Trường hợp bệnh lý có các tình trạng sau:

+ Teo gai thị: khi màu gai thị bạc trắng, bờ gai sắc nét. Có 2 loại teo gai thị:

  • Teo gai thị nguyên phát: quá trình teo gai không qua giai đoạn phù nề, thường do các quá trình bệnh lý từ giao thoa thị giác ra trước, chủ yếu là các tổn thương trực tiếp như chấn thương vào lỗ thị giác do vỡ nền sọ, u dây thần kinh thị giác, viêm dính màng nhện vùng giao thoa.

> Teo gai thị thứ phát: gai thị thần kinh teo sau giai đoạn phù nề, đặc điểm là màu gai bạc và bờ gai mờ, không rõ ranh giới với võng mạc xung quanh. Nguyên nhân thường do tăng áp lực nội sọ kéo dài, viêm dây thần kinh thị, viêm màng bồ đào.

+ Phù nề gai thị thần kinh: biểu hiện màu gai hồng đỏ, bờ gai bị xoá nhoà hoặc mất, động mạch võng mạc co nhỏ, tĩnh mạch dãn và ngoằn nghèo, có thể có các đám xuất tiết và xuất huyết trên võng mạc… Nguyên nhân phù nề gai thị thần kinh là các quá trình bệnh lý trong hộp sọ gây tăng áp lực nội sọ, nhất là các quá trình hoán chỗ ở hố sau vì nó gần kênh Sylvius để làm tắc lưu thông dịch não tuỷ. Phù nề gai thị nếu chỉnh kính đèn soi +3 điốp mới thấy rõ bờ gai thì gai thị lồi ra trước võng mạc khoảng 3mm.

Trong thực tế, chỉ từ 8 – 10 ngày sau khi áp lực nội sọ tăng thực sự và liên tục thì gai thị mới bắt đầu bị phù nề. Khi tình trạng tăng áp lực nội sọ đã giảm thực sự thì chỉ vài ngày sau phù gai đã bắt đầu giảm, nhưng phải đến 4 đến 6 tuần gai thị thần kinh mới hết phù nê.

Trường hợp đặc biệt là HC Forster – Kennedy (một bên gai thị thần kinh teo, một bên phù nề) gặp trong u nền thuỳ trán hoặc u dây thần kinh thị giác…; trước hết, bên u bị teo gai, sau đó bên đối diện bị phù gai.

Rối loạn nhịp tim – Triệu chứng, chẩn đoán điều trị, Phòng ngừa

Rối loạn nhịp tim, hay các vấn đề về nhịp tim. Hầu hết những người có nhịp tim bất thường có thể sống cuộc sống bình thường nếu được chẩn đoán đúng.

Các loại rối loạn nhịp tim chính bao gồm:

  • Rung nhĩ (AF) – đây là loại phổ biến nhất, khi tim đập không đều và nhanh hơn bình thường.
  • Nhịp nhanh trên thất – các cơn nhịp tim nhanh bất thường khi nghỉ ngơi.
  • Nhịp chậm – tim đập chậm hơn bình thường.
  • Block tim – tim đập chậm hơn bình thường và có thể gây ngất xỉu.
  • Rung thất – một loại hiếm gặp, nhịp tim nhanh và hỗn loạn, dẫn đến mất ý thức nhanh chóng và tử vong đột ngột nếu không được điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng rung nhĩ phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Uống quá nhiều rượu hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển rung nhĩ.

Bạn cũng có nguy cơ phát triển rối loạn nhịp tim nếu mô tim của bạn bị tổn thương do bệnh tật, ví dụ như sau cơn đau tim, suy tim, hoặc nếu bạn đã mắc COVID-19 nặng.

Rung nhĩ là nguyên nhân phổ biến của đột quỵ. Những người mắc rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với người có nhịp tim bình thường.

Một số loại rối loạn nhịp tim xảy ra ở những người mắc bệnh tim nghiêm trọng, và có thể gây tử vong do tim đột ngột. Một số trường hợp tử vong này có thể tránh được nếu rối loạn nhịp tim được chẩn đoán sớm.

Các yếu tố gây rối loạn nhịp tim

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: bệnh do virus, rượu, thuốc lá, thay đổi tư thế, tập thể dục, đồ uống chứa caffeine, một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn, cũng như các loại thuốc giải trí bất hợp pháp.

Phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, nhưng lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Hệ thống điện của tim

Nhịp tim được kiểm soát bởi các tín hiệu điện. Rối loạn nhịp tim là sự bất thường về nhịp tim. Tim có thể đập quá chậm, quá nhanh, hoặc không đều.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Các triệu chứng bao gồm hồi hộp, cảm giác chóng mặt, ngất xỉu và khó thở, mặc dù những triệu chứng này không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn mắc rối loạn nhịp tim.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có tiền sử tử vong đột ngột không giải thích được trong gia đình, điều quan trọng là bác sĩ gia đình phải giới thiệu bạn đến một chuyên gia về tim.

Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán rối loạn nhịp tim là ghi lại nhịp tim qua điện tâm đồ (ECG). Nếu ECG không phát hiện vấn đề, bạn có thể cần theo dõi nhịp tim thêm, chẳng hạn như đeo thiết bị ghi ECG di động trong 24 giờ hoặc lâu hơn (Holter monitor).

Nếu các triệu chứng xảy ra khi tập thể dục, bạn có thể cần thực hiện ECG khi tập luyện.

Các xét nghiệm khác bao gồm:

  • Thiết bị ghi sự kiện tim – ghi lại các triệu chứng không thường xuyên.
  • Nghiên cứu điện sinh lý (EP) – tìm kiếm các vấn đề về tín hiệu điện của tim.
  • Siêu âm tim (echo) – kiểm tra cấu trúc và chức năng tim bằng sóng siêu âm.

Điều trị rối loạn nhịp tim

Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào loại nhịp tim nhanh, chậm hoặc block tim bạn mắc phải. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc
  • Sốc điện (điều trị sốc tim)
  • Phẫu thuật cắt bỏ bằng ống thông
  • Cấy máy tạo nhịp tim
  • Cấy thiết bị khử rung tim (ICD)

Sống an toàn với rối loạn nhịp tim

Nếu rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn, bạn phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép lái xe.

Hà thủ ô đỏ – Cách dùng và tác dụng chữa bệnh hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Tên khác:  Dạ giao đằng, mằn năng ón (Tày),

khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao) Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Họ Rau răm (Polygonaceae)

MÔ TẢ

Dây leo có thân mảnh, nhẵn. Rễ củ màu nâu đỏ, giống củ khoai lang. Lá mọc so le, có bẹ chìa mỏng, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt.

Cụm hoa là một chùm chùy phân nhánh mọc ở kẽ lá và đầu cành, hoa nhỏ nhiều, màu trắng.

Quả hình 3 cạnh, thuôn hẹp về phía cuống, nhẵn, bao bọc bởi 3 mảnh của bao hoa phát triển thành những cánh rộng.

Mùa hoa quả: tháng 9 – 2.

Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng)
Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng)

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Hà thủ ô đỏ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước ở châu Á có nhiều hà thủ ô đỏ như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây chỉ có ở các tỉnh vùng núi cao hơn 1000m phía Bắc. Thường gặp ở rừng núi đá vôi, trên đất ẩm, xốp, nhiều mùn thuộc các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… Các tỉnh khác cũng có nhưng ít như Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái…

Hà thủ ô đỏ đã được ghi trong Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Rễ củ hà thủ ô đỏ, thu hái vào mùa thu, đào về, rửa sạch, cắt bỏ gốc thân và rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi hay bổ tư, rồi phơi hoặc sấy khô. Nếu đồ chín rồi mới làm khô thì tốt hơn.

Rễ hà thủ ô đỏ phải được chế biến mới dùng. Cách làm như sau: Ngâm dược liệu đã sơ chế vào nước vo gạo trong một ngày, một đêm. Rửa sạch. Đổ nước đậu đen vào, (cứ 1 kg hà thủ ô cần 100g đậu đen, nấu với 2 lít nước đến khi đậu đen nhừ nát), đun đến khi rễ mềm và đen là được (năng đảo cho thuốc chín đều). Lấy ra, thái mỏng, phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm, phơi cho hết. Làm như vậy được 9 lần (cửu chưng, cửu sái) càng tốt. Mục đích chê biến để dược liệu tăng thêm tác dụng, làm cho tính thuốc êm dịu và cơ thể dễ hấp thu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rễ hà thủ ô đỏ chứa protid, tinh bột, lipid, các chất vô cơ, các antraglucosid gồm emodin, rhein, chrysophanol, tanin. Đặc biệt, tanin thay đổi trong quá trình chế biến: dược liệu để sống chứa 7,68% tanin; sau khi chế biến còn 3,82%.

Ngoài ra, rễ còn chứa lecithin với hàm lượng 3,7%.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Qua nghiên cứu, rễ hà thủ ô đỏ có những tác dụng như bổ thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết và cải thiện chuyển hóa (do chất lecithin), kích thích co bóp ruột, tăng cường tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng (do antraglucosid).

Ngoài ra, rễ dưới dạng cao cồn còn làm giảm choles- terol trong máu có tác dụng dự phòng xơ mỡ động mạch.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Rễ hà thủ ô đỏ được dùng chữa cơ thể và thần kinh suy nhược, suy thận, thiểu năng gan, thiếu máu, ăn ngủ kém, di mộng tinh, bạch đới, đại tiện ra máu, sốt rét, lưng và gối đau mỏi. Uống lâu làm đen râu tóc, làm tóc đỡ khô và rụng.

Liều dùng hàng ngày: 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc rượu ngâm.

Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Khi uống hà thủ ô đỏ, không ăn hành, tỏi, cải củ. Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không dùng hà thủ ô đỏ. Hơn nữa, không dùng hà thủ ô đỏ uống hàng ngày thay nước chè vì dễ bị táo bón.

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân lại nấu hà thủ ô đỏ với lá câu kỷ và thịt chuột đồng làm một món ăn đặc sản với tác dụng bổ dưỡng, làm tăng tuổi thọ.

BÀI THUỐC

  • Thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon, bớt đau mỏi: Hà thủ ô đỏ (5g), vỏ cây sữa (5g), mã tiền chế (0,2g). Tất cả nghiền nhỏ, ngâm với 500ml cồn, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.
  • Thuốc bổ chung: Hà thủ ô đỏ (1000g), thỏ ty tử (1000g), huyết giác (1000g), đậu đen (1000g, sao cháy), hoài sơn (1000g), vừng đen (300g), ngải cứu (200g), gạo nếp (100g, rang vàng), muối rang (5g). Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, làm cốm hoặc rập viên. Ngày dùmg 10 – 20g. (Kinh nghiệm của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu).
  • Chữa suy nhược, ăn ngủ kém ở người cao tuổi, đàn ông di tinh, đàn bà bạch đới, trẻ em chậm biết đi, chậm mọc răng: Hà thủ ô đỏ (50g), sâm Bố Chính (30g), hạt sen (30g), cam thảo (10g), đại hồi (10g), thảo quả (10g). Hà thủ ô, sâm Bố Chính, hạt sen đồ chín; cam thảo nướng vàng; thảo quả bỏ vỏ, lấy nhân. Tất cả trộn đều, sấy khô, tán bột, rây mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đậu xanh.

Ngày uống hai lần, mỗi lần 20 viên đối với người lớn, 6-15 viên cho trẻ em tùy tuổi. (Kinh nghiệm của tổ y học dân tộc Quảng Bình – Thừa Thiên Huể).

  • Chữa xơ cứng mạch máu ở người cao tuổi, tăng huyết áp: Hà thủ ô đỏ (20g), tang ký sinh (16g), câu kỷ tử (16g), ngưu tất (16g). Thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

( CERVICAL SCAPULOHUMERAL SYNDROME)

Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng

2.  NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ

Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống

Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.

3.  CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

Chẩn đoán xác định

 

Lâm sàng. Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:

–   Hội chứng cột sống cổ

+ Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.

+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ cấp tính

+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần kinh.

– Hội chứng rễ thần kinh

+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.

+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.

+ Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:

Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.

Nghiệm pháp Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho đau tăng lên.

Nghiệm pháp dạng vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.

Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.

–   Hội chứng tủy cổ

+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển trong một thời gian dài.

+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.

–   Các triệu chứng khác

+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.

+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.

+ Khi có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân,… cần phải đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.

b)  Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Ít có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý cột sống cổ và đĩa đệm gây chèn ép cơ học. Trong những bệnh như khối u, viêm, nhiễm trùng có thể thấy thay đổi trong một số xét nghiệm như tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, CRP, phosphatase kiềm, điện di protein huyết thanh, v.v.
  • Chụp X quang thường qui: Cần chụp tư thế trước sau, nghiêng và chếch 3/4. X quang có thể phát hiện những tổn thương cột sống cổ do chấn thương, thoái hóa, hẹp lỗ tiếp hợp, xẹp đốt sống do loãng xương, hủy xương do bệnh lý ác tính, v.v.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI thường được chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài (>4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tủy cổ, hoặc các dấu hiệu cảnh báo gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm trùng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) đơn thuần hoặc kèm chụp tủy cản quang: Chụp CT đơn thuần có thể được chỉ định khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp
  • Xạ hình xương: Khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt sống, cốt tủy viêm.
  • Điện cơ: Có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh và phân biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên.

3.2.  Chẩn đoán phân biệt

Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp

Hội chứng lối ra lồng ngực, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội chứng đường hầm cổ

Hội chứng đau loạn dưỡng giao cảm phản xạ

Bệnh lý tủy sống do viêm, nhiễm trùng, đa xơ cứng.

Bệnh lý não, màng não, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa gây đau vùng cổ vai hoặc

4.  ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

  • Nguyên tắc điều trị

Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.

Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện biện pháp không dùng thuốc khác.

Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.

Điều trị cụ thể

Các biện pháp không dùng thuốc

Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …).

Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm

Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp

Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống (tại các cơ sở điều trị vật lý và phục hồi chức năng).

Thuốc giảm đau

Các phương pháp điều trị thuốc

Tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau:

+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4 viên/24h (không dùng quá 3g paracetamol/24h).

+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ như codein hoặc tramadol: 2-4 viên/24h.

+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Liều thường dùng: Diclofenac 75-150 mg/ngày; piroxicam 20 mg/ngày; meloxicam 7,5-15 mg/ngày; celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc etoricoxib 30-60 mg/ngày. Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton.

–   Thuốc giãn cơ

+ Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ

+ Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc mephenesine 250 mg x 2-4 lần/ngày, hoặc diazepam.

–   Các thuốc khác

+ Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị: Gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc pregabalin 150- 300 mg/ngày.

+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): Amitriptyline hoặc nortriptyline (10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.

+ Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin (1000 -1500 mcg/ngày).

+ Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống (prednisolone, methylprednisolone) trong 1-2 tuần.

Điều trị ngoại khoa

Một số chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể.

Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống.

Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa

Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency ablation, RFA).

5.    TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG, THEO DÕI

Tiên lượng nhìn chung là tốt nếu được điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa bảo tồn có hiệu quả trong 80-90% trường hợp. Đa số bệnh nhân sẽ hết các triệu chứng sau khi được điều trị bảo tồn và ở một số bệnh nhân triệu chứng có thể hết một cách tự nhiên.

Một số bệnh nhân dù được điều trị vẫn có thể còn những di chứng như không hết hoàn toàn các triệu chứng, vận động cột sống cổ không trở về mức độ bình thường, mất độ ưỡn tự nhiên của cột sống cổ. Những trường hợp chèn ép rễ hoặc tủy cổ nặng có thể gây rối loạn nặng cảm giác và vận động

Bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng để đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần và để phát hiện các tổn thương thần kinh tiến triển nặng thêm hoặc các triệu chứng nặng khác nếu có

6.  PHÒNG BỆNH

Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.

Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứ

Trào ngược ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Trào ngược là khi một em bé nôn sữa hoặc bị ói trong hoặc ngay sau khi cho ăn. Đây là tình trạng rất phổ biến và thường tự khỏi.

Kiểm tra xem em bé của bạn có bị trào ngược không

Trào ngược thường bắt đầu trước khi em bé được 8 tuần tuổi và cải thiện khi chúng được 1 tuổi.

Trào ngược ở trẻ sơ sinh
Trào ngược ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của trào ngược ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Nôn sữa hoặc bị ói trong hoặc ngay sau khi cho ăn
  • Ho hoặc nấc cụt khi ăn
  • Không thoải mái trong khi ăn
  • Nuốt hoặc há miệng sau khi ợ hoặc cho ăn
  • Khóc và không bình tĩnh lại
  • Không tăng cân do không giữ được đủ thức ăn

Đôi khi trẻ có thể có dấu hiệu trào ngược nhưng không nôn sữa hoặc bị ói. Tình trạng này được gọi là trào ngược im lặng.

Những điều bạn có thể thử để giảm trào ngược ở trẻ sơ sinh

Em bé của bạn thường không cần gặp bác sĩ nếu chúng có trào ngược, miễn là chúng vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân.

Nên làm:

  • Hỏi nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ
  • Nhận tư vấn về tư thế cho con bú của bạn hoặc cách cho trẻ bú bình
  • Giữ em bé ở tư thế thẳng đứng trong khi cho ăn và lâu nhất có thể sau khi cho ăn
  • Ợ cho em bé thường xuyên trong khi cho ăn
  • Cho trẻ bú công thức với lượng nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn
  • Đảm bảo em bé ngủ nằm ngửa (không nên ngủ nghiêng hoặc úp mặt)

Không nên:

  • Không thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn đang cho con bú
  • Không nâng đầu cũi hoặc giỏ đệm của em bé

Tư vấn không khẩn cấp: Hãy gặp bác sĩ nếu em bé của bạn:

  • Không cải thiện sau khi thử các biện pháp giảm trào ngược
  • Bị trào ngược lần đầu sau khi được 6 tháng tuổi
  • Trên 1 tuổi mà vẫn bị trào ngược
  • Không tăng cân hoặc giảm cân

Tư vấn khẩn cấp: Hãy yêu cầu một cuộc hẹn khẩn cấp với bác sĩ hoặc gọi 111 nếu em bé của bạn:

  • Nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc vàng, hoặc có máu trong đó
  • Nôn ra với lực mạnh hơn bình thường
  • Có máu trong phân
  • Có bụng sưng hoặc đau
  • Có nhiệt độ rất cao hoặc cảm thấy nóng hoặc run rẩy
  • Liên tục bị nôn và không giữ được chất lỏng
  • Tiêu chảy kéo dài hơn một tuần hoặc có dấu hiệu mất nước
  • Không ngừng khóc và rất khó chịu
  • Từ chối ăn

Cũng hãy gọi cho bác sĩ hoặc 111 nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào khác về em bé của mình.

Điều trị trào ngược ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ hoặc chuyên gia có thể đôi khi khuyên bạn các phương pháp điều trị cho trào ngược.

Nếu em bé của bạn được cho ăn bằng công thức, bạn có thể được cung cấp:

  • Bột để trộn với sữa công thức làm đặc
  • Sữa công thức đã được làm đặc sẵn

Nếu bột làm đặc không giúp ích hoặc em bé được bú mẹ, bác sĩ hoặc chuyên gia có thể khuyên dùng thuốc để giảm sản xuất axit trong dạ dày của em bé.

Rất hiếm khi, phẫu thuật có thể cần thiết để tăng cường cơ bắp để ngăn thức ăn hoặc sữa trào ngược. Điều này thường chỉ diễn ra sau khi đã thử các biện pháp khác hoặc nếu tình trạng trào ngược của chúng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây trào ngược

Trào ngược thường xảy ra vì ống thực quản của em bé (thực quản) chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó sữa có thể dễ dàng trở lại.

Ống thực quản của em bé sẽ phát triển khi chúng lớn lên và tình trạng trào ngược nên sẽ dừng lại.

Vaccin kháng phế cầu khuẩn – Pneumo 23

Pneumo 23 ® (Paste Vaccins).

Mỗi liều có chứa các polyosid chiết từ vỏ và được tinh chế của 23 loại Streptococcus pneumoniae.

Tính miễn dịch đạt được sau khi tiêm 10-15 ngày và kéo dài 5 năm.

Chỉ định

Dự phòng các nhiễm trùng do phế cầu khuẩn ở những người có nguy cơ từ 2 tuổi, nhất là khi bị bệnh hồng cầu hình liềm, không có lách hay bị cắt lách.

Nên dùng cho những người suy thận mạn tính và suy giảm miễn dịch, kể cả AIDS.

Tiêm chủng sơ khởi: tiêm liều duy nhất.

Nhắc lại: không được sớm hơn 5 năm, trừ khi điều trị suy giảm miễn dịch.

Chống chỉ định

Ghi nhận một phản ứng sau một lần tiêm trước.

Tiêm trước vaccin kháng phế cầu, hay nhiễm trùng do phế cầu trong vòng 5 năm (nguy cơ phản ứng chung).

Trẻ em dưới 2 tuổi (hiệu quả không chắc chắn).

Có thai (tính vô hại chưa được xác minh).

Tác dụng phụ: Sốt, rùng mình, đau cơ, khó chịu.

Bảo quản: ở tủ lạnh từ +2°c đến +8°c.

Sử quân tử

Sử quân tử
Sử quân tử

SỬ QUÂN TỬ

Tên Khác:

Bịnh cam tử, Đông quân tử (Trung Dược Tài Thủ Sách), Lựu cầu tử (Tây Phương Bản Thảo Thuật), Ngũ lăng tử (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Quả Giun, Quả Nấc (Dược Điển Việt Nam), Sách tử quả (Nam Đình Thị Dược Vật Chí), Sử quân nhục (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tên Khoa Học:

Fructus Quisqualis Indica L.

Họ khoa học:

Họ Bàng (Combretaceae).

Mô Tả Cây:

Loại dây leo, mọc tựa vào cây khác . Lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành, dài khoảng 4-10cm. Lúc mới nở hoa mầu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, có 5 sườn lồi, đầu trên nhọn, đầu dưới hơi tròn, khi chín mầu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ mầu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc, mùi thơm, vị bùi.

Địa lý:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.

Thu Hái:

Tháng 9-10 và vào mùa đông, lúc trời khô ráo, hái quả gìa. Lựa loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, mầu vàng nâu, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo, không thối đen là thứ tốt. Quả hơi bầu bầu to thường tốt, quả dài, nhọn, bé thì nhân thường bị teo, sâu ăn là loại xấu. Phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 – 600C đến khô.

Bộ phận dùng:

Quả chín khô (Fructus Quisqualis).

Mô tả dược liệu:

Sử quân tử hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, có 5 đường cạnh dọc, 2 đầu nhọn như hình thoi, dài khoảng 3cm, đường kính 1,6 – 2cm. Vỏ ngoài mầu nâu đen hoặc đen tím. Cứng, thể nhẹ, khó bẻ gẫy, chỗ cắt ngang hình sao 5 cạnh, vỏ chỗ cạnh dầy hơn, khoảng giữa giống hình tròn, trong có 1 nhân. Nhân hình bầu dục, dài hoặc giống cái suốt vải, dài 2cm, đường kính 2cm, mặt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, ngoài bọc 1 lớp màng mỏng mầu đen tro hoặc nâu đen, dễ bóc. Thịt mầu trắng vàng, mềm, có dầu, dễ bẻ. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).

Bào Chế:

+ Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặc để cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn *phương cách này tránh được không bị nấc+ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo Quản:

Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi.

Thành Phần Hóa Học:

+ Trong nhân Sử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường (Dược Liệu Việt Nam).

Tác Dụng Dược lý:

1- Diệt Giun: Năm 1935, Perrier dùng nước sắc Sử quân tử ở Việt Nam thí nghiệm trên giun đất nhận thấy: giun bị tác dụng của nước sắc Sử quân tử dẫy dụa, sau đó tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê.

Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung y Khoa học Tạp chí số 20, I: 143) thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nước Sử quân tử 10%, dung dịch nước tro Sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thấy tác dụng giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử là muối Kali chứa trong Sử quân tử.

Năm 1948, Ngô Vân Thùy (trong Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 34: 437,441) khi nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của 1 số vị thuốc Đông y (Bách bộ, Khiên ngưu, Lôi hoàn, Ô dược, Quán chúng, Xuyên luyện tử…) đã kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh.

Năm 1950, Hồ Mông Gia (Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 36: 619 – 622) báo cáo đã dùng cồn 950, cồn 500 để chiết Sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 950 được chiết bằng nước rồi thí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950 không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500 và nước hơi có tác dụng ức chế và gây mê.

Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặc sắc uống đều thấy có gây nấc. Khi mới uống không thấy nấc nhưng sau khi ăn cơm thì thấy nấc. Nếu uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tượng nguy hiểm nào khác. Tác giả cũng báo cáo rằng nước sắc toàn quả giun có bóc vỏ hoặc không bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

2- Độc Tính:

Năm 1942, Trường Kỳ (Y Học Hội Tạp Chí Nhật bản số 2: 471 – 485 ghi nhận đã dùng dung dịch nước sắc Sử quân tử (0,83g/kg) tiêm dưới da chuột bạch, sau vài phút xuất hiện trạng thái mệt mỏi, hô hấp chậm lại không đều, sau 1-2 giờ, toàn thân co quắp, hô hấp ngưng lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 20g/kg (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Năm 1926, K.M.Wu trong Chemical Analysis And Animal Experimentation Of Quisqualis Indica Mat.Med J. China 12 (2): 161 170 đã báo cáo độc tính của Sử quân tử không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống thì ngoài hiện tượng ói và nấc không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác . Sau 10 giờ trạng thái hoàn toàn trở lại bình thường (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Năm 1956, Ngô Văn Thùy trong ‘Luận Văn Trích Yếu ‘ của Hội khoa học sinh lý Trung quốc số 27,28 báo cáo cho chuột nhắt và thỏ uống với liều 50-100mg/10g không thấy hiện tượng ngộ độc (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tính Vị:

+ Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính).

+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy Kinh:

Vào kinh tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Vào kinh tỳ,Vị, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).

Vào kinh túc thái âm Tỳ kinh, túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Kinh Giải).

Vào kinh tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác Dụng Và Chủ Trị:

+ Kiện Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt. Trị trẻ nhỏ bị các bệnh da ngứa (Bản Thảo Cương Mục).

+ Sát trùng, tiêu tích, kiện tỳ. Trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Sát trùng, tiêu tích. Trị giun đũa, giun móc, trùng tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Trị trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tiêu chảy, lỵ (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Sát trùng, liện tỳ, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: 10 – 16g. Kiêng Kỵ:

+ Kỵ nước trà nóng, uống chung sẽ bị tiêu chảy ngay (Bản Thảo Cương Mục).

+ Kỵ thức ăn nóng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Tỳ Vị hư hàn không nên dùng nhiều, dùng nhiều sẽ gây nấc (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Người không có trùng tích không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Uống thuốc này kỵ nước trà nóng. Uống liều cao có thể gây nấc, nôn mửa, chóng mặt (Trung Dược Đại Từ Điển).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

* Trị Giun, Cam Tich.

+ Hậu phác 0,4g, Sử quân tử nhân 40g, Trần bì 0,4g, Xuyên khung 0,4g. Tán bột, làm hoàn. Uống với nước gạo lâu năm(Sử Quân Tử Hoàn – Cục phương)

+ Đại hoàng, Sử quân tử, Tân lang, Vỏ rễ thạch lựu. Làm hoàn, uống với nước luộc thịt heo loãng hoặc nước luộc thịt gà, lúc đói(Sử Quân Tử Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Bạch vô quyển 0,4g, Cam thảo 0,4g, Khổ luyện tử 5 trái, Sử quân tử 10 nhân. Tán bột. Mỗi lần uống 4g (Sử Quân Tử Tán – Ấu Khoa Chuẩn Thằng).

+ Sử quân tử, bỏ vỏ, tán bột. uống lúc canh năm, khi bụng đói, với nước cơm (Sử Quân Tử Tán – Bổ Yếu Thần Trân Tiểu Nhi Phương Luận ).

+ Mộc miết tử nhân 20g, Sử quân tử nhân 12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chưng chín, ăn lúc bụng đói (Giản Tiện phương).

  • Trị trùng nha đông thống: Sử quân tử, sắc lấy nước, ngậm (Tần Hồ Tập Giản phương).
  • Trị đầu mặt lở ngứa: Sử quân tử nhân, ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phương).
  • Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn k m, bú k m: Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo sắc uống (Sử Quân Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị trẻ nhỏ Tỳ hư, cam tích: Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 20g, Hoàng liên, Thần khúc đều 400g, Mộc hương 80g, Tân lang 20 trái. Tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm *dưới 1 tuổi giảm bớt] (Phì Nhi Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị sán, giun kim, táo bón: Sử quân tử nhục, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 8g, Thạch lựu bì, Tân lang đều 16g, Cam thảo tán bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị giun chui ống mất, bụng trên đau quặn: Sử quân tử, Tân lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 12g, Ô mai 4g, Quảng mộc hương sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị giun: Sử quân tử nhục (sao vàng). Người lớn mỗi lần 10-20 quả, trẻ nhỏ mỗi tuổi mỗi lần 1,5 quả, tổng lượng không quá 20 quả. Ăn trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 nagỳ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham Khảo:

+ Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có vị Sử quân tử và Phỉ tử là có vị ngọt mà sát trùng. Phàm người lớn và trẻ nhỏ có giun nên uống Sử quân tử lúc sáng sớm, bụng đói. Hoặc lấy vỏ sắc lấy nước uống thì giun chết mà xuất ra vậy… (Bản Thảo Cương Mục).

+ Sử quân tử, là thuốc chủ yếu bổ Tỳ kiện Vị. Trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tả, lỵ do có giun, do Tỳ hư Vị yếu, do sữa và thức ăn đình trệ, thấp nhiệt ứ kết lại gây ra. Tỳ được kiện, Vị được khai thì sữa và thức ăn tự tiêu, thấp nhiệt tự tan, thủy đạo tự thông mà các chứng được khỏi. Không có vị đắng, cay mà giết được giun, đó là loại thuốc tốt dành cho trẻ nhỏ (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Sử quân tử, phàm trẻ nhỏ ăn nhiều quá, uống nhiều thuốc có tính hoạt, làm cho Tỳ Vị bị tổn thương . Sử quân tử giết được giun đũa, Phỉ tử giết giun móc (Bản Thảo Chính).

+ Vị thuốc này chuyên sát trùng và tiêu thực mạnh, là vị thuốc chủ yếu trị cam tích, sát trùng nơi trẻ nhỏ. Lý Tần Hồ nói: Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có Sử quân tử vị ngọt mà có tác dụng sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bệnh Batten là gì?

Bệnh Batten là một nhóm rối loạn hệ thần kinh hiếm gặp gọi là bệnh ceroid lipofuscinosis thần kinh (NCL) (hoặc ceroid lipofuscinosis thần kinh: CLN), ngày càng trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Bệnh thường bắt đầu ở trẻ em, từ 5 đến 10 tuổi (trừ khi trẻ có dạng bẩm sinh hoặc muộn của bệnh, triệu chứng thường phát triển trước 1 tuổi). Có nhiều dạng khác nhau của bệnh nhưng tất cả đều gây tử vong, thường xảy ra vào cuối tuổi thiếu niên hoặc tuổi hai mươi (Trẻ em mắc bệnh này có tuổi thọ ngắn hơn, và nguy cơ tử vong sớm tăng lên phụ thuộc vào dạng bệnh và độ tuổi khởi phát). Thiệt hại xảy ra do sự tích tụ của các chất béo, gọi là lipopigments, trong các tế bào của não, hệ thần kinh trung ương và võng mạc trong mắt.

Bệnh di truyền trong gia đình. Vì nó là bệnh di truyền, nên có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong cùng một gia đình. Cả hai cha mẹ đều phải là người mang gen thì mới có thể truyền bệnh cho con cái. Mỗi một trong số các con của họ có một trong bốn cơ hội mắc bệnh.

Triệu chứng

Theo thời gian, bệnh Batten gây tổn thương não và hệ thần kinh. Có bốn loại chính của tình trạng này. Đây là những triệu chứng phổ biến của chúng:

  • Co giật
  • Thay đổi tính cách và hành vi
  • Chứng mất trí
  • Vấn đề về ngôn ngữ và kỹ năng vận động ngày càng tồi tệ theo thời gian

Có bốn loại bệnh Batten chính. Loại bệnh sẽ xác định độ tuổi khi triệu chứng xuất hiện và tốc độ phát triển của chúng. Hiện tại, không có phương pháp chữa trị cho các rối loạn này nhưng một phương pháp điều trị cho một trong các dạng (bệnh CLN2) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2017 (Xem bên dưới).

bệnh Batten gây tổn thương não và hệ thần kinh
bệnh Batten gây tổn thương não và hệ thần kinh

Các loại

Ban đầu, các bác sĩ chỉ đề cập đến một dạng NCL là bệnh Batten, nhưng hiện nay cái tên này chỉ nhóm các rối loạn lại với nhau. Trong bốn loại chính, ba loại ảnh hưởng đến trẻ em đều gây mù lòa.

  • NCL bẩm sinh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và có thể gây ra tình trạng co giật và đầu bất thường nhỏ (tình trạng đầu nhỏ). Đây là một tình trạng rất hiếm, thường dẫn đến cái chết ngay sau khi trẻ sinh ra.
  • NCL bẩm sinh (INCL) (CLN1) thường xuất hiện giữa 6 tháng và 2 tuổi (nhưng thường trước 1 tuổi). Nó cũng có thể gây ra tình trạng đầu nhỏ, cũng như các cơn co cơ bất thường. Hầu hết trẻ em mắc INCL đều chết trong giai đoạn đầu hoặc giữa thời thơ ấu. (Cũng có một dạng khởi phát vị thành niên của CLN1, các bất thường phát triển khoảng 5/6 tuổi và tiến triển bệnh chậm hơn. Trẻ em bị ảnh hưởng có thể sống đến tuổi thiếu niên hoặc thậm chí trưởng thành nếu họ phát triển các triệu chứng trong giai đoạn thanh thiếu niên).
  • NCL muộn (LINCL) (CLN2) thường bắt đầu từ 2 đến 4 tuổi với các triệu chứng như co giật và dần dần mất khả năng đi lại và nói chuyện. LINCL thường gây tử vong khi trẻ từ 8 đến 12 tuổi. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể chữa trị hoặc đảo ngược triệu chứng của bất kỳ dạng bệnh Batten nào nhưng vào năm 2017, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt liệu pháp thay thế enzyme cho bệnh CLN2 (thiếu hụt TTP1) có tên là cerliponase alfa (Brineura). Brineura là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để làm chậm sự mất khả năng đi lại hoặc bò (khả năng vận động) ở trẻ em có triệu chứng từ 3 tuổi trở lên với bệnh NCL thần kinh bẩm sinh loại 2 (CLN2). Brineura được tiêm vào dịch não tủy (CSF) bằng cách truyền qua một thiết bị chứa và ống dẫn được cấy ghép phẫu thuật vào đầu (thiết bị tiếp cận tâm thất). Không có phương pháp điều trị nào có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh đối với các rối loạn NCL khác.
  • Bệnh CLN3: Khởi phát ở tuổi vị thành niên (từ 4-7 tuổi). Mất thị lực tiến triển bắt đầu từ 4-7 tuổi. Xuất hiện vấn đề học tập và hành vi, có suy giảm nhận thức và bệnh nhân có thể bắt đầu bị co giật khoảng 10 tuổi. Các cơn co giật có thể được kiểm soát hoặc giảm thiểu bằng thuốc chống co giật. Trẻ em ở tuổi thiếu niên phát triển các triệu chứng giống như bệnh Parkinson. Có thuốc để điều trị một số triệu chứng của bệnh Parkinson (cứng cơ và khó khăn trong việc đi lại/thực hiện các nhiệm vụ) và tình trạng co cứng (cứng cơ). Hầu hết người mắc bệnh này đều chết giữa độ tuổi 15-30.
  • NCL ở người lớn (ANCL) (CLN4 hoặc bệnh Kufs loại B) bắt đầu trước tuổi 40 (tuổi trưởng thành sớm). Những bệnh nhân này gặp vấn đề về vận động và mất trí nhớ sớm. Những người mắc bệnh này có tuổi thọ ngắn hơn, nhưng tuổi thọ có thể khác nhau giữa từng người. Triệu chứng của ANCL nhẹ hơn và tiến triển chậm hơn. Dạng bệnh này không gây mù lòa.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Bệnh Batten thường bị chẩn đoán nhầm, vì nó hiếm gặp và nhiều bệnh khác có một số triệu chứng tương tự. Vì mất thị lực thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bác sĩ mắt có thể là người đầu tiên nghi ngờ vấn đề. Nhiều lần kiểm tra và xét nghiệm có thể cần thiết trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Các bác sĩ thường giới thiệu trẻ em đến bác sĩ thần kinh nếu họ nghĩ cần thêm xét nghiệm.

Có nhiều loại xét nghiệm mà bác sĩ thần kinh có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Batten:

  • Mẫu mô hoặc kiểm tra mắt: Bằng cách kiểm tra các mẫu mô dưới kính hiển vi, bác sĩ có thể tìm kiếm sự tích tụ của một số loại chất lắng đọng nhất định. Đôi khi bác sĩ có thể thấy những chất lắng đọng này chỉ bằng cách nhìn vào mắt của một đứa trẻ. Khi các chất lắng đọng tích tụ theo thời gian, chúng có thể gây ra các vòng tròn màu hồng và cam phát triển. Điều này được gọi là “mắt bò.”
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: Các bác sĩ có thể tìm kiếm một số loại bất thường trong mẫu máu và nước tiểu có thể chỉ ra bệnh Batten.
  • Điện não đồ (EEG): Đây là một xét nghiệm liên quan đến việc gắn các miếng dán lên da đầu để ghi lại dòng điện não và tìm kiếm các cơn co giật.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) có thể giúp bác sĩ thấy nếu có những thay đổi nhất định trong não chỉ ra bệnh Batten.
  • Xét nghiệm DNA: Nếu bạn biết các thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh Batten, bạn có thể làm xét nghiệm DNA để xác nhận chẩn đoán.

Điều trị

Hiện tại, chưa có phương pháp chữa trị nào cho bất kỳ dạng nào của bệnh Batten, nhưng FDA đã phê duyệt liệu pháp thay thế enzyme cho bệnh CLN2 (thiếu hụt TTP1) có tên là cerliponase alfa (Brineura) cho một trong các dạng (bệnh CLN2) vào năm 2017. Các triệu chứng như co giật có thể được cải thiện bằng một số loại thuốc. Các triệu chứng và vấn đề khác cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp và thuốc. Một số người mắc bệnh Batten nhận được liệu pháp vật lý hoặc liệu pháp nghề nghiệp để giúp họ chức năng. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu các phương pháp điều trị và liệu pháp có thể.

Thừa cân và sụt cân ở trẻ – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chỉ số cân nặng của trẻ thường không có ý nghĩa quan trọng bằng tốc độ phát triển và tốc độ tăng cân của trẻ. Tuy nhiên, trừ tuần đầu tiên sau khi sinh – khi hầu hết trẻ sơ sinh bị giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể so với lúc mới ra khỏi bụng mẹ, ở bất kì giai đoạn nào nếu trẻ bị thiếu cân hoặc không tăng cân thì đó lại là một vấn đề đáng phải quan tâm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tăng cân vào ngày thứ 5 sau khi sinh rồi sau đó trở lại cân nặng lúc mới sinh trong khoảng từ ngày tuổi thứ 10-14. Từ ngày thứ 15 trở đi, trẻ sẽ lại tiếp tục tăng cân cho đến khi quá trình phát triển đã hoàn thành. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên, vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ phát triển với tốc độ nhanh nhất. Một sự tiến triển chậm bất thường nào đó trong tốc độ tăng trưởng của trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp vấn đề về phát triển mà nguyên nhân có thể là do cả cơ thể và tâm lý. Trong trường hợp đó, bạn cần báo cho bác sĩ nhi để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.Trẻ béo phì ngày một gia tăng

Tốc độ tăng trưởng của trẻ thường không đều – lúc đầu trẻ phát triển nhảy vọt về chiều cao/ chiều dài và tiếp theo đó là giai đoạn phát triển song song khi cân nặng của trẻ cũng tăng để tương xứng với chiều cao. Sau khoảng thời gian phát triển với tốc độ rất nhanh trong 12 tháng đầu tiên, trẻ sẽ trải qua giai đoạn tiếp theo với tốc độ phát triển chậm hơn so với lúc trước, thể hiện ở việc nhu cầu ăn uống của trẻ giảm đi. Trong suốt thời thơ ấu, chu trình này sẽ lặp lại nhiều lần và đỉnh cao là sự phát triển nhảy vọt ở thời kì tuổi vị thành niên. Đến thời điểm đó, lượng ăn của trẻ sẽ tăng lên đáng kể vì cơ thể trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Mặc dù chứng béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hàng đầu ở Mĩ hiện nay, song bệnh thiếu cân do rối loạn ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng không kém, đặc biệt là ở trẻ em gái trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khi con bạn:

  • Giảm cân hoặc không tăng cân
  • Cân nặng tăng quá mức so với chiều cao.

CẢNH BÁO!

Trẻ bị thừa cân thường gặp nhiều vấn đề do cân nặng gây ra, song không thể tự giảm cân mà không cần đèn những hỗ trợ chuyên khoa. Bên cạnh đó, con bạn sẽ khó có thể thay đổi chế độ ăn được nếu bản thân bạn cũng ăn quá nhiều. Các chế độ ăn kiêng cấp tóc có thể gây nguy hiểm cả về thể lực lẫn tinh thần và không bền vững. Bạn hãy duy trì những thói quen ăn uống và vận động hợp lý cho cả gia đình, đó chính là chìa khóa cho việc kiểm soát cân nặng thành công và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Giúp trẻ giảm cân

Bệnh béo phì ở trẻ em là vấn đề ngày càng phổ biến. Trên thực tế, tại Mĩ trong suốt hai thập kỉ qua, số lượng trẻ bị béo phì đã tăng gấp đôi ở trẻ nhỏ và tăng gấp ba ở thanh thiếu niên. Bệnh béo phì mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh tiểu đường, xơ gan và cao huyết áp cho trẻ suốt cuộc đời. Ngoài ra, bệnh béo phì cũng sẽ gây ra những áp lực tâm lí như làm cho trẻ cảm thấy quá khác biệt so với các bạn cùng trang lứa, hoặc bị bắt nạt hay trêu trọc hậu quả là trẻ bị trầm cảm và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mĩ cho rằng các bậc cha mẹ và bác sĩ nhi cần phối hợp để giúp ngăn chặn sự phát triển chứng thừa cân ở trẻ. Bác sĩ có thể giám sát sự tăng cân của trẻ ngay từ khi chào đời qua mỗi lần khám định kỳ và đưa ra những hướng dẫn giúp cân nặng của trẻ luôn được duy trì ở con số hợp lý trong suốt quá trình phát triển. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính chỉ số khối cơ thể cho trẻ (Body Mass Index – BMI). Chỉ số này được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng cm) rồi nhân với 703, bạn có thể truy cập trang web điện tử “Centers Disease Control and Prevention” (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mĩ)) để được giúp tính tự động. Trẻ được coi là thừa cân nếu có chỉ số BMI lớn hơn chỉ số trung bình của 85% số trẻ ở cùng độ tuổi và cùng giới tính, và được coi là bị béo phì nếu con số này lớn hơn chỉ số trung bình của 95% số trẻ ở cùng độ tuổi và cùng giới tính.

Bạn có thể giúp trẻ giảm lượng cần thừa bằng cách giám sát lượng ăn hàng ngày của trẻ và kiểm soát những thực phẩm có quá nhiều năng lượng (calorie) trong khi lại không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Những đồ ăn trong nhóm này gồm có bánh ngọt, bánh qui, kẹo, kem và đồ uống có đường (trong đó có cả nước ép trái cây). Bên cạnh đó, hãy giảm lượng đường hòa tan trong khẩu phần ăn của trẻ và cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Thay vì soda hay nước ép trái cây, hãy cho trẻ uống nước trắng và động viên trẻ tham gia các hoạt động thể lực, như cả gia đình cùng đi bộ hay đạp xe và cùng duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn ngủ gà (lethargic) hoặc quấy và khó chịu. Bé ăn chậm bất thường và có vẻ ốm. Ốm thông thường. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe cho bé.
Con bạn bú sữa mẹ, bé bị giảm cân hoặc không tăng cân, mặc dù vẫn thích ăn bình thường. Chế độ ăn chưa cung cấp đủ năng lượng. Nói chuyện với bác sĩ nhi càng sớm càng tốt. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé nên bắt đầu ăn thức ăn dặm. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu cho bạn đến một nhân viên tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ.
Con bạn ăn sữa công thức, bị giảm cân hoặc không tăng cân, mặc dù vẫn ăn hết lượng sữa của mình mỗi bữa. Chế độ ăn chưa cung cấp đủ năng lượng. Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi, đồng thời cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn trên hộp sữa và thử tăng lượng sữa trong mỗi bữa cho bé, nhưng cho bé dừng ngay khi bé không muốn ăn nữa. Nếu bé trên 5 tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé ăn thức ăn dặm. Không được cho trẻ uống nước trái cây.
Con bạn ăn sữa công thức, bé tăng cân quá nhanh. Ăn quá nhiều. Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi. Bạn không nên cho bé ăn mỗi khi thấy bé khóc, vì có thể là bé chỉ khóc để thu hút sự chú ý, hoặc muốn có một sự thay đổi nào đó. Ngoài ra cơn khóc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cần thay đổi về giấc ngủ cho trẻ, hoặc bé nên được bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm.
Con bạn ở độ tuổi đi học, bị thừa cân và cơ thể khá mập mạp. Thừa cân trong giai đoạn này thường là do thiếu hoạt động thể lực và ăn quá nhiều. Cả gia đình cần cùng xây dựng thói quen ăn uống và vận động khỏe mạnh. Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, cũng như không dùng nhiều thức ăn ngọt hoặc giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích bé vận động thể lực nhiều hơn. Khi ăn bé phải ngồi ăn tại bàn, không vừa ăn vừa xem ti vi. Bạn nên dừng cho trẻ uống nước ép trái cây, hoặc ít nhất cũng pha loãng ra (tỉ lệ nửa nước đun sôi để nguội, nửa nước ép hoa quả). Nếu bề ngoài và cân nặng của bé cho thấy rõ là bé bị thừa cân, bạn hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi để được hướng dẫn về chế độ ăn và luyện tập cho bé. Bạn cũng cần phải làm gương cho bé, những thực phẩm lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình, cho dù có gặp vấn đề về cân nặng hay không.
Con bạn mới chập chững đi hoặc ở độ tuổi đi học, bị giảm cân, bé trông xanh và mệt bất thường. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị. Gọi cho bác sĩ nhi để thu xếp một cuộc hẹn khám ngay lập tức.

Bệnh lý ống mật chẩn đoán bằng siêu âm

1. Sỏi ống mật chủ:

là hình ảnh một hay là nhiều nết đậm tròn hoặc bầu dục nằm trong lòng ống mật cắt dọc hoặc cắt ngang, bịt hoàn toàn hoặc một phần ống mật. Phía sau sỏi thường có bóng cản âm. Đối với sỏi nhỏ bùn mật không có bóng cản âm.

ống mật phía thượng lưu của hòn sỏi bị giãn vừa (khoảng 1,5cm) đến giãn nhiều (khoảng 2,5cm) tùy mức độ tắc mật bởi sỏi gây nên, tùy vị trí của sỏi có thể phân chia ra sỏi đường mật trong gan và ngoài gan.

ở các nước âu Mỹ sỏi túi mật gặp nhiều hơn sỏi ống mật. Việt Nam và các nước nhiệt đới sỏi túi mật ít gặp hơn sỏi ống mật ngoài gan và trong gan (Tại bệnh viện Việt Đức trong năm 1990 có 255 ca sỏi mật phát hiện bằng siêu âm: 85 ca sỏi túi mật (33,3%), 170 ca sỏi ống mật (66,7%) sỏi ống mật gồm trong gan (31,4%) 80 ca, và 90 ca sỏi ống mật ngoài gan (35,3%). Trong viêm ống mật bờ ống mật dầy và đậm tạo thành 2 đường đậm âm song song như đường ray tầu hoả.

2. Giun chui ống mật:

Có dấu hiệu siêu âm như sau: Trên lớp cắt dọc ống mật giãn ít (1 đến 1,2cm) trong lòng hoặc nhiều đường đậm âm dài tùy theo số lượng giun không có bóng cản âm như trong trường hợp có hơi trong ống mật. Khi cắt ngang ống mật hình giun là một hình nhiều nốt đậm hoặc một nốt đậm tròn trong lòng ống mật, không có bóng cản âm như sỏi mật.

Giun thường nằm ở ống mật chủ và ống gan chung nhiều khi ở các ống mật trong gan phải và trái đôi khi cả ống túi mật và túi mật, khi giun còn sống có thể nhìn thấy nó ngọ nguậy. Đôi khi gặp ở ống Wirsung của tụy.

Trong 2 năm (1990-1991) tại bệnh viện Việt Đức có 214 bệnh nhân GCOM được siêu âm phát hiện l08 ca (50,5%) có kèm cả sỏi mật, 156 ca thấy có một giun (72,9%), 58 ca thấy nhiều giun (27,1%) tập chung một chỗ hoặc rải rác nhiều chỗ.

Vị trí: 83,5% ở ống mật chủ và ống gan chung, 7,5% ở ống gan phải, 7,8% ở ống mật gan trái, 1,2% ở túi mật. Nam chiếm 3,6%, nữ 65,8%.

3. Uống mật chủ:

u lành tính của ống mật chủ ít gặp đa số là ung thư biểu mô ống mật (cholangiocarcinoma) biểu hiện bằng một hình khối đặc âm không kèm bóng cản âm, bịt hoàn toàn hoặc một phần lòng của ống mật. Đoạn ống mật phía thượng lưu của u giãn vừa hoặc giãn to tùy mức độ tắc mật. ở giai đoạn muộn ung thư ống mật có thể lan ra túi mật một và di căn vào nhu mô gan.

4. U nang ống mật:

thường gặp ở ống mật chủ. Dấu hiệu siêu âm của u nang ống mật chủ: ống mật chủ giãn và phình to thành hình thoi hoặc hình túi. Đường kính u nang thường khoảng 5cm đôi khi lớn hơn (trên 10cm) dịch mật trong và rỗng âm. Tĩnh mạch cửa có thể bị đè ép ra phía sau. Nhiều khi có kèm cả u nang của ống mật trong gan thành hình khối tròn rỗng âm có thông với đường mật trong gan.

5. Hội chứng tắc mật:

chẩn đoán vị trí tắc mật

  • Tắc đoạn đầu của ống gan: phải hay trái chỉ giãn ống mật thuỳ hoặc phân thùy của gan phải hoặc gan trái.
  • Tắc đoạn cao đường mật chính (ngã ba đường mật, ống gan chung) chỉ giãn đường mật trong gan còn ống mật chủ và túi mật không giãn.
  • Tắc đoạn thấp của đường mật chính: giãn cả đường mật trong, ngoài gan và túi mật. Tắc đoạn cuối ống mật chủ gần cơ oddi hoặc bóng vater ngoài giãn toàn bộ đường mật và túi mật còn giãn ống Wirsung của tụy.

Góp phần chẩn đoán nguyên nhân:

  • Do sỏi do u hình siêu âm như trên đã mô tả.
  • Do viêm cơ oddi đoạn cuối ống mật chủ hẹp hình đầu bút chì.
  • Do u đầu tuỵ chèn ép: thấy đầu tụy to và có khối đặc ống mật chủ bị hẹp hoặc cắt cụt ở đoạn sau đầu tụy. Hạch ở rốn gan cũng có thể chèn ép ống mật chủ.

Trong chẩn đoán nguyên nhân tắc mật tác dụng của siêu âm bị hạn chế khi ruột bị trướng hơi nên cản siêu âm không thăm dò được đoạn thấp của ống mật chủ. Trong trường hợp đó cần dùng cắt lớp vi tính (vì tia không bị cản bởi khí) hoặc chụp mật ngược dòng qua ống nội soi.

Tim đập nhanh, khó thở có phải là bệnh tim không?

Khi ta làm việc nặng, gắng sức, khi ta tập thể dục, thể thao (chạy, nhảy, bơi lội, đua xe đạp, chơi cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, đá banh v.v…) tim ta đập nhanh lên (trên 80 lần một phút, có thể đến 140 lần/phút ở người bình thường, vì khi đó các cơ hoạt động mạnh, chuyển hóa cơ bản tăng, cơ thể cần được cung cấp một khối lượng lớn dưỡng khí (Oxigen) cho việc sản xuất ra nhiệt lượng để bù trừ lại số calori bị tiêu hao đi. Nhưng khi nằm, ngồi nghỉ vài chục phút sau tim mạch và phổi trở lại nhịp bình thường (là người có sức khỏe bình thường). Khi bị xúc động, mắc cỡ, lo lắng, sợ hãi, vui sướng v.v… tim ta đập mạnh, ngực ta phập phồng tưởng chừng như nghẹt thở – đó cũng là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để ổn định lại sự kích thích mạnh hệ thống thần kinh giao cảm của chúng ta.

Đôi khi vui với bạn bè trong những ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật, ta uống một ly rượu thơm hay rượu mạnh ta cũng thấy tim ta đập nhanh, nhịp thở nhanh: chất men rượu kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động mạnh, ngấm nhanh vào máu, kích thích trung ương thần kinh, làm tăng chuyển hóa các chất, gây nên những hiện tượng trên. Nếu chỉ có thế thôi thì không có gì nguy hiểm, nhưng nếu uống rượu liên tục, trở thành nghiện rượu, thì không những chỉ có hại cho trái tim của bạn, mà nó còn hại nặng cho lá gan (xơ gan), cho hệ thần kinh (bệnh tâm thần), và hại cho cả con cháu của bạn, cho nòi giống của chúng ta nữa. (Đang uống rượu nhiều mà quan hệ vợ chồng, nếu có thụ thai, đứa bé sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh).

Ngoài những lý do kể trên, nếu tim đập nhanh và khó thở xảy ra thường xuyên một cách vô cớ, thì bạn nên đi khám bệnh ở phòng khám đa khoa hay bệnh viện có chuyên khoa tim phổi để xác định bệnh và điều trị đúng.