Blog Trang 593

Trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) ngủ nằm sấp dễ đột tử

Trẻ sơ sinh trong khi ngủ đột nhiên tử vong, gọi là trẻ sơ sinh đang ngủ đột tử hoặc là chứng tổng hợp đột tử của trẻ sơ sinh. Thời kì trẻ còn bú sữa trong sáu tháng trở lại rất dễ xảy ra, nhất là về mùa lạnh càng dễ xảy ra.

Một đề tài nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, độ rủi ro lớn nhất của chứng tổng hợp đột tử của trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp. Nhà khoa học của trường đại học Tasamnia của Australia chỉ ra rằng, ngủ nằm sấp là nguyên nhân quan trọng của chứng tổng hợp đột tử trẻ sơ sinh. Số trẻ sơ sinh đột tử nói chung đều chưa quá 6 tháng tuổi. Ngoài ra chăn đệm sợi tự nhiên quá mềm cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đột tử, nhất là khi đem trẻ sơ sinh dùng chăn bông quấn chặt, sau đó đặt nó nằm ngủ trên lõi chăn bông to. Bởi vì làm như thế dễ làm cho trẻ khó thở mà dẫn đến tắc thở.

Các bà mẹ rất thích ôm con ngủ, mà lại còn vừa ngủ vừa cho bú, trẻ rất dễ hít nhầm sữa vào phổi, rất dễ gây tắc thở mà chết; những tấn bi kịch như thế này đã xảy ra không phải là ít.

Để tránh xảy ra trẻ sơ sinh đột tử, rất mong các bậc phụ huynh hãy quan tâm nhiều đến tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh. Nên bỏ hẳn cái thói quen ôm trẻ để ngủ và vừa ngủ vừa cho bú. Cũng không nên cho trẻ nằm sấp mà ngủ. Để trẻ ngủ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng là an toàn nhất.

Tình trạng thiếu ăn kéo dài và nạn đói nguy hiểm như thế nào

Thiếu ăn kéo dài là tình trạng cơ thể không nhận được bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Nạn đói là tình trạng thiếu thức ăn ảnh hưởng đến một số lớn người, xảy ra trong chiến tranh, lụt, động đất v.v… Nạn đói có thể mang tính chất địa phương hoặc ở một khu vực rộng (mất mùa) ở các nước thứ ba và là một vấn đề lớn về xã hội, kinh tế và sức khoẻ công cộng. Ở người lớn, cơ thể có xu hướng thích nghi với tình trạng thiếu thức ăn bằng cách trước hết sử dụng dự trữ mỡ (phân giải mỡ), sau đó đến protein ở cơ (giảm sút khối lượng cơ), mất các chất điện giải và dự trữ glycogen bị cạn kiệt rất nhanh. Nếu thiếu ăn kéo dài, có thể bị mất tới 50% trọng lượng cơ thể, da mỏng, khô, nhợt nhạt, lạnh (thân nhiệt giảm), lông tóc giảm, bệnh nhân yếu (trương lực cơ giảm) và trở nên vô cảm. Tinh hoàn teo, mất ham muốn tình dục, phụ nữ bị vô kinh. Huyết áp động mạch giảm, mạch chậm, suy tuần hoàn – hô hấp tăng dần. Thường bị thiếu máu vừa phải và hồng cầu bình thường. Có thể bị suy giảm miễn dịch. Đến giai đoạn cuối có xuất hiện phù và tiêu chảy làm cho tình trạng mất nước nặng thêm. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến giai đoạn muộn, sau đó bị hôn mê sâu dần. Điều trị: Cần tránh “tái dinh dưỡng” không hợp lý, nếu không sẽ gây thêm hạ phosphat huyết, tăng gánh nước – muối natri và rối loạn các chất điện giải. Cần phải cho ăn lại từ từ (xem chế độ ăn sau khi bị đói kéo dài).

Nguyên nhân Mụn trứng cá và thuốc điều trị hiệu quả hiện nay

Mụn trứng cá là một bệnh rất thường gặp, tự giới hạn, liên quan đến hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên, ở trẻ gái thường thấy. Mụn khoảng một năm trước tuổi dậy thì. Nữ bị Mụn sớm hơn nhưng ở nam giới bệnh thường xảy ra nặng hơn.

CĂN NGUYÊN SINH BỆNH

Yếu tố chính liên quan đến bệnh sinh mụn là tăng sinh chất bã nhờn, có sự sừng hóa bất thường của lỗ nang lông. Đồng thời với sự sinh sản của vi khuẩn Propionibacterium acnes, cộng với hiện tượng viêm. Mức độ trầm trọng của bệnh thường liên quan đến lượng chất bã nhờn bài tiết ra. Người bị Mụn thường có tuyến bã to và tăng hoạt động khiến cho da bị nhờn và lỗ chân lông to.

DỊCH TỄ HỌC

Bệnh rất phổ biến, thường thấy ở thanh thiếu niên và người lớn trẻ. Tỷ lệ bệnh tăng nhanh trong giai đoạn thanh niên và sau đó giảm dần khi trưởng thành. Mặc dù trẻ gái bị Mụn sớm hơn trẻ trai nhưng ở phái nam bệnh nặng hơn gấp 10 lần. Người bệnh bị Mụn trứng cá dạng bọc nặng thường có tiền sử gia đình có người bị Mụn tương tự.

Tuổi: Nữ thường ở độ 10-17 tuổi trong khi ở nam là 14-19 tuổi. Bệnh có thể khởi phát trễ 25 tuổi hoặc hơn. Một số trường hợp nhẹ có thể xảy ra ở trẻ mới sinh, Mụn thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh.

Nghề nghiệp: Người có nghề tiếp xúc nhiều với dầu khoáng dễ bị Mụn.

Thuốc dùng: Hydantoin, corticoid dạng thoa, uống hoặc chích. Trimethadione, Isoniazid, Lithium, Halothane, thuốc ngừa thai, Vitamin B12.

Các tác nhân khác: Yếu tố nội tiết, kích xúc mạnh như thi cử, lo lắng nhiều.

Phơi nắng quá nhiều cũng có thể gây Mụn.

CHẨN ĐOÁN:

Dựa vào

  • Vị trí: Vùng da có tiết bã nhiều như mặt, lưng, ngực.
  • Thương tổn đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nốt, còi, nang, sẹo.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh ở nang lông hoặc sẩn ở mặt:

Viêm nang lông.

Thương tổn dạng mụn trứng cá trong bệnh Giang mai thời kỳ thứ hai.

Thương tổn sẩn hay sẩn hoại tử ở mặt.

Mụn cóc phẳng ở mặt.

MỤN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG

Thường gặp ở tuổi dậy thì (90% trước tuổi 20) do sự tăng tiết Androgen. Tuy nhiên, Mụn có thể xảy ra ở người 20 hay 30 tuổi.

Lâm sàng

Phát ban đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nang nốt, sẹo.

Vị trí: Vùng tiết bã nhờn nhiều như:

+ Mặt: Nhiều nhất ở 2 bên má.

+ Mũi, trán, cằm ít bị hơn.

+ Tai: Nang ở dái tai.

+ ở nam giới: Vai, vùng trước ngực, lưng có thể bị.

Thương tổn da: Có 2 loại thương tổn là viêm và không viêm.

+ Thương tổn viêm:

. Sẩn nhỏ có quầng viêm chung quanh.

. Nốt: Cục sưng, mềm, lớn. Một vài nốt tạo thành nang ở sâu. Các cục sâu này có thể hóa mềm tạo ra áp-xe, sau đó để lại sẹo rất xấu.

+ Thương tổn không viêm: cồi mụn hay Nhân trứng cá (comedon). Có 2 loại:

. Nhân trứng cá mở hay Mụn đầu đen (Black heads): Tương ứng với sự tích tụ chất sừng bên trong. Những điểm đến do sự hiện diện của các hạt sắc tố trên bề mặt.

. Nhân trứng cá đóng hay Mụn đầu trắng (White heads) hay nang nhỏ (microcyst): Là những chấm nhỏ màu trắng ngà, dưới da, đường kính vài mm.

Yếu tố bộc phát

Thức ăn nhiều mỡ đôi khi gây thành đợt viêm nhiễm nặng.

Nội tiết: Mụn trứng cá trước kỳ kinh thường gặp ở phụ nữ.

Thần kinh: Căng thẳng tinh thần, lo lắng quá mức.

Hóa chat: Dầu khoáng chất, iode, brôm, corticoids.

Diễn tiến

Có nhiều cơn bộc phát kéo dài nhiều năm. Bệnh lành tính nhưng gây sẹo mất thẩm mỹ.

MỘT VÀI DẠNG LÂM SÀNG KHÁC

Mụn trứng cá cục

Thường gặp ở phái nam.

Ngoài những thương tổn căn bản của Mụn trứng cá thông thường còn có các thương tổn khác như:

+ Nang dạng biểu bì có nguồn gốc nang lông.

+ Cục do viêm và vỡ nang. Những cục này có thể bị áp-xe hóa, tạo lỗ dò để lại sẹo cứng, co rút, lõm.

Vị trí: Mặt, cổ, vùng quanh tai, ngực.

Mụn trứng cá kết cụm (acne conglobata)

Là biểu hiện nặng của Mụn trứng cá.

Thương tổn là những nang chứa chất nhờn, những nốt viêm kết thành nhóm, cục, áp-xe, tạo thành lỗ dò, loét xuất huyết. Khi lành để lại những sẹo rất xấu.

Thương tổn có thể kết hợp với Viêm hạch nước có mủ (hidradénite suppurée).

Biến chứng có thể gặp: Ung thư tế bào gai, thoái hóa dạng tinh bột ở nội tạng.

Mụn trứng cá do thuốc hay phát ban dạng mụn trứng cá

  • Lâm sàng

Thương tổn có tính đơn dạng: sẩn, mụn mủ.

Khởi phát đột ngột.

Vị trí: Không bắt buộc là vị trí của Mụn trứng cá thông thường.

Những thuốc có thể gây ra:

+ Androgens ở người nữ.

+ Thuốc ngừa thai uống.

+ Corticoids tại chỗ hay toàn thân.

+ INH

+ Vitamin B12

+ Thuốc chống động kinh (Barbiturics, Hydantoin).

+ Halogens (Brôm, Iodes).

+ Một số thuốc chống trầm cảm.

+ Thuốc ức chế miễn dịch (Azathioprine, Cyclosporine).

Mụn trứng cá đỏ

Thương tổn là hồng ban, sẩn, mụn mủ, dãn mao mạch.

Thường xảy ra ở nữ giới tuổi trung niên. Tuy nhiên những trường hợp nặng nhất thường thấy ở nam giới.

Vị trí: Vùng giữa mặt như mũi, má. cằm đôi khi cũng bị tổn thương.

ĐIỀU TRỊ

Trường hợp nhẹ: Vài cho đến nhiều comedon.

Benzoyl peroxide: Thoa ngày 2 lần.

Kháng sinh tại chỗ:

+ Clindamycine phosphate 1%.

+ Erythromycine: Hiệu quả, ít gây kích ứng.

Trường hợp trung bình: Từ vài đến nhiều comedon, vài sẩn, mụn mủ.

Benzoyl peroxide gel bôi ngày 2 lần.

Retinoids.

Kết hợp Tretinoin kiềm khuẩn + Tối bôi tretinoin.

+ Sáng bôi Benzoyl peroxide.

Adapalene (Differin 0,1% gel).

Trường hợp nặng (sẩn viêm mụn mủ, cysts, áp-xe):

Dùng các thuốc bôi như trình bày ở trên, kết hợp với kháng sinh.

  • Tetracycline là kháng sinh được chọn lựa đầu tiên, có vài tác dụng phụ, dung nạp tốt, thích hợp cho việc sử dụng lâu dài. Tetracycline có hiệu quả ở liều thấp vì độ tập trung cao trong nang lông tuyến bã nhất là khi có viêm.

Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai.

Thời gian điều trị từ 2 tuần đến 10 tháng.

Liều khởi đầu lg/ngày uống khi bụng đói cho đến khi hết mụn. Nếu thương tổn viêm không giảm sau 4 đến 6 tuần thì tăng liều lên l,5g/ngày trong nhiều tuần, khi bệnh giảm thì giảm liều xuống mức thấp.

  • Erythromycine lg/ngày: 40% p. acnes kháng với Erythromycine.

Trong khi điều trị thường làm men gan tăng cao nhưng đây là nhiễm độc gan hồi phục được.

  • Minocyclin thường được dùng (nhưng đắt tiền) đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các kháng sinh khác. Thuốc hấp thu tốt ngay cả khi uống trong bữa ăn.
  • Doxycycline100mg/ngày. Người bệnh cần được khuyên tránh nắng vì da dễ bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Clindamycine 300-450mg/ngày, rất hiệu quả để điều trị mụn. Tuy nhiên nguy cơ gây viêm ruột giả mạc cho nên chỉ dùng thuốc cho những bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác.

Các thuốc khác

Tác dụng trên sự tăng tiết bã nhờn:

  • Estrogen: Dùng cho người tăng tiết bã nhờn nhiều.

+ Ethinyl estradiol 50-70mg.

+ Kháng Androgen: Acetate cyproterone. Thuốc ngừa thai Diane 35 (35mg Ethinyl oestradial + 2mg acetate cyproterone). Cyproterone ngăn chặn thụ thể Androgen.

  • Retinoic Acid 13-cis:

+ Điều trị mụn trứng cá nặng, tăng tiết bã nhiều.

+ Liều tấn công 0,5mg/kg/ngày. Thời gian tùy theo sự dung nạp của thuốc.

+ Liều duy trì: 0,2-0,3mg/kg/ngày dùng trong nhiều ngày.

  • Spironolactone:

+ Ngăn chặn thụ thể Androgen, làm giảm sản xuất chất bã. Do đó làm giảm mụn.

+ Tác dụng phụ: Nhức đầu, mệt mỏi, tăng kali/huyết, kinh nguyệt không đều.

+ Liều tấn công: 200mg/ngày (tùy theo sự dung nạp).

+ Liều duy trì: 50-175mg/ngày.

Vaccin chống bệnh dại

Vaccin rabique inactivité (Mérieux MSD)

Vaccin rabique (Pasteur Vaccins).

Vaccin virus bất hoạt có chứa một hỗn dịch đông khô của virus bệnh dại bị bất hoạt và tinh chế thu được từ nuôi cấy trên tế bào nhị bội của người (Mérieux MSD) hay trên tế bào Vero (Pasteur Vaccins).

Tính miễn dịch xuất hiện một tháng sau mũi tiêm chủng dự phòng thứ 2 và tồn tại trong khoảng 1 năm.

Chỉ định và liều dùng (vaccin thu được bằng nuôi cấy trên các tế bào nhị bội)

Sử dụng dự phòng: việc chỉ định tiêm chủng cho các người làm nghề đặc biệt có phơi nhiễm, nhất là nhân viên thú ý, phòng thí nghiệm phơi nhiễm với virus bệnh dại, nhân viên lò mổ, người nuôi súc vật, gác rừng, v.v. 2 mũi tiêm dưới da hay bắp thịt cách nhau 28 ngày, tiếp theo 1 lần nhắc lại sau 1 năm rồi tiếp tục 3 năm một lần.

Điều trị sau phơi nhiễm (tại một trung tâm chống bệnh dại): 6 mũi tiêm dưới da hay tiêm bắp thịt vào các ngày 1, 4, 7 và 15, tiếp theo tiêm nhắc lại và các ngày thứ 30 và 90; khi nguy cơ bị bệnh dại nặng, cho tiêm ngày đầu 20 Ul/kg globulin miễn dịch kháng bệnh dại của người hay nếu không có sẵn chế phẩm này thì cho 40 Ul/kg huyết thanh kháng bệnh dại bất kỳ.

Sau lần tiêm chủng cuối cùng, kiểm tra tỷ lệ kháng thể bệnh dại (tỷ lệ 0,5 Ul/ml được coi là bảo vệ được), nếu không đạt, tiêm chủng tiếp tục.

Các corticoid và thuốc ức chế miễn dịch có thể làm cho tiêm chủng bị vô hiệu quả.

Súc vật bị nghi ngờ phải giao cho thú y sĩ theo dõi trong 15 ngày.

Tác dụng phụ

Phản ứng tại chỗ và toàn thân (sưng hạch, mẩn đỏ) hay gặp.

Bảo quản: ở tủ lạnh từ +2°c đến +8°c.

Biểu hiện và chữa bệnh Viêm cột sống dính khớp

ĐỊNH NGHĨA

Bệnh viêm mạn tính và tiến triển của các xương trục với viêm khớp cùngchậu (thường cả 2 bên) là tiêu chuẩn bệnh. Các khớp ngoại vi và các cấu trúc ngoài khớp cũng có thể bị ảnh hưởng. Thường hay xảy ra nhất ở nam giới trẻ tuổi ở thập ký thứ hai hoặc ba; có sự liên quan chặt chẽ với kháng nguyên phù hợp mô HLA-B27.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Đau và cứng lưng—không giảm khi nằm xuống, thường xuất hiện vào ban đêm buộc bệnh nhân phải rời khỏi giường, tồi tệ hơn vào buổi sáng, được cải thiện khi hoạt động, khởi phát âm thầm, kéo dài >3 tháng (thường được gọi là triệu chứng của đau lưng do viêm).

Viêm khớp ngoài trục—khớp háng và vai chiếm 25–35%, các khớp ngoại vi khác chiếm tới 30%, thường không đối xứng.

Đau ngực—do có sự tham gia của xương lồng ngực và các cơ bám.

Đau ngoài/gần khớp—do “viêm điểm bám gân”: viêm ở các điểm bám của gân và dây chằng vào xương; thường ảnh hưởng đến mấu chuyển lớn, mào chậu, ụ ngồi, xương chày, gót.

Các phát hiện ngoài khớp—gồm viêm màng bồ đào trước cấp tính trong khoảng 20% bệnh nhân, viêm động mạch chủ, thiểu năng van động mạch chủ, viêm hệ tiêu hóa, rối loạn dẫn truyền tim, thoái hóa dạng bột, xơ hóa thùy trên 2 bên phổi.

Thể chất—sốt, mệt mỏi, sụt cân có thể xảy ra.

Biến chứng thần kinh—liên quan đến gãy/trật xương cột sống (có thể xảy ra kể cả chấn thương nhỏ), khớp đốt đội-trục (có thể dẫn đến chèn ép tủy), hội chứng đuôi ngựa.

THĂM KHÁM

Cứng các khớp liên quan

Giảm độ dãn lồng ngực

Giảm độ cong cột sống (test Schober)

LƯỢNG GIÁ

Tốc độ máu lắng và CRP tăng trong phần lớn trường hợp.

Thiếu máu nhẹ.

Yếu tố thấp và kháng thể kháng nhân âm tính.

HLA-B27 có thể hữu ích ở bệnh nhân có triệu chứng viêm lưng nhưng x-quang âm tính.

X-quang: giai đoạn sớm có thể bình thường. Khớp cùng-chậu: thường đối xứng; mòn xương với “giả rộng” sau đó là xơ và cứng khớp. Cột sống: đốt sống đôi; chồi khớp; cốt hóa của vòng xơ và dây chằng dọc trước gây nên “cột sống tre”. Vị trí viêm điểm bám gân có thể cốt hóa và thấy trên phim x-quang. MRI là lựa chọn khi phim x-quang không chuẩn bị không cho thấy bất thường khớp cùng-chậu và có thể cho thấy viêm nội khớp sớm, thay đổi sụn, và phù tủy xương.

CHẨN ĐOÁN (BẢNG 171-1)

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh lý cột sống liên quan đến viêm khớp tái phát, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do bệnh ở ruột (Bảng171-2). Dày xương lan tỏa tự phát.

ĐIỀU TRỊ Viêm cột sống dính khớp

  • Tập thể dục để suy trì tư thế và sự di động là quan trọng.
  • Yếu tố điều hòa TNF (Etanercept, Infliximab, adalimumab, Golimumab) đã được tìm thấy để ngăn chặn hoạt động của bệnh và cải thiện chức năng.
  • NSAIDs (Indomethacin 75 mg phóng thích chậm hàng ngày hoặc 2 lần/ngày) hữu ích trong phần lớn trường hợp.
  • Sulfasalazin 2–3 g/ngày hiệu quả không đáng kể, chủ yếu cho viêm khớp ngoại biên.
  • Methotrexat, được sử dụng rộng rãi nhưng hiệu quả chưa được chứng minh.
  • Không có vai trò điều trị nào được ghi chép cho Glucocorticoid toàn thân.
  • Glucocorticoid nội khớp cho viêm điểm bám gân dai dẳng hoặc viêm màng hoặt dịch ngoại vi; Glucocorticoid ở mắt cho viêm màng bồ đào với một số trường hợp suy giảm miễn dịch hệ thống mắc phải; phẫu thuật trong những trường hợp biến dạng khớp nặng.

BẢNG 171-1 TIÊU CHUẨN ASAS ĐỂ PHÂN LOẠI VIÊM CỘT SỐNG (ÁP DỤNG CHO BỆNH NHÂN CÓ ĐAU LƯNG ≥3 THÁNG VÀ TUỔI KHỞI PHÁT <45 TUỔI)a

Hình ảnh viêm khớp cùng chậu, có thêm ≥1 đặc điểm viêm cột sống HLA-B27,có thêm ≥ 2 đặc điểm khác của viêm cột sống
Hình ảnh viêm khớp cùng-chậu

• Viêm cấp trên MRI gợi ý cao tới viêm cột sống kết hợp với viêm khớp cùng chậub
và/hoặc
• Xác định viêm khớp cùng chậu trên phim chụp dựa theo tiêu chuẩn New York sửa đổic

Đặc điểm của viêm cột sống
• Đau lưng do viêmd
• Viêm khớpe
• Viêm điểm bám gân (gót)f
• Viêm màng bồ đào trướcg
• Viêm ngóne
• Bệnh vảy nếne
• Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại trànge
• Đáp ứng tốt với NSAIDsh
• Tiền sử gia đình có viêm cột sốngi
• HLA-B27
• Tăng CRPj

aĐộ nhạy 83%, độ đặc hiệu 84%. Hình ảnh cánh tay (viêm khớp cùng-chậu) đơn độc có độ nhạy 66% và độ đặc hiệu 97%.
bPhù tủy xương và/hoặc viêm xương trên chuỗi xung làm mất tín hiệu mô mỡ (STIR) hoặc hình ảnh T1 tăng gadolinium.
cMức của hai bên ≥2 hoặc mức của một bên là 3 hoặc 4.
dXem chữ để biết tiêu chuẩn.
eQuá khứ hoặc hiện tại, được chẩn đoán bởi bác sĩ.
fQuá khứ hoặc hiện tại có đau hoặc ấn đau khi thăm khám ở xương gót của gân Achilles hoặc cân gan chân.
gQuá khứ hoặc hiện tại, được xác nhận bởi một bác sĩ chuyên khoa mắt.
hGiảm đau lưng đáng kể sau 24–48 giờ dùng đủ liều NSAID.
iMối quan hệ mức thứ nhất hoặc thứ hai với viêm cột sống dính khớp (AS), bệnh vảy nến, viêm màng bồ đào, viêm khớp phản ứng (ReA), hoặc bệnh viêm ruột (IBD).
jSau khi loại trừ các nguyên nhân khác làm tăng CRP.

Các từ viết tắt: ASAS: Đánh giá của hiệp hội quốc tế về viêm cột sống; CRP: protein C phản ứng; NSAIDs: thuốc giảm đau chống viêm non-steroid.

Nguồn: Từ M Rudwaleit et al: Ann Rheum Dis 68:777, 2009. Bản quyền 2009, với sự cho phép từ BMJ Publishing Group Ltd.

BẢNG 171-2 TIÊU CHUẨN CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU BỆNH CỘT SỐNG CHÂU ÂU (ESSG) VỀ VIÊM CỘT SỐNGa

Đau lưng do viêmb hoặc/và

Viêm màng hoạt dịch
• Không đối xứng hoặc
• Chủ yếu ở chi dưới

Một hoặc nhiều những đặc điểm sau:
• Tiền sử gia đình về viêm cột sốngb
• Bệnh vảy nếnb
• Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràngc
• Viêm niệu đạo không do lậu, viêm cổ tử cung, hoặc tiêu chảy cấp trong vòng 1 tháng trước khi viêm khớp
• Đau mông xen kẽd
• Viêm điểm bám gânb
• Hình ảnh viêm khớp cùng-chậub

aĐộ nhạy >85%, độ đặc hiệu >85%.
bXem định nghĩa ở Bảng 171-1.
cQuá khứ hoặc hiện tại, được chẩn đoán bởi một bác sĩ và được xác nhận bằng nội soi hoặc chụp phim.
dQuá khứ hoặc hiện tại có đau xen kẽ giữa vùng mông trái và phải.

Nguồn: Từ M Dougados et al; J Sieper J et al. Bản quyền 2009, với sự cho phép của BMJ Publishing Group Ltd.

Chuẩn bị gây mê mổ hẹp eo động mạch ở trẻ em

  • Hẹp eo động mạch chủ là sự tắc nghẽn động mạch chủ bẩm sinh.
  • Triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí tắc và sự liên quan tới ống thông động mạch (PCA).

Bệnh được chia làm hai loại:

  • Loại trước ống thông: vị trí thường ở eo động mạch và kèm theo những dị tật khác chiếm gần 90% bệnh nhân. Tưới máu cho phần dưới cơ thể qua ống thông động mạch (PCA).
  • Loại sau ống thông: không có triệu chứng gì cho tới khi ống thông được đóng lại. Tưới máu cho phần dưới cơ thể nhờ vào hệ thống tuần hoàn bằng hệ của động mạch trên xương đòn, bờ rìa xương bả vai và động mạch liên sườn phát triển mạnh.

Cơ chế bệnh sinh:

  • Suy tim ở thời thơ ấu và cao HA ở chi trên (dấu hiệu cơ bản).
  • Khi chênh áp > 40mmHg hoặc HA hệ thống > 180mmHg thì có chỉ định phẫu thuật.

Kỹ thuật gây mê:

Sự chênh áp của thương tổn tắc nghẽn quyết định tới kỹ thuật gây mê.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

Dự phòng viêm nội tâm mạc.

Loại trước ống: đặt catheter để đo huyết áp xâm nhập ở bên tay phải (không tiêm ở tay trái).

Loại sau ống: đặt catheter ở động mạch rốn hoặc ở chi dưới. Theo dõi huyết áp nhằm đánh giá sự tưới máu cho chi trên và chi dưới.

Đặt catheter để đo áp lực tĩnh mạch trung ương theo dõi lượng dịch tối đa cho tiền gánh (tránh quá tải thất).

Theo dõi ECG và Sp02, đặt sonde bàng quang để theo dõi nước tiểu.

TIỀN MÊ

Ketamin: 2mg/kg, TM (liều này không ảnh hưởng tới nhịp tim và PVB. hoặc

Midazolam: 0,5mg/kg, TM hoặc

Seduxen: 0,2mg/kg, TM.

KHỞI MÊ

  • Những thuốc mê tĩnh mạch có thể dùng:

Thiopental: 2mg/kg, TM hoặc Propofol 1mg/kg.

  • Những thuốc mê có thể dùng:

Có thể dùng được tất cả các loại thuốc mê bốc hơi nhưng tỷ lệ % thấp.

  • Những thuốc giãn cơ có thể được dùng:

Pancuronium, rocuronium, norcuron. Liều lượng như gây mê thông thường.

DUY TRÌ MÊ

Theo như nguyên tắc chung trong kỹ thuật gây mê bệnh nhân có thương tổn tắc nghẽn.

Điểm khác biệt trong gây mê hẹp eo động mạch chủ là:

Tránh HA quá cao gây chảy máu não, tổn thương thần kinh tuỷ sống do thiếu máu. Vì vậy trong gây mê cần chú ý:

Cặp thử động mạch (test ĐM) có thể được tiến hành. Nếu HAĐM tăng lên 25-30mmHg có nghĩa tuần hoàn bàng hệ không thoả đáng cần phải cho thuốc hạ HA và lúc này cần phải được mở ra và sau khi khống chế được HA thì clamp có thể được cặp lại.

Sử dụng nhóm thuốc mê bốc hơi liều cao như halothan, isofuran… để hạ HA.

Các loại thuốc giãn mạch như: sodium, nitroprussid hoặc trimetaphan, loxen truyền TM để không chế HA. Propranolol có thể được sử dụng để làm giảm nhịp tim khi cần (liều có thể lên tới 0,06mg/kg).

Ngừng truyền thuốc giãn mạch và bù lại khối lượng máu mất thoả đáng trước khi mở clamp 5-10 phút (tránh tụt HA đột ngột sau khi mở clamp).

Nếu khi đã sử dụng các thuốc trên mà HA không hạ được thì có thể truyền lượng dịch quá nhiều hoặc liều lượng các thuốc giãn mạch chưa thoả đáng.

Nếu có thể hạ thân nhiệt xuống 33°c (bảo vệ thần kinh tuỷ sống).

Bỏ clamp ở phía ngoại biên trước, đầu gần bỏ sau.

Trước khi bỏ clamp nên chống nhiễm toan bằng sodium – bicarbonat.

Cao HA sau mổ thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân phức tạp nhưng có thể do phản xạ tự nhiên, đau và hệ thống renin – angiotensin. Điều trị bằng thuốc giãn mạch, chẹn beta và lợi niệu.

Sau mổ có thể có đau bụng (do cường giao cảm, viêm mạc treo ruột, thiếu máu ở ruột non).

GIẢM ĐAU SAU MỔ

  • Morphin: 0,1-0,2mg/kg, TM.
  • Fentanil: 1-2pg/kg, TM.

Giảm đau bằng thuốc hoặc gây tê ngoài màng cứng có luồn catheter với marcain + morphin.

Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép đối với điều dưỡng

Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép

Tầm quan trọng của hồ sơ người bệnh và sự ghi chép

Hồ sơ BN là các loại giấy tờ liên quan đến bệnh tật của người bệnh

Hồ sơ tài liệu về chuyên môn kỹ thuật

Chứng từ tài chính

Tài liệu pháp y

Quá trình điều trị chăm sóc người bệnh trong một thời gian tại một cơ sở y tế

Hồ sơ người bệnh được ghi chép đầy đủ, chính xác, khoa học, khách quan, thận trọng, có hệ thống

Hồ sơ người bệnh giúp cho việc đánh giá chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh và tinh thần trách nhiệm, khả năng chuyên môn của mỗi người nhân viên y tế

Điều dưỡng ở khoa khám bệnh và khoa điều trị có trách nhiệm giúp bác sĩ suốt quá trình khám bệnh, cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh trong quá trình tiếp xúc, theo dõi, có trách nhiệm ghi phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc.

Quy định chung

Mỗi đơn vị y tế có thể thêm những quy định riêng về hồ sơ bệnh nhân nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung của hồ sơ bệnh nhân.

Nguyên tắc ghi chép hồ sơ.

Hồ sơ bệnh nhân phải ghi chép rõ ràng, dễ đọc, dễ xem

Các tiêu đề trong hồ sơ phải ghi chính xác, đầy đủ

Không dùng các ký hiệu, chữ viết tắt do tự ý đặt ra

Ghi chép những việc về điều trị, chăm sóc do mình thực hiện, sao chép những chỉ định được ghi trong hồ sơ người bệnh

Tất cả các thông số theo dõi. Kết quả ghi đúng vào những mẫu giấy tờ cần thiết

Ghi chép hồ sơ người bệnh những nhận định tình trạng bệnh, diễn tiến của bệnh, cách xử lý, điều trị, chăm sóc phải cụ thể, rõ ràng từng thời gian

Ghi chép, bàn giao các trường hợp người bệnh nặng, người bệnh phẫu thuật cần theo dõi 24/24

Ghi chép hồ sơ người bệnh những lý do, chữ ký, địa chỉ của người bệnh khi họ từ chối sự điều trị, chăm sóc

Bệnh án phải hoàn chỉnh trước 24 giờ và có đủ các xét nghiệm cần thiết ở người bệnh cấp cứu

Các thành phần của hồ sơ người bệnh

Hồ sơ gồm hai phần chính, bao gồm: phần hành chính và phần chuyên môn.

Phần hành chính

Những thông tin về người bệnh như: tên họ người bệnh, địa chỉ, nghề nghiệp, địa chỉ và người cần liên hệ

Những thông tin liên quan đến việc thống kê lưu trữ hồ sơ: số nhập viện, mã số, ngày nhập viện, ra viện

Những thông tin liên quan viện phí

Những thông tin của tuyến dưới

Phần chuyên môn

Các kết quả xét nghiệm: Huyết học, Hoá sinh, Vi sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh

Phiếu theo dõi

Phiếu chăm sóc

Biên bản hội chẩn, sơ kết đợt điều trị, giấy cam đoan, (nếu có)

Các tờ điều trị

Quy định về sự ghi chép phiếu chăm sóc

Phiếu chăm sóc

Là phiếu dùng để ghi diễn biến của người bệnh về chăm sóc, xử trí và thực hiện các y lệnh về điều trị của điều dưỡng

Là phiếu để thực hiện thông tin giữa các điều dưỡng và giữa điều dưỡng với bác sĩ điều trị.

Là tài liệu pháp lý để xem xét đánh giá trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng

Nguyên tắc chung

Ghi kịp thời: ngay sau khi theo dõi, chăm sóc hoặc sử trí cho người bệnh

Thông tin ngắn gọn, chính xác: chỉ ghi những thông tin trong phạm vi trách nhiệm của điều dưỡng

Không ghi trùng lập thông tin: các thông tin đã ghi trên các phiếu (phiếu theo dõi chức năng sống) sẽ không ghi lại trên phiếu này

Kiểm tra lại ngay hoặc trao đổi ngay với bác sĩ điều trị, nếu điều dưỡng phát hiện có những thông tin khác biệt với nhận xét của bác sĩ

Hướng dẫn ghi phiếu chăm sóc

Mỗi lần ghi vào phiếu chăm sóc phải ghi ngày, giờ và phút tại thời điểm mà người điều dưỡng theo dõi hoặc chăm sóc người bệnh

Cột diễn biến ghi ngắn gọn những diễn biến hoặc tình trạng bất thường của người bệnh mà người điều dưỡng theo dõi được kể cả những than phiền, kiến nghị của người bệnh

Cột thực hiện y lệnh/chăm sóc: việc người điều dưỡng đã thực hiện chăm sóc chính

Về chăm sóc: ghi những việc chăm sóc chính (tắm, vệ sinh, tay đổi tư thế, chăm sóc vết loét, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn người bệnh).

Về xử trí: chỉ ghi những xử trí khi có tình huống cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của điều dưỡng sơ cứu ban đầu cùng với việc báo bác sĩ hoặc các xử trí thông thường (thay băng, đắp khăn chườm lạnh khi người bệnh sốt cao).

Về đánh giá kết quả: những kết quả mang lại ngay sau xử trí chăm sóc dựa trên chẩn đoán chăm sóc để đánh giá kết quả bệnh nhân ghi.

Về thực hiện y lệnh: ghi việc thực hiện y lệnh đặc biệt, bổ sung đột xuất theo hồ sơ bệnh án. Các y lệnh thường quy được ghi đánh dấu trong sổ thực hiện y lệnh nên chỉ cần ghi thực hiện y lệnh có phiếu truyền dịch.

Cột ký tên: điều dưỡng ghi rõ tên của mình đủ để mọi người nhận dạng được chữ ký.

Đối với người bệnh chăm sóc cấp I, cấp II cần ghi thường xuyên về những diễn tiến bệnh của người bệnh. Với với người bệnh chăm sóc cấp III, ghi tối thiểu 1 lần trong ngày và khi cần. Ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cần ghi những diễn tiến của người bệnh nặng hoặc có diễn tiến bất thường.

Bảo quản hồ sơ người bệnh

Trong quá trình sử dụng hồ sơ người bệnh tại khoa, phòng cần lưu ý những vấn đề sau:

Sắp xếp và dán hồ sơ bệnh án, viết theo thứ tự quy chếĐiều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ:

Sắp xếp, hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án.

Bệnh án phải có bìa, đóng thêm gáy để dán các tài liệu theo trình tự quy định: cần viết theo theo tự của bộ hồ sơ do vụ điều trị của BYT đã quy định.

Các giấy tờ hành chính.

Các tài liệu của tuyến dưới (nếu có).

Các kết quả xét nghiệm (xếp lệch nhau từng lớp): huyết học, hóa sinh, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh, giải phẩu bệnh theo thứ tự trước dưới, sau trên.

Phiếu theo dõi (mạch – nhiệt huyết áp) nếu bệnh nhân nặng – chuyển theo dõi thường quy thành theo dõi giờ.

Phiếu chăm sóc.

Biên bản hội chẩn, sơ kết đợt điều trị, giấy cam đoan, (nếu có)

Các tờ điều trị có đánh số trang dán theo thứ tự thời gian; họ tên người bệnh viết chữ in hoa, có đánh dấu; tờ điều trị có ghi số giường, số buồng bệnh.

Các giấy tờ trên phải đóng dấu giáp lai để quản lý hồ sơ.

Toàn bộ hồ sơ được đặt trong một cặp bìa cứng, bên ngoài có in số giường.

Bộ Y tế

BV:

Khoa:

PHIếU CHĂM SóC

Điều dưỡng ghiPhiếu số

. . . . .

MS: 09/BV-01

Số vào viện . . . . . . .

Họ tên người bệnh: Tuổi Nam/Nữ Số giường: Buồng Chẩn đoán:

Ngày Giờ, phút Theo dõi diễn biến Thực hiện y lệnh chăm sóc Ký tên
8h5’
9h
12h
14h

Quản lý hồ sơ bệnh án: điều dưỡng hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ

Giữ gìn quản lý mọi hồ sơ bệnh án trong khoa.

Hồ sơ bệnh án được để vào giá hoăc tủ theo qui định, dễ thấy dễ lấy.

Hết giờ làm việc phải kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và bàn giao cho điều dưỡng thường trực.

Không để người bệnh và gia đình người bệnh xem hồ sơ bệnh án.

Học viên thực tập muốn xem hồ sơ bệnh án phải được sự đồng ý của trưởng khoa, ký sổ giao nhận, xem tại chỗ, xem xong bàn giao lại ngay cho điều dưỡng hành chính.

Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án

Quy định chung

Hồ sơ bệnh án là tài liệu quan trọng phải đựơc giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng qui định của pháp luật về lưu trữ.

Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú, chuyển viện và tử vong phải được hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo qui chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện sau đó chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp lưu trữ theo qui định.

Việc khai thác sử dụng hồ sơ bệnh án phải theo đúng quy định.

Quy định cụ thể

Lưu trữ hồ sơ bệnh án

Đăng ký lưu trữ

Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.

Phòng kế hoạch tổng hợp kiểm tra việc thực hiện quy chế hồ sơ bệnh án của khoa trình giám đốc ký duyệt và chuyển lưu trữ.

Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm.

Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm.

Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm.

Giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phân công cụ thể viên chức chuyên trách giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án.

Ghi đầy đủ các thông tin quy định vào sổ lưu trữ.

Hồ sơ bệnh án được để vào tủ hoặc trên giá, có biện pháp: chống ẩm, phòng cháy, chống gián, chống chuột, chống mối và các côn trùng khác.

Các hồ sơ bệnh án đuợc đánh thứ tự theo chuyên khoa, hoặc theo danh mục bệnh tật quốc tế nhằm bảo quản lưu trữ và cung cấp tài liệu nhanh chóng thuận tiện.

Hồ sơ người bệnh tử vong

Hồ sơ người bệnh tử vong phải được bảo quản chặt chẽ, lưu trữ tủ riêng, theo thứ tự từng năm.

Tủ lưu trữ hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong phải luôn luôn khóa. Giám đốc bệnh viện có quyết định phân công và giao trách nhiệm cho người giữ hồ sơ bệnh án.

Sử dụng hồ sơ bệnh án đã lưu trữ

Bác sĩ trong bệnh viện cần mượn hồ sơ bệnh án để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học phải có giấy đề nghị ghi rõ mục đích, thông qua trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và chỉ được đọc tại chỗ. Với với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong, ngoài các thủ tục trên phải được giám đốc bệnh viện ký duyệt.

Phòng kế hoạch tổng hợp phải có sổ theo dõi người đến mượn hồ sơ bệnh án và lưu trữ các giấy đề nghị.

Người mượn hồ sơ bệnh án không được tiết lộ nghề nghiệp chuyên môn.

Cơ quan bảo vệ pháp luật và thanh tra cần sử dụng hồ sơ bệnh ánư Phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị ghi rõ mục đích sử dụng hồ sơ bệnh án.

Căn cứ giấy giới thiệu hoặc công văn yêu cầu, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp báo cáo giám đốc ký duyệt mới được phép đưa hồ sơ bệnh án cho mượn đọc hay sao chụp tại chỗ.

Với với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong, giám đốc bệnh viện phải báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp, sau khi được sự đồng ý của cấp trên, giám đốc bệnh viện mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp, chép tại chỗ.

Với với hồ sơ bệnh án của cán bộ diện quản lý bảo vệ sức khỏe trung ương phải được phép của chủ tịch hội đồng quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp của ng và Nhà nước mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp, chép tại chỗ.

Kết luận

Hồ sơ người bệnh là một chứng từ rất quan trọng được lưu trữ tại phòng thống kê tổng hợp, nó vừa có tính chuyên môn vừa có tính pháp lý. Khi cần theo dõi một quá trình bệnh tật của người bệnh để điều trị, để nắm vững những vấn đề về bệnh tật của người bệnh về mặt pháp lý và cũng góp phần rất lớn trong công tác nghiên cứu khoa học trong điều trị và chăm sóc.

Noradrenalin (Norepinephrine) – thuốc cấp cứu tụt huyết áp nặng

chế tác dụng:

Norepinephrine là 1 cathecholamin được chiết xuất từ tự nhiên, nó chỉ khác với epinephrine bởi không có nhóm methyl ở amine cuối cùng. Epinephrine và norepinephrine gần giống nhau về khả năng kích thích các thụ thể ß1 – adrenergic (trên tim), nhưng hiệu quả kích thích trên thụ thể ∝1 và ß2 – adrenergic là rất khác nhau. Norepinephrine là chất chủ vận của thụ cảm thể ∝ mà rất ít ảnh hưởng trên thụ thể ß2. Norepinephrine làm tăng tính co bóp cơ tim do tác dụng trên thụ cảm thể ß1 – adrenergic. Tác dụng của nó trên thụ thể ∝ dẫn tới co động mạch và tĩnh mạch. Tác dụng tăng sức co bóp cơ tim (inotrope (+)) của norepinephrine đã được ứng dụng trong điều trị các trường hợp shock nặng. Cần lưu ý tác dụng gây tăng sức cản mạch máu của norepinephrine có thể sẽ làm mất tác dụng inotrope (+) của nó. Norepinephrine làm tăng huyết áp do tăng sức cản mạch máu hệ thống nhưng có thể không cải thiện hoặc thậm chí làm giảm cung lượng tim. Vì norepinephrine làm tăng nhu cầu O2 cơ tim cho nên có thể làm tăng thiếu máu cơ tim, đặc biệt do kích thích các thụ cảm thể ∝ ở mạch vành nên có thể gây ra co thắt mạch vành ở những bệnh nhân có bệnh thiếu máu cơ tim. Norepinephrine được sử dụng như 1 biện pháp cuối cùng trong cấp cứu nội khoa.

Chỉ định:

Thuốc được dùng trong điều trị tụt huyết áp nặng mà các amin giao cảm khác không còn hiệu lực. norepinephrine có tác dụng tốt hơn ở những trường hợp có sức cản ngoại vi thấp. Tụt huyết áp và sức cản ngoại biên thấp hiếm gặp trong nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) nhưng lại thường gặp trong shock nhiễm trùng và shock có cơ chế thần kinh. Việc sử dụng norepinephrine cần được xem như 1 biện pháp tạm thời. Bởi vì kết qủa điều trị phụ thuộc không chỉ đơn thuần là nâng được huyết áp mà còn đòi hỏi phải điều chỉnh các bất thường khác kèm theo trong trạng thái shock.

Liều lượng:

Norepinephrine bitartrate USP được đóng trong những ống 4ml; mỗi ml chứa 1mg norepinephrine nguyên chất và 2mg norepinephrine bitartrate. Cần trộn nó với 250ml dung dịch dextrose 5% hoặc muối đẳng trương để có được đậm độ 16µg/ml. Phải truyền norepinephrine qua 1 catheter tĩnh mạch trung tâm để giảm tối đa nguy cơ truyền ra ngoài tĩnh mạch (xem phần chú ý). Liều truyền ban đầu thường dùng là 0,5 – 1µg/phút. Sau đó chỉnh tốc độ truyền để đạt được tác dụng mong muốn đó là duy trì huyết áp vừa đủ (tiêu chuẩn hợp lý là huyết áp tâm thu ít nhất 90mmHg) với liều nhỏ nhất có thể được. Liều trung bình ở người lớn là 2- 12µg/phút. Những bệnh nhân shock nặng có thể cần liều lớn tới 30µg/phút. Norepinephrine phải được truyền qua bơm tiêm điện để đảm bảo tốc độ dòng chính xác. Việc sử dụng thuốc này phải được xem như một biện pháp tạm thời, cần giảm liều hoặc ngừng truyền càng sớm càng tốt và chuyển sang dùng một loại amin giao cảm khác, cần giảm liều norepinephrine từ từ để tránh tụt huyết áp đột ngột, nặng.

Chú ý:

Các biện pháp đo huyết áp ngoại biên trong shock thường là không chính xác do hiện tượng co các mạch máu ngoại vi, cho nên theo dõi liên tục huyết áp động mạch trực tiếp là cần thiết để xác định chính xác mức huyết áp động mạch của bệnh nhân. Nếu huyết áp đo trực tiếp và huyết áp đo gián tiếp bằng túi hơi là như nhau thì ngừng theo dõi huyết áp đo trực tiếp.

Khi không dùng phương pháp theo dõi huyết áp động mạch trực tiếp nữa thì cần theo dõi huyết áp cứ 5 phút 1 lần bằng túi hơi hoặc bằng doppler trong suốt quá trình điều chỉnh liều thuốc. ở bệnh nhân được điều trị bằng thuốc vận mạch norepinephrine cần được theo dõi các chỉ số huyết động để đánh giá những thay đổi của cung lượng tim, áp lực động mạch phổi bít và sức cản động mạch ngoại biên.

Norepinephrine làm tăng nhu cầu O2 cơ tim mà không kèm theo tăng bù trừ lưu lượng máu vành. Nó có thể có hại ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim hay là nhồi máu. norepinephrine có thể gây kích thích gây loạn nhịp đặc biệt ở những bệnh nhân có giảm thể tích máu lưu hành và những bệnh nhân có vùng cơ tim lành còn ít. Tụt huyết áp do giảm thể tích máu là chống chỉ định dùng norepinephrine, trừ khi nó là một phương pháp tạm thời để duy trì tưới máu vành và não cho tới khi việc bù dịch được thực hiện. Hiện tượng thoát mạch của norepinephrine có thể sẽ gây ra hoại tử tổ chức (do thiếu máu cục bộ) và hiện tượng “nổi da gà”. Nếu sự thoát mạch xuất hiện, tiêm phentolamin (5 – 10mg hoà với 10 – 15ml dung dịch muối đẳng trương) vào vùng đó để chống lại tác dụng co mạch của norepinephrine và giảm tối đa hiện tượng hoại tử.

Điều trị bệnh da bằng laser chiếu ngoài

I.  ĐỊNH NGHĨA

Điều trị bệnh da bằng laser chiếu ngoài là phương pháp sử dụng chùm tia laser Hé-Né công suất thấp, bước sóng 632nm, có hiệu ứng sinh học làm thúc đẩy quá trình lành vết thương.

II.  CHỈ ĐỊNH

  • Loét, trợt da và niêm mạc.
  • Nhiễm khuẩn da và niêm mạc: nhọt, viêm quầng, viêm mô tế bào.
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Zona, đau sau zona thần kinh
  • Viêm da cơ địa.
  • Viêm khớp.
  • Tăng huyết áp (chiếu tia vào một số huyệt có tác dụng giảm đau và dãn mạch).

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tổn thương vùng mắt.

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên:  1 người

2.  Dụng cụ

  • Máy laser HeNe công suất
  • Kính bảo vệ mắt cho nhân viên y tế và người bệnh.

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh: tác dụng của laser chiếu ngoài, các bước thực hiện, thời gian chiếu và chi phí điều trị.
  • Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, chỉ định phiếu điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chuẩn bị phòng chiếu

Chuẩn bị người bệnh

Tư thế thích hợp.

Các bước tiến hành

  • Đeo kính bảo vệ mắt người bệnh và nhân viên y tế.
  • Khoảng cách giữa đầu phát tia đến thương tổn từ 25 – Chùm tia thẳng góc với bề mặt thương tổn.
  • Khởi động máy: cắm nguồn điện và bật công tắc khởi động.
  • Đặt thời gian chiếu: tùy theo từng thương tổn (2-7 phút).
  • Liệu trình điều trị: ngày chiếu 1 lần, trong 1-2 tuần. Số buổi chiếu phụ thuộc vào sự đánh giá thương tổn trên người bệnh (do bác sĩ chỉ định).

VI.  THEO DÕI

Tiến triển của thương tổn.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Bỏng da do chiếu quá liều.
  • Ngừng chiều.
  • Điều trị bỏng

Bạn có thể mang thai khi dùng viên tránh thai không?

Điều này đã xảy ra với nhiều người – có thể cả bạn. Bạn bận rộn và quên uống viên tránh thai. Khoảnh khắc nhận ra có thể rất đáng sợ, nhưng không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sẽ mang thai.

Viên tránh thai không ngăn ngừa mang thai 100% thời gian. Nhưng gần như vậy khi được uống theo chỉ dẫn.

Vì không có phương pháp tránh thai nào được đảm bảo và vì rất dễ mắc lỗi, điều quan trọng là hiểu viên tránh thai và các loại phương pháp tránh thai khác hoạt động như thế nào – và cách bạn có thể làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn.

Viên tránh thai hiệu quả đến mức nào?

Viên tránh thai gần như đạt hiệu quả 100% nếu bạn uống đúng cách, tức là vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn không làm vậy, khả năng mang thai của bạn có thể tăng lên đến 9%.

Các loại viên tránh thai

Có nhiều loại viên tránh thai khác nhau, bao gồm viên tránh thai kết hợp và viên mini. Bất kể bạn sử dụng loại nào, điều quan trọng là uống chúng chính xác như hướng dẫn, ngay cả những ngày bạn không quan hệ tình dục.

Viên tránh thai kết hợp chứa hai hormone, estrogen và progestin. Một vỉ viên tránh thai kết hợp thường có từ 21 đến 24 ngày hormone và từ 4 đến 7 ngày viên nhắc nhở, mặc dù có một số loại có 26 ngày viên hoạt động. Bạn nên có kinh nguyệt trong khi uống viên nhắc nhở. Điều quan trọng là uống tất cả các viên trong vỉ, bao gồm cả viên nhắc nhở/viên không hoạt động, để đảm bảo không bỏ lỡ viên hoạt động nào.

Bạn có thể uống một vỉ viên tránh thai kết hợp mỗi tháng hoặc có thể uống các viên hormone liên tục để trì hoãn hoặc ngừng chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nói chung, việc bỏ hoặc loại bỏ chu kỳ kinh nguyệt là an toàn, nhưng bạn nên thảo luận tùy chọn này với bác sĩ và sau đó làm theo chỉ dẫn của họ về thời điểm uống viên.

Vỉ viên mini chỉ chứa một hormone, progestin. Nếu bạn đang uống viên mini, việc uống tất cả 28 viên vào cùng một thời điểm mỗi ngày là rất quan trọng. Nếu bạn uống viên muộn hơn 3 giờ, bạn cần sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng, chẳng hạn như bao cao su.

Bắt đầu sử dụng viên tránh thai

Viên tránh thai không bắt đầu hoạt động ngay lập tức. Bạn cần uống ít nhất vài ngày trước khi nó có hiệu quả. Đó là lý do tại sao quan trọng là sử dụng một biện pháp tránh thai dự phòng, như bao cao su, khi bạn mới bắt đầu uống.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về thời gian bạn cần sử dụng một phương pháp dự phòng. Một số người khuyên bạn nên sử dụng trong toàn bộ vỉ viên đầu tiên.

Cũng hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn vừa sinh con hoặc đang cho con bú và muốn uống viên tránh thai. Bạn có thể phải chờ một khoảng thời gian nhất định trước khi bắt đầu sử dụng viên.

Hãy nhớ rằng, viên tránh thai không bảo vệ bạn khỏi HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, vì vậy bạn cần tiếp tục sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục, đặc biệt là với những bạn tình mới, để giữ an toàn.

Bỏ lỡ viên

Bạn nên uống tất cả các viên theo chỉ dẫn, không có lý do gì. Bỏ lỡ một viên vì bất kỳ lý do gì có thể tăng khả năng mang thai của bạn. Nếu bạn bị cám dỗ bỏ lỡ một viên vì chúng gây ra tác dụng phụ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhưng tiếp tục uống. Nhiều phụ nữ gặp tác dụng phụ khi mới bắt đầu uống viên cảm thấy tốt hơn sau 3 tháng.

Nếu bạn bỏ lỡ một viên, có lẽ không cần phải lo lắng. Chỉ cần uống ngay khi bạn nhớ và tiếp tục uống viên tiếp theo vào thời gian bình thường. Nếu đó là viên mini và đã qua hơn 3 giờ, hãy sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng.

Nếu bạn đang uống viên kết hợp và bỏ lỡ hai hoặc nhiều viên hormone, bạn nên gọi cho bác sĩ. Những gì bạn nên làm tiếp theo sẽ phụ thuộc vào loại viên bạn đang dùng, vì vậy họ có thể tư vấn cho bạn. Dù sao đi nữa, bạn nên sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng, như bao cao su, vì khả năng mang thai của bạn sẽ cao hơn nhiều sau khi bạn bỏ lỡ hai hoặc nhiều viên.

Rượu và viên tránh thai

Dù có phải là một ý tưởng tuyệt vời hay không, rượu và quan hệ tình dục thường đi đôi với nhau. Uống rượu sẽ không thay đổi hiệu quả của viên tránh thai của bạn. Nhưng, vì việc sử dụng viên hiệu quả phụ thuộc vào trí nhớ, bạn cần phải suy nghĩ trước khi có kế hoạch uống.

Rượu có thể gây ra vấn đề trong phán đoán và làm thay đổi hành vi của bạn. Nó có thể làm bạn cẩu thả hơn – và làm lạc hướng ý định của bạn trong việc sử dụng viên tránh thai một cách có trách nhiệm. Một nghiên cứu về việc uống bia bất chợt ở phụ nữ trẻ phát hiện rằng việc uống rượu mạo hiểm gần như làm tăng gấp đôi khả năng viên tránh thai không hoạt động hiệu quả.

Uống quá nhiều cũng có thể khiến bạn nôn mửa. Nếu bạn nôn mửa sau khi uống viên chưa đến 2 giờ trước đó, nó có thể bị đẩy lên và khi đó giống như bạn chưa bao giờ uống nó.

Viên tránh thai cũng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn xử lý rượu. Giống như một số loại thuốc khác, viên tránh thai làm chậm tốc độ mà cơ thể bạn hấp thụ rượu, khiến nó tồn tại lâu hơn. Và càng lâu bạn ở dưới ảnh hưởng của rượu, càng có nhiều thời gian để quên uống viên của mình.

Nếu bạn có kế hoạch uống rượu, cách để giữ đúng kế hoạch với viên tránh thai của bạn là lên kế hoạch trước.

  • Sử dụng các ứng dụng nhắc nhở. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại ứng dụng này thông qua tìm kiếm trên web. Nhiều ứng dụng có thể theo dõi chu kỳ của bạn và thậm chí cả số lượng viên của bạn.
  • Uống viên của bạn sớm trong ngày thay vì buổi tối, khi có thể xảy ra các sự kiện bất ngờ.
  • Mang theo các biện pháp bảo vệ dự phòng như bao cao su và thuốc diệt tinh trùng. Hãy yêu cầu bạn tình hỗ trợ nỗ lực của bạn và làm điều tương tự. Bạn nên luôn sử dụng bao cao su để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) trừ khi bạn đang trong một mối quan hệ trung thành lâu dài.

Các lý do khác mà viên tránh thai có thể thất bại

Ngay cả khi bạn uống đúng cách, vẫn có một số lý do khiến viên tránh thai của bạn không hoạt động. Những lý do này bao gồm:

  • Bạn nôn mửa hoặc bị tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.
  • Bạn uống kháng sinh rifampin, thuốc chống nấm griseofulvin, một số loại thuốc chống co giật, hoặc bổ sung thảo dược St. John’s wort.
  • Bạn bị béo phì. Một số nghiên cứu cho thấy viên tránh thai không hiệu quả bằng nếu một người có cơ thể rất lớn.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng bao cao su như một phương pháp dự phòng, hoặc chuyển sang một phương pháp tránh thai khác hoàn toàn.

Các lý do khác mà các lựa chọn tránh thai khác có thể thất bại

Miếng dán và vòng tránh thai. Những phương pháp này hoạt động tương tự như viên tránh thai. Bạn có thể chèn một vòng vào âm đạo (Annovera, NuvaRing) hoặc dán một miếng lên bụng, cánh tay trên, mông hoặc lưng (Ortho Evra). Giống như viên, chúng có hiệu quả hơn 99% khi bạn sử dụng chúng chính xác. Nhưng nếu bạn không, chúng chỉ có hiệu quả 91%.

Chúng có thể thất bại vì:

  • Bạn không đặt một cái mới đúng thời gian mỗi tháng hoặc nó nằm ngoài âm đạo của bạn hơn thời gian được khuyến nghị. Miếng dán không thể thực hiện chức năng của nó nếu nó rơi ra hoặc nếu bạn không đặt một cái mới vào đúng thời gian mỗi tuần.
  • Bạn uống một số loại thuốc. Những loại thuốc và bổ sung tương tự làm giảm độ tin cậy của viên cũng ảnh hưởng đến vòng và miếng dán theo cách tương tự.
  • Bạn thừa cân. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng miếng dán không hoạt động hiệu quả bằng ở những phụ nữ có trọng lượng cơ thể rất lớn.

Nếu bạn đang xem xét một phương pháp tránh thai mới, hãy thảo luận với bác sĩ về những lựa chọn tốt nhất cho bạn, bao gồm viên, miếng dán hoặc vòng.

Kết luận

Đúng vậy, bạn có thể mang thai khi dùng viên tránh thai nếu bạn bỏ lỡ viên hoặc không uống đúng cách. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải lo lắng nếu bạn không uống một viên đúng thời gian. Luôn nhớ rằng viên tránh thai không ngăn ngừa mang thai 100%. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách đảm bảo bạn sử dụng viên hiệu quả nhất có thể và bạn có thể cần sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng nếu có sự cố xảy ra

Kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

Kỹ thuật cho ăn bằng ống

1. Mục đích

Là phương pháp dùng ống thông bằng nhựa dẻo (tube levine) đưa vào tận dạ dày qua đường mũi hay miệng để đem thức ăn vào.

2. Chỉ định

áp dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh không tự ăn uống được:

Người bệnh mê man.

Nuốt khó do liệt mặt.

Gãy xương hàm.

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

Ung thư lưỡi, thực quản.

Bệnh uốn ván nặng.

Người bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít.

3. Nhận định người bệnh

Tình trạng bệnh lý: hôn mê, tai biến mạch máu não, uốn ván, sứt môi, hở hàm ếch…

Tình trạng niêm mạc mũi, miệng.

Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày (nếu cho ăn lần sau).

Vị trí ống thông (tube Levine) (nếu cho ăn lần sau).

Khẩu phần và chế độ ăn bệnh lý.

Cân nặng và tính chất phân.

4. Chuẩn bị người bệnh

Cho người bệnh nằm đầu cao 30-450.

Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh nếu người bệnh hôn mê về ý nghĩa việc nuôi ăn người bệnh qua tube Levine.

5. Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn.

Dùng bông cồn sát khuẩn 2 tai nghe và mặt màng của ống nghe trước khi trả về chỗ cũ.

6. Ghi vào hồ sơ

Ngày giờ cho ăn.

Loại thức ăn, số lượng thức ăn.

Số lượng dịch tồn lưu trong dạ dày.

Thời gian cho ăn nếu nhỏ giọt liên tục.

Phản ứng của người bệnh khi đặt ống và khi cho ăn (nếu có).

Tên điều dưỡng cho ăn.

7. Những điểm cần lưu ý

Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới bơm thức ăn vào.

Rút dịch và thử trên giấy quì là cách tốt nhất để xác định vị trí ống vào đúng trong dạ dày.

Nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm vào không quá 30ml ở người lớn và 10ml ở trẻ sơ sinh.

Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ: tránh bơm mạnh thức ăn vì có thể làm người bệnh nôn ói do dạ dày bị kích thích.

Khi cho nước hoặc thức ăn, phải cho vào liên tục tránh bọt khí.

Săn sóc mũi, miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống.

Thay ống mỗi 5-7 ngày hoặc thay sớm hơn nếu ống bị bẩn.

Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi.

Có thể đặt ống qua miệng nếu người bệnh bị viêm mũi (sổ mũi, chảy máu cam).

Cố định ống phải chừa khoảng cách để cử động, tránh chèn ép lên cánh mũi gây hoại tử.

Theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.

Theo dõi dịch tồn lưu trong dạ dày cho lần ăn sau, nếu >100ml phải báo bác sĩ.

Bảng 38.1. Bảng kiểm hướng dẫn kỹ năng soạn khay dụng cụ cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Rửa tay – Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật. Tóc gọn gàng.

Rửa tay sạch hết các mặt của đôi tay.

2 Trải khăn sạch
3 Soạn các dụng cụ trong khăn:

ống thông (tube levine).

Ly đựng thức ăn theo y lệnh, nhiệt độ 37- 40, số lượng

300 – 500ml.

Ly đựng nước uống được.

Tăm bông để vệ sinh mũi.

Que đè lưỡi.

Gạc miếng miếng.

Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.

Dụng cụ dùng để thực hiện kỹ thuật cho ăn.

Dụng cụ được sắp xếp gòn gàng ngăn nắp cũng giúp cho người bệnh yên tâm và hợp tác.

– Soạn các dụng cụ đầy đủ, ngăn nắp và an toàn giúp cho việc thực hiện kỹ thuật được hoàn thành tốt
4 Soạn các dụng cụ ngoài khăn:

Khăn bông

Tấm nylon

Bồn hạt đậu

ống nghe

Găng tay sạch

Giấy thử

Túi đựng rác y tế

Băng dính

Kim băng

Dây thun

Bảng 38.2. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn mâm dụng cụ cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Rửa tay
2 Trải khăn sạch
3 Soạn các dụng cụ trong khăn:

ống thông cho ăn (Tube Levine).

Ly đựng thức ăn theo y lệnh, nhiệt độ 370-400, số lượng 250-300ml.

Ly đựng nước uống được.

Tăm bông để vệ sinh mũi.

Que đè lưỡi.

Gạc miếng.

Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.

4 Soạn các dụng cụ ngoài khăn:

Khăn bông.

Tấm nylon.

Bồn hạt đậu.

ống nghe.

Găng tay sạch.

Giấy thử.

Túi đựng rác y tế.

Băng dính.

Kim tây.

Dây thun.

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

 

Bảng 38.3. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Báo và giải thích cho người bệnh. Giúp người bệnh an tâm và hợp tác. ân cần, cảm thông, thấu hiểu.
2 Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao. Tư thế giúp việc đặt ống thông qua mũi hầu dễ dàng. Nằm đầu cao 300-450
3 Choàng tấm nilon và khăn qua cổ người bệnh. Giúp người bệnh tiện nghi tránh bị dính chất tiết. Tấm nylon và khăn có thể hứng chất tiết nếu có vương vãi ra ngoài.
4 Vệ sinh 2 lỗ mũi (nếu đặt ở mũi). Giảm bớt sự nhiễm bẩn từ mũi của ống thông trước khi đặt vào dạ dày. Vệ sinh mũi nhẹ nhàng tránh gây kích thích làm người bệnh tăng tiết chất nhầy.
5 Đặt bồn hạt đậu. Hứng dịch chảy ra. Đặt bồn hạt đậu cạnh má.
6 Rửa tay, mang găng tay sạch. Giảm nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay nhanh.
7 Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến trái tai, từ trái tai đến mũi ức. Xác định chính xác độ dài từ mũi đến tâm vị. Không được chạm ống thông trên người bệnh trong khi đo ống.
8 Làm dấu bằng băng keo nhỏ. Nhắc nhớ vị trí đã đo. Dùng miếng băng keo nhỏ dán quanh ống nơi vị trí vừa đo.
9 Dùng gạc miếng cầm ống thông nhúng đầu ống vào ly nước. Đặt ống thông dễ dàng qua mũi vào đến hầu. Làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống, có thể dùng chất trơn tan trong nước.
10 Đưa ống qua mũi (miệng) đến hầu bảo người bệnh nuốt. Hạn chế sự tổn thương niêm mạc thực quản trong khi đặt ống. Đặt ống vào bằng với khoảng cách đo từ mũi

đến trái tai.

11 Dùng que đè lưỡi kiểm tra ống qua khỏi hầu. Xác định vị trí đầu ống thông không cuộn trong miệng. Khi đưa ống đi qua hầu mới dùng que đè lưỡi kiểm tra xem ống thông có đi băng qua hầu chưa.
12 Đưa ống thông vào tiếp tục theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu. Hạn chế tổn thương niêm mạc thực quản. Đặt theo nhịp nuốt của người bệnh.
13 Thử ống: đi từng bước một:

Rút dịch trong dạ dày thử trên giấy quì nếu là acid, thì ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

Bơm hơi vào dạ dày (1030ml) và đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra.

Xác định chính xác ống thông vào đúng trong dạ dày. Kiểm tra từng cách một, cách rút dịch thử trên giấy thử là cách tốt nhất để xác định ống có vào đúng trong dạ dày chưa.
18 Cố định ống ở mũi hoặc má. Tránh sút ống ra ngoài. Dùng băng keo cố định ống trên mũi, tránh đè ép lên cánh mũi gây hoại tử.
19 Gắn phễu vào đầu ống thông. Giúp việc cho thức ăn qua ống thông dễ dàng hơn. Phễu lên cao, cách dạ dày người bệnh 15-20cm.
20 Cho ít nước vào ống để tráng ống. Trơn lòng ống tránh bám dịnh thức ăn trong lòng ống. Cho lượng nước vừa đủ khoảng 20ml, tránh để bọt khi vào khi đang cho nước hoặc thức ăn.
21 Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ. Hạn chế sự kích thích dạ dày. Phễu cách mặt người bệnh 15-20cm, và cho liên tục tránh để bọt khí vào.
22 Tráng ống sạch bằng nước chín. Giảm bớt sự bám dính thức ăn trong lòng ống. Tráng ống cũng với lượng nước vừa đủ.
23 Lau khô và che chở kín đầu ống thông. Tránh côn trùng chuôi vào trong lòng ống thông. Bấm ống giữ dòng nước trong trong lòng ống.
24 Cố định ống ở đầu giường. Gọn gàng, tiện nghi cho người bệnh. Cống định ống lên vai áo nếu người bệnh đi lại nhiều, hoặc lên đầu giường hày lên gối khi nằm lầu tại chỗ.
25 Lau sạch miệng mũi người bệnh. Giúp người bệnh tiện nghi. Giúp người bệnh tiện nghi. Dùng khăn choàng qua ngực lau mũi miệng người bệnh.
26 Ghi hồ sơ. Theo dõi và quản lý người bệnh. Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 3.4. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng cho ăn qua ống thông mũi-dạ dày

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo và giải thích cho người bệnh
2 Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao
3 Choàng tấm nilon và khăn qua cổ người bệnh
4 Vệ sinh 2 lỗ mũi (nếu đặt ở mũi)
5 Đặt bồn hạt đậu cạnh má
6 Rửa tay, mang găng tay sạch
7 Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến trái tai, từ trái tai đến mũi ức
8 Làm dấu bằng băng keo nhỏ
9 Dùng gạc cầm Tube Levine nhúng vào ly nước làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống
10 Đưa ống qua mũi (miệng) đến hầu bảo người bệnh nuốt
11 Dùng que đè lưỡi kiểm tra ống qua khỏi hầu
12 Đưa tube Levine vào tiếp tục theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu
13 Thử ống: đi từng bước một:

Rút dịch trong dạ dày thử trên giấy quì nếu là acid, thì ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

Bơm hơi vào dạ dày (khoảng 10- 30ml) và đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra. Nếu có dịch là ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

14 Cố định ống ở mũi hoặc má
15 Gắn phễu vào đầu tube Levine
16 Cho ít nước vào ống – tráng ống
17 Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ (phễu cách mặt người bệnh 15-20cm) và cho liên tục tránh để bọt khí vào
18 Tráng ống sạch bằng nước chín
19 Lau khô và che chở kín đầu tube Levine
20 Cố định ống ở đầu giường
21 Lau sạch miệng mũi người bệnh, tháo găng tay.
22 Giúp người bệnh tiện nghi
23 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

Người bệnh sỏi thận nên ăn gì hàng ngày

Người bệnh đi tiểu thấy đau rát, nước tiểu vàng như trà đậm hoặc như tương. Khi di chuyển bệnh nhân thấy đau nhói dữ dội từ lưng, niệu quản, đến bàng quang. Cơn đau khiến bệnh nhân vàng bệch ra, mồ hôi đầm đìa… Mỗi cơn đau như thế thường kéo dài từ vài phút đến mấy tiếng đồng hồ. Khi sỏi chui vào bàng quang thì cơn đau đột nhiên chấm dứt.

Món 1: HẸ XÀO HỒ ĐÀO

Nguyên liệu:

  • Rau hẹ 200gr – Hồ đào 50gr.

Cách chế biến:

Hẹ rửa sạch xắt khúc.

Thịt hồ đào sau khi rửa sạch, dùng dầu mè chiên đến khi vàng. Sau đó mới cho hẹ vào xào đều, nêm muối và ít gia vị vào là có thể dùng được.

Cách ăn: Ăn chung với bữa ăn chính.

Công hiệu: Làm khỏe lưng, thông tiểu.

Món 2: CANH VẨY CÁ

Nguyên liệu:

Chỉ lấy vẩy của một số các loại cá chép, cá diếc, cá trắm mỗi thứ một lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Vẩy cá rửa sạch, nấu từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ. Vớt bỏ vẩy chỉ lấy nước sau đó thêm dầu mè, gừng tươi, muối ăn và bột ngọt nêm vào thì dùng được.

Cách ăn: Uống như uống canh

Công hiệu: Thông tiểụ, tống sỏi ra ngoài.

Món 3:

Nguyên liệu:

  • Rùa sống 1 con khoảng 500gr.
  • Vỏ cây mẫu đơn 30gr.

Cách chế biến:

Rửa sạch mẫu đơn rồi để cho ráo nước.

Rùa giết sống tách mai, móc ruột rửa sạch bên trong. Bỏ cả hai thứ vào nồi, cho nước lạnh vào nấu lên. Trước tiên đổ vào 2 muỗng trà, nửa muỗng muối và một ít rượu chờ đến khi sôi hẳn để lửa nhỏ hầm trong khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Khi thịt rùa chín nhừ thì dùng được.

Cách ăn: Ăn trước bữa cơm: ăn thịt uống canh.

Công hiệu: Bổ thận, thông tiểu.

Món 4: CHÈ HẠT SEN, ĐẬU PHÔNG

Nguyên liệu:

  • Đậu phộng 30gr – hạt sen 30gr
  • Đường trắng một lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Nấu đậu phọng và hạt sen (để lửa nhỏ) khoảng 60 phút rồi cho 1 muỗng đường trắng vào tiếp tục nấu cho đến khi đậu và hạt sen nhừ hẳn thì có thể dùng được.

Cách ăn: Ăn vào buổi sáng.

Công hiệu: ích thận thông tiểu.

Thuốc Cabergoline

Tên thuốc: cabergoline

Tên thương mại: Dostinex (đã ngừng sản xuất)

Cabergoline là gì và được sử dụng như thế nào?

Cabergoline được sử dụng để điều trị mức prolactin cao trong máu, một tình trạng được gọi là tăng prolactin huyết. Cabergoline là một loại thuốc tổng hợp có nguồn gốc từ ergot, tác động lên các thụ thể dopamine trong tuyến yên, nằm ở đáy não. Cabergoline kích thích các thụ thể D2 (một loại thụ thể dopamine) trong tuyến yên trước và ngăn chặn sản xuất hormone prolactin.

Việc phê duyệt cabergoline đã dần giảm sự sử dụng bromocriptine (Cycloset) trong điều trị tăng prolactin huyết (mức prolactin cao bất thường trong máu). Cabergoline có thể hiệu quả hơn bromocriptine và ít gây tác dụng phụ phiền toái hơn. Ngoài ra, bromocriptine cần được dùng nhiều lần trong ngày, trong khi cabergoline có thời gian bán hủy dài hơn, cho phép dùng thuốc hai lần mỗi tuần.

Cabergoline lần đầu được FDA phê duyệt vào ngày 23 tháng 12 năm 1996 để điều trị các rối loạn tăng prolactin huyết.

Tác dụng phụ của cabergoline là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Buồn nôn,
  • Đau đầu,
  • Chóng mặt hoặc hoa mắt,
  • Yếu cơ,
  • Hạ huyết áp,
  • Táo bón, và
  • Đau dạ dày.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

  • Thay đổi nhịp tim bất thường,
  • Đau ở vùng giữa trên của dạ dày,
  • Chảy máu mũi, và
  • Mù tạm thời ở một nửa trường nhìn của một hoặc cả hai mắt.

Các tác dụng phụ hiếm gặp (xảy ra ở <1% bệnh nhân) bao gồm:

  • Vấn đề về tim,
  • Rối loạn vận động,
  • Loét tá tràng,
  • Phù mặt (sưng),
  • Loét dạ dày,
  • Ảo giác,
  • Tăng ham muốn tình dục,
  • Cờ bạc bệnh lý,
  • Tâm thần phân liệt,
  • Vấn đề về phổi, và
  • Tăng hoặc giảm cân.

Liều dùng của cabergoline là gì?

Liều khởi đầu của cabergoline là 0,25 mg hai lần mỗi tuần. Liều dùng có thể được tăng thêm 0,25 mg hai lần mỗi tuần lên tối đa 1 mg hai lần mỗi tuần tùy theo mức prolactin trong huyết thanh của bệnh nhân. Trước khi bắt đầu điều trị, nên thực hiện đánh giá tim mạch và xem xét siêu âm tim để kiểm tra bệnh van tim.

Các lần tăng liều không nên thực hiện quá nhanh, không vượt quá mỗi 4 tuần, để bác sĩ có thể đánh giá phản ứng của bệnh nhân với mỗi mức liều. Nếu bệnh nhân không phản ứng đủ, và không thấy lợi ích thêm từ liều cao hơn, nên sử dụng liều thấp nhất đạt được phản ứng tối đa và xem xét các phương pháp điều trị khác.

Bệnh nhân điều trị dài hạn bằng cabergoline nên được đánh giá định kỳ tình trạng tim mạch và xem xét siêu âm tim.

Sau khi mức prolactin huyết thanh bình thường đã duy trì trong 6 tháng, có thể ngừng cabergoline, nhưng cần theo dõi định kỳ mức prolactin huyết thanh để quyết định có nên tiếp tục điều trị cabergoline hay không. Hiệu quả điều trị lâu dài trên 24 tháng với cabergoline chưa được xác nhận.

Cabergoline được dung nạp tốt hơn khi dùng cùng thức ăn.

Cabergoline tương tác với thuốc nào?

Cabergoline thuộc nhóm các alcaloid ergot. Việc sử dụng cabergoline cùng các alcaloid ergot khác không được khuyến cáo vì làm tăng nguy cơ các sự kiện bất lợi. Các alcaloid ergot thường được sử dụng để điều trị đau nửa đầu. Do đó, bệnh nhân đang điều trị đau nửa đầu nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng cabergoline.

Cabergoline hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể dopamine trong não. Thuốc không nên được sử dụng cùng với các thuốc đối kháng dopamine hoặc các thuốc chặn thụ thể dopamine vì chúng có thể làm giảm hoặc hủy bỏ tác dụng có lợi của cabergoline. Ví dụ về các thuốc đối kháng dopamine bao gồm phenothiazine, butyrophenone, thioxanthene và metoclopramide (Reglan).

Cabergoline khi mang thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu đầy đủ hoặc kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Vì thiếu dữ liệu an toàn rõ ràng, cabergoline chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ khi thật sự cần thiết.

Cabergoline không nên sử dụng cho các bà mẹ cho con bú vì nó can thiệp vào quá trình sản xuất sữa mẹ. Chưa biết liệu cabergoline có được bài tiết vào sữa mẹ hay không.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc này?

Các dạng thuốc cabergoline đường uống có sẵn là gì?

Viên nén uống: 0,5 mg

Cách bảo quản cabergoline đường uống như thế nào?

Các viên thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 15°C đến 30°C (59°F đến 86°F).

Tóm tắt

Cabergoline là một thuốc ngừng sản xuất hormone prolactin và được sử dụng để điều trị mức prolactin cao trong máu (tăng prolactin huyết). Hãy tìm hiểu về tác dụng phụ, liều dùng và thông tin an toàn khi mang thai. Tên thương mại Dostinex đã ngừng sản xuất

Thuốc Amprenavir (Agenerase™), Atazanavir (Reyataz ™)

Amprenavir (Agenerase) là thuốc PI thứ 5 xâm nhập thị trường châu Âu vào tháng 6 năm 2000. Sau khi fosamprenavir được cấp phép (Telzir™, xem mục tiếp) thì amprenavir đã bị thay thế năm 2004 (Rodriguez 2004). Chỉ còn dạng huyền dịch và dạng viên 50mg cho trẻ em là vẫn còn sẵn có trên thị trường.

Atazanavir (Reyataz) là loại thuốc PI dùng ngày một lần đầu tiên được cấp phép năm 2004. Hiện nay nó chỉ được cấp phép sử dụng cho bệnh nhân đã từng điều trị ARV trước đó. Để mở rộng phạm vi cấp phép, thuốc đang được thử nghiệm so sánh với lopinavir ở bệnh nhân chưa từng điều trị ARV. Trong các nghiên cứu pha II, thuốc này dung nạp tốt hơn nelfinavir, trong khi độ mạnh kháng virus là tương đương (Murphy 2003, Sanne 2003).

Trong một nghiên cứu pha III, atazanavir đã chứng tỏ hiệu lực kháng vi rus tương đương với efavirenz (Squires 2004).  Khi không được tăng cường, atazanavir hơi kém tác dụng so với lopinavir trên các bệnh nhân đã từng được điều trị ARV (Cohen 2005). Có vẻ điều này không xảy ra nếu ritonavir được dùng để tăng cường thêm, ít nhất khi không có nhiều đột biến kháng PI (Johnson 2006).

Đột biến gây kháng nguyên phát của thuốc này là đột biến I50L. Đột biến này không làm suy giảm độ nhạy của các thuốc PI khác, thậm chí có thể còn làm tăng chúng (Colonno 2003). Mặt khác, có rất nhiều các đột biến gây kháng chéo cũng như độ nhạy cảm của nhiều chủng virus kháng PI mức độ vừa cũng giảm (Schnell 2003).

Ngược lại với các PI khác, atazanavir không có hại với lipid (Sanne 2003, Squires 2004, Johnson 2006), và đây là một ưu thế nữa ngoài liều dùng ngày 1 lần. Các dữ liệu chứng tỏ có sự cải thiện về lipid ở những bệnh nhân đang dùng các PI khác được chuyển sang dùng atazanavir (Wood 2004, Gatell 2006). Nó cũng không gây kháng insulin (Noor 2004). Trái với những báo cáo trước đây, tăng cường atazanavir bằng ritonavir thực ra vẫn gây bất lợi cho lipid máu (Malan 2006). Việc tăng cường cho atazanavir bằng ritonavir được khuyến cáo khi phối hợp với NNRTI hay tenofovir do các thuốc này gây giảm nồng độ atazanavir (Le Tiec 2005). Các tương tác thuốc bất lợi đặc biệt xảy ra khi phối hợp với thuốc ức chế bơm  proton (xem chương “tương tác thuốc”).

Có một vấn đề với atazanavir, đó là trên một nửa số bệnh nhân từng có tăng bilirubin, có thể tới độ 3-4 ở khoảng 1/3 số trường hợp (xảy ra thường xuyên hơn khi boosting). Một số bệnh nhân thậm chí còn tới mức hoàng đảm. Cơ chế của nó gần giống như cơ chế của hội chứng Gilbert (và do có sự tăng nồng độ khi dùng với indinavir nên không được kết hợp hai thuốc này); Có sự giảm kết hợp bilirubin tại gan. Gần đây một yếu tố di truyền đã được mô tả (Rotger 2005). Mặc dù tăng bilirubin máu được cho là vô hại và chỉ có một vài ca có bệnh lý gan nghiêm trọng đã được mô tả (Eholie 2004), vẫn cần theo dõi chức năng gan khi dùng atazanavir và nên ngừng điều trị thuốc này trong trường hợp vàng da hoặc tăng bilirrubin rõ rệt (5-6 lần ngưỡng trên của giá trị bình thường). Cho dù vậy, hiện nay atazanavir vẫn đang cạnh tranh với lopinavir để dành vị trí PI được kê đơn nhiều nhất.

Darunavir (Prezista, trước đây là TMC-114) là một PI được tạo ra bởi công ty Virco/Tibotec của Bỉ (đã được Johnson & Johnson mua lại). Do có hiệu lực rất tốt đối với các virus kháng PI (Koh 2003, King 2004), darunavir hiện nay là thuốc được chú ý nhiều nhất trong điều trị HIV. Hai nghiên cứu pha IIb, POWER 1 (USA) và 2 (châu Âu) đã đẩy nhanh quá trình cấp phép cho darunavir vào tháng 6/2006 ở Mỹ để dùng cho những bệnh nhân đã từng điều trị. Thuốc được cấp phép vào đầu 2007 ở châu Âu và chương trình tiếp cận mở rộng đang được thực hiện.

Nghiên cứu POWER thực hiện trên 600 bệnh nhân. Tiền sử điều trị rất phức tạp, với đủ 3 nhóm thuốc (trung vị 11 thuốc) và có nhiều đột biến kháng thuốc. Các liều darunavir khác nhau (có tăng cường bằng ritonavir) đã được so sánh với một PI khác (cũng được tăng cường ritonavir). Ở nhóm bệnh nhân dùng liều 600 mg (600/100 bid), tải lượng virus vẫn dưới mức 50 bản sao/ml ở 46% thậm chí sau 48 tuần (Lazzarin 2006) – tốt hơn rõ rệt so với nhóm chứng (10%), ở một nhóm bệnh nhân vốn trước đó còn rất ít lựa chọn điều trị và chưa thấy thành công. Nghiên cứu POWER 3, một nghiên cứu không ngẫu nhiên đánh giá tính dung nạp lâu dài ở 458 bệnh nhân đã từng điều trị nhiều thuốc, đã khẳng định điều này (Saag 2006).

Tất nhiên hiệu quả của darunavir không phải là không giới hạn. Đã có 11 đột biến kháng thuốc được xác định trong nghiên cứu POWER, chủ yếu là ở các vị trí 32, 47, 50 và 87 (DeMeyer 2006), chỉ cần từ 3 đột biến trở nên là đã làm giảm hiệu quả của darunavir.

Darunavir thường được dung nạp tốt và ỉa chảy thường nhẹ hơn so với các PI khác (Lazzarin 2006). Rối loạn mỡ máu và tăng men gan (vốn xảy ra với đối thủ cạnh tranh tipranavir) ít gặp. Tương tác với lopinavir làm giảm nồng độ darunavir và do đó nên tránh phối hợp này. Điều tương tự áp dụng với sildenafil và một số dạng estrogen.

Hiện nay có nhiều nghiên cứu đang tiến hành với darunavir. Sẽ rất thú vị nếu biết kết quả so sánh với lopinavir ở bệnh nhân chưa từng điều trị (C211, ARTEMIS) và bệnh nhân đã từng điều trị (C214). Darunavir cũng đang được thử nghiệm kết hợp với etravirine (nghiên cứu DUET) và thử nghiệm dùng đơn độc. Kết quả các nghiên cứu này có lẽ sẽ được công bố trong 2-3 năm tới.

Dị dạng nang tuyến bẩm sinh ở phổi

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

CCAM (Congenital Cystic Adenomatoid Malformation): dị dạng nang tuyến bẩm sinh đường hô hấp dưới.

2. Bệnh sinh

Là những khiếm khuyết trưởng thành trong quá trình tạo hình nhánh phổi, sang thương với niêm mạc dạng polyp, tăng lượ cơ trơn và mô đàn hồi trong vách nang, nhu mô không có mô sụn, tăng tiết nhầy, không viêm.

3.  Tần suất

1/25.000 -1/10.000

4. Phân loại

Stocker dựa vào kích cỡ nang và đặc điểm mô học  chia CCAM ra 5 loại:

  • Type 1: chiếm khoảng 65%, nang có kích thước 2 – Các tế bào mang đặc điểm của phế quản.
  • Type 2: chiếm khoả 20 – 5%, nang có kích thước 0,5 – 2cm. Các tế bào mang đặc điểm của tiểu phế quản Type này hay kèm dị tật: teo thực quản, teo ruột non, thiểu sản thận…
  • Type 3: <10%, nang có kích thước < 0,5cm và các tế bào mang đặc điểm của tiểu phế quản và phế
  • Type 4: 2 – 4%, nang có thể có kích thước tới 7cm, được cho là xuất phát từ phế nang hoặc phần xa của tiểu thùy phổi
  • Type 0: < 3%, là dạng hiếm gặp nhất và được cho là xuất phát từ khí quản với các nàng có đường kích kính < 0,5cm, với biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, sụn và biểu mô tiết nhầy

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

Biến dạng lồng ngực do kích thước nang lớn

Khò khè, thở co kéo, tím tái… biểu hiện sớm trong giai đoạn sơ sinh: nang có kích thước trung bình.

Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại: phát hiện trễ, nhũ nhi và trẻ lớn: nang thường rất nhỏ.

Chẩn đoán kèm các dị tật bẩm sinh: thường type II

Tình cờ chụp X-quang.

2. Cận lâm sàng

Tiền sản: siêu âm doppler, Siêu âm tiền sản: sang thương dạng đặc hoặc nang lớn +/- phù thai do đẩy lệch trung thất và chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.

X-quang ngực: hình ảnh khối chiếm chỗ dạng đồng nhất hoặc nang +/- mức khí dị

CTscan có cản quang độ nhạy gần như 100%, hình ảnh khối chiếm chỗ dạng đồng nhất hoặc nang +/- mức khí dịch

Các xét nghiệm tầm soát dị tật kèm theo: siêu âm bụng, xuyên thóp.

3. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: hình ảnh CT

Chẩn đoán phân biệt

  • Phổi biệt trí.
  • Nang phế quản.
  • Khí phế thủng thùy bẩm sinh.
  • Thoát vị hoành bẩm sinh.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phẫu thuật

  • Phẫu thuât sớm tối ưu hóa khả năng phát triển bù trừ của phổi lành
  • Trì hoãn phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, suy hô hấp, ung thư.
  • Phẫu thuật ngay khi tình trạng bệnh nhân ổn định
  • Sơ sinh có tổn thương hô hấp do nang: phẫu thuật khẩn
  • Không triệu chứng nhưng được phát hiện trong giai đoạn sơ sinh: phẫu thuật trong vòng 1 tháng hoặc trễ hơn sau khi đã có CTscan ngực có cản quang

2. Phương pháp

  • Đường mổ thường khoảng liên sườn 4 –5
  • Kiểm soát mạch máu và phế quản chính trước khi cắn
  • Nên bộc lộ hệ mạch máu bất thường trong trường hợp chẩn đoán chưa rõ ràng.
  • Cắt bỏ sang thương
  • Phẫu thuật trong thai kỳ: khi có hiện tượng phù thai, tử vong gần như 100%: cắt thùy phổi, dẫn lưu khoang màng phổi, shunt khoang màng phổi xoang ối..

3. Hậu phẫu

  • Rút dẫn lưu màng phổi sau 1 – 3 ngày.
  • Tập vật lý trị liệu hô hấp sớm

IV. THEO DÕI

Biến chứng

– Trong mổ:

  • Chảy máu trong đường thở.
  • Suy hô hấp.
  • Tràn khí trung thất đối bên.
  • Liệt hai chi dưới.

– Sau mổ:

  • Chảy máu có nguồn gốc từ dộng mạch phế quản.
  • Xẹp phổi.
  • Tràn khí dưới da.
  • Hội chứng sau cắt phổi.
  • Viêm phổi.

Tiên Lượng: phụ thuộc vào type của CCAM

  • Với type 1 và 4 tiên lượng tốt
  • Type 2 và 3 tiên lượng xấu do kèm thiểu sản phổi và các dị tật bẩm sinh khác.

Tái khám: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm.

Người bị bệnh bướu giáp nên ăn gì

Triệu chứng:

Bao gồm những bướu giáp mang tính cố định và rải rác, biểu hiện lâm sàng của bướu giáp: ăn không được, trọng lượng cơ thể giảm sút, tim đập nhanh dễ bị dao động.

Món 1: CANH TRAI TỤY HEO

Nguyên liệu:

  • Tụy heo 1 cái
  • trai 100 – 150gr.

Cách chế biến:

Trai ngâm 20 phút, rửa sạch, sau đó cho vào nồi đất nấu, nước vừa đủ. Sau khi nấu được 10 phút cho tụy heo vào cùng nấu, nấu đến khi chín nhừ là được, nêm gia vị vào.

Cách ăn: Ăn cơm, ăn trai, tụy heo, uống canh

Công hiệu: Bổ máu tiêu khối u.

Món 2: CANH RONG BIỂN NẤU HÀO

Nguyên liệu:

  • Hào 100gr
  • rong biển 25gr
  • phát thái 15gr.

    rong biển
    rong biển

Cách chế biến:

Hào rửa sạch, rong biển rửa sạch xắt khúc, phát thái dùng nước ấm ngâm cho tan ra. Ba thứ nguyên liệu trên cùng cho vào nồi nấu chín thành canh.

Cách ăn: Ăn cơm.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc.

Món 3: CANH TẢO TÍA CỦ CẢI

Nguyên liệu:

  • Củ cải trắng 250gr
  • tảo tía 15gr
  • trần bì 2 lát nhỏ.

Cách chế biến:

Củ cải trắng rửa sạch xắt mỏng, tảo tía cắt vụn, trần bì cắt vụn, cùng cho vào trong nồi cho nưđc vừa đủ nấu chín. Khoảng nửa giờ sau đó nêm gia vị vào.

Cách ăn: Ăn củ cải, tảo tía, uống canh.

Công hiệu: Thông khí tiêu bướu.

  • Ăn uống nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng Iodium tương đối nhiều như rong biển, tảo biển, hải sản…

Nguyên Tắc Của Hồi Sức Cấp Cứu

TIẾP CẬN BAN ĐẦU BỆNH NHÂN BỆNH NẶNG

Chăm sóc ban đầu những bệnh nhân bệnh nặng phải thực hiện nhanh chóng và khai thác bệnh sử một cách kĩ lưỡng. Ổn định sinh lý bằng những nguyên tắc của hỗ trợ tim mạch nâng cao và thường bao gồm các kĩ thuật xâm lấn như thở máy và liệu pháp thay thế thận để hỗ trợ những cơ quan bị suy. Một loạt các thang điểm đánh giá mức độ của bệnh, như APACHE (sinh lý cấp tính và đánh giá sức khỏe mãn tính), đã được phát triển. Mặc dù những công cụ này hữu ích để đảm bảo tương đồng giữa các nhóm bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng hoặc đảm bảo chất lượng theo dõi, mức độ phù hợp của nó trên từng bệnh nhân riêng rẽ chưa rõ ràng. Những thang điểm này không thường được dùng để hướng dẫn chăm sóc trên lâm sàng.

SỐC

Sốc, được mô tả bởi giảm tưới máu đến các cơ quan và thiếu O2 ở mô, là một vấn đề thường gặp đòi hỏi phải nhập viện tại ICU. Một loạt các chỉ số lâm sàng tồn tại, bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, lạnh đầu chi, thay đổi trạng thái tinh thần, thiểu niệu và nhiễm toan lactic. Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu, giảm kháng trở lực mạch máu, hoặc cả hai. Sốc được chia là ba loại: giảm thể tích, tim, và cung lượng tim cao/kháng lực mạch máu thấp. Đánh giá lâm sàng có thể có ích để đánh giá đầy đủ lưu lượng tim, với mạch nhanh nhỏ, lạnh đầu chi, và chậm đổ đầy mao mạch gợi ý giảm lưu lượng tim. Các chỉ số về lưu lượng tim cao (như, mạch nảy mạnh chìm sâu, ấm đầu chi, và thời gian đổ đầy mao mạch nhanh) xuất hiện trong sốc gợi ý giảm kháng trở lực mạch máu. Giảm lưu lượng tim có thể do giảm thể tích nội mạch (như, xuất huyết) hoặc suy giảm chức năng tim. Giảm thể tích nội mạch có thể đánh giá thông qua áp lực tĩnh mạch cảnh, thay đổi áp lực của nhĩ phải với hô hấp tự nhiên, hoặc thay đổi áp lực mạch máu trong khi thở máy với áp lực dương. Giảm kháng trở lực mạch máu thường gây ra bơi nhiễm trùng huyết, nhưng lưu lượng máu cao huyết áp giảm cũng được thấy trong viêm tụy cấp, suy gan, bỏng, sốc phản vệ, các shunt động tĩnh mạch ngoại vi, và nhiễm độc giáp. Hồi sức sớm tình trạng nhiễm trùng và sốc tim có thể cải thiện được tỉ lệ sống; những đánh giá như siêu âm tim và/ hoặc theo dõi mạch máu có xâm lấn nên được sử dụng để bổ sung đánh giá lâm sàng và giảm thiểu tổn thương cơ quan. Các tiếp cận bệnh nhân sốc được mô tả ở Sơ đồ. 5-1.

HỖ TRỢ THỞ MÁY

Bệnh nhân có bệnh nặng thường được chỉ định thở máy. Trong thời gian hồi sức ban đầu, những nguyên tắc tiêu chuẩn của hỗ trợ tim mạch nâng cao nên được theo dõi. Thở máy cần được cân nhắc trong suy hô hấp hạ O2 máu cấp, nó có thể gặp ở sốc tim, phù phổi (do tim hoặc không do tim), hoặc viêm phổi. Thở máy cũng nên được cân nhắc trong điều trị suy hô hấp, nó có thể là do tăng gánh trên hệ hô hấp—thường biểu hiện bởi nhiễm toan lactic hoặc giảm điều khiển phổi. Thở máy giúp hệ hô hấp giảm làm việc, cải thiện O2 máu động mạch với cải thiện thiếu O2 ở mô, và giảm nhiễm toan. Giảm huyết áp trung bình sau thở máy thường xảy ra do giảm lưu thông tĩnh mạch từ thông khí áp lực dương, giảm tiết catecholamin nội sinh, và theo dõi thuốc đã dùng để tạo điều kiện đặt nội khí quản. Hạ thể tích máu cũng góp phần làm hạ huyết áp sau đặt nội khí quản, chuyền dịch đường tĩnh mạch cũng nên được cân nhắc.Nguyên Tắc Của Hồi Sức Cấp Cứu

SƠ ĐỒ 5-1 Tiếp cận bệnh nhân sốc. EGDT, quy trình điều trị hướng đích sớm; JVP, Áp lực tĩnh mạch cảnh

Điều trị bệnh nhân thở máy

Nhiều bệnh nhân được chỉ định thở máy để điều trị đau (thường là với opiates) và dùng trong trường hợp lo lắng (thường với benzodiazepines, nó cũng có lợi ích trong việc cải thiện trí nhớ). Ít gặp hơn, các tác nhân block thần kinh cơ cũng được dùng để tạo thông khí khi sự mất đồng bộ giữa lúc bệnh nhân cố gắng thở và máy thở không thể điều chỉnh bằng các thao tác để thiết lập máy thở; thuốc an thần mạnh là cần thiết trong khi điều trị với các block thần kinh cơ. Những tác nhân block thần kinh cơ nên được sử dụng thận trọng bởi vì một bệnh cơ kết hợp với yếu cơ dài ngày có thể để lại hậu quả.

Cai thở máy nên được xem xét khi tiến triển bệnh đã được cải thiện. Kiểm tra hằng ngày những bệnh nhân đặt nội khí quản để cai thở máy nên được thực hiện. Ổn định oxy hóa (ở múc độ PEEP thấp), giữ nguyên vẹn phản xạ ho và đường thở, và tránh sử dụng các tác nhân vận mạch là yêu cầu trước khi là yêu cần trước khi cân nhắc cai thở máy. Cách hiệu quả nhất để cai thường là làm thử nghiệm tự thở, trong đó bao gồm 30-–120 phút thở mà không cần thiết bị hỗ trợ thông khí đáng kể. Hoặc là mở một hệ thống thở T-piece hoặc giảm tối thiểu các thiết bị hỗ trợ thông khí (hỗ trợ áp lực để vượt qua sức cản của ống nội khí quản và/hoặc mức độ CPAP thấp) có thể được sử dụng. Thất bại một thử nghiệm tự thở xảy ra nếu thở nhanh (tần số thở >35 nhịp/phút trong >5 phút), hạ O2 máu (SaO2 <90%), nhịp tim nhanh (>140 nhịp/ phút hoặc tăng 20% so với trước đó), nhịp chậm (giảm 20% so với trước đó), hạ huyết áp (<90 mmHg), tăng huyết áp (>180 mmHg), lo lắng nhiều hơn, hoặc toát nhiều mồ hôi. Vào cuối thử nghiệm tự thở, Chỉ số thở nhanh nông (RSBI hoặc f/VT), được tính bằng nhịp thở/ phút chia cho thể tích lưu thông tính bằng lít, có thể được sử dụng để tiên đoán cai thở máy thành công. A f/VT <105 ở cuối thử nghiệm tự thở đảm bảo có thể rút ống. Dùng thuốc an thần ngắt quãng hằng ngày với thử nghiệm tự thở có thể có thể làm hạn chế dư thừa thuốc an thần và rút ngắn thời gian thở máy. Mặc dù có những kế hoạch cai thở máy cẩn thận, có đến 10% bệnh nhân phát triển thành suy hô hấp sau khi rút ống và có thể yêu cầu đặt nội khí quản.

SUY ĐA PHỦ TẠNG

Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng. Suy đa phủ tạng là hậu quả thường gặp nhất của các tình trạng viêm toàn thân (như, sốc nhiễm trùng, viêm tụy cấp, và chấn thương). Tiêu chuẩn để chẩn đoán suy đa phủ tạng, cơ quan suy đã có >24 h. Tiên lượng xấu đi với tăng thời gian suy cơ quan và tăng số lượng cơ quan bị suy.

MONITOR TRONG ICU

Với những bệnh nặng, yêu cầu cần giám sát chặt chẽ và thường xuyên nhiều cơ quan. Ngoài ra để đo O2 mạch máu, phân tích khí máu động mạch thường xuyên có thể phát hiện các rối loạn acid-base đang tiến triển và đánh giá đầy đủ thông khí. Theo dõi áp lực nội mạch máu cần được thực hiện thường xuyên để theo dõi huyết áp và để cung cấp khí máu động mạch và những chỉ số khác. Catheter động mạch phổi (Swan-Ganz) có thể cho biết áp lực động mạch phổi, lưu lượng tim, kháng trở lực mạch máu, và các giá trị vận chuyển O2. Tuy nhiên, chưa có biến chứng hay tỉ lệ tử vong từ việc sử dụng catheter động mạch phổi đã được chứng minh, và các biến chứng từ vị trí tiếp cận tĩnh mạch trung ương (như, tràn khí màn phổi, nhiễm trùng) hoặc catheter tĩnh mạch phổi (như, nhịp tim nhanh, vỡ động mạch phổi) dễ xảy ra. Do đó, đặt thông động mạch phổi ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng không được khuyến cáo.
Đối với những bệnh nhân đặt nội khí quản có chế độ kiểm soát thể tích của thở máy, quá trình hô hấp có thể theo dõi một cách dễ dàng. Áp lực đỉnh của đường thở thường xuyên được đo bằng máy thở, và áp lực bình nguyên có thể được đánh giá trong đó có một kì tạm dừng cuối thì hít vào. Các kháng trở thì hít vào được tính toán sự chênh lệch áp lực đỉnh và áp lực bình nguyên của đường thở (có sự điều chỉnh tốc độ chảy). Tăng kháng trở lực đường thở có thể do co thắt phế quản, dịch tiết đường hô hấp, hoặc một ống nội khí quản gấp khúc. Độ giãn nở nhu mô phổi tĩnh được tính bằng thể tích lưu thông chia cho gradient áp suất đường thở (Áp suất đường thở bình nguyên trừ PEEP). Giảm độ giãn nở của hệ hô hấp có thể là do tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi, phù phổi, hoặc PEEP tự động (tăng áp lực dương cuối thì thở ra là do chưa kịp làm rỗng phế nang trước khi xuất hiện lần hít vào tiếp theo).

NGĂN NGỪA CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH NẶNG

Những bệnh nhân có bệnh nặng cần ngăn ngừa một số biến chứng, trong đó bao gồm:
• Nhiễm trùng huyết—

Thường liên quan đến việc theo dõi có xâm lấn được thực hiện ở bệnh nhân bệnh nặng.
• Thiếu máu—

Thường do viêm mạn tính cũng như mất máu do điều trị. Thận trọng trong việc truyền máu được khuyến cáo trừ khi bệnh nhân đang xuất huyết.
• Huyết khối

tĩnh mạch sâu—Có thể xảy ra mặc dù có thể dự phòng bằng heparin tiêm dưới da hoặc các thiết bị nén khí liên tục ở chi dưới và có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung ương. Heparin trọng lượng phân tử thấp (như, enoxaparin) có hiệu quả hơn các bệnh bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao khi dùng heparin không phân đoạn.
• Chảy máu

đường tiêu hóa—các vết loét của cơ dạ dày thường tiến triển ở những bệnh nhân có tạng chảy máu, sốc, hoặc suy hô hấp, đòi hỏi phải dự phòng bằng trung hòa acid ở nhiều bệnh nhân.
• Suy thận cấp—

Thường xảy ra ở những bệnh nhân nằm ICU, thường nặng thêm do sử dụng những thuốc độc cho thận và giảm tưới máu. Nguyên nhân thường gặp nhất đó là do hoại tử ống thận cấp. Điều trị bằng dopamine liều thấp không ngăn chặn được sự tiến triển của suy thận cấp.
• Thiếu dinh dưỡng và tăng đường huyết—

nên cho ăn, ngay khi có thể, được ưu thích hơn nuôi dưỡng ngoài ruột, trong khi nuôi dưỡng bằng đường ngoài ruột thì dễ có nhiều biến chứng như tăng đường huyết, ứ mật, và nhiễm trùng huyết. Các lợi ích của việc kiểm soát đường huyết ở ICU còn gây tranh cãi.
• ICU-yếu liệt—

Bệnh thần kinh và bệnh cơ đã được mô tả—thường ít nhất một tuần sau khi nằm ở ICU. Những biến chứng này đặc biệt phổ biến trong nhiễm trùng huyết.

SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN BỆNH NẶNG

Một loạt các vấn đề về thần kinh có thể xuất hiện ở bệnh nhân bệnh nặng. Phần lớn những bệnh nhân ở ICU tiến triển thành mê sảng, được mô tả bởi những thay đổi cấp tính về trạng thái tâm thần, giảm tập trung, suy nghĩ hỗn loạn, và một mức độ của thay đổi ý thức. Dùng dexmedetomidine gây mê sảng ở ICU ít hơn midazolam, một trong các thuốc giảm đau thường dùng. Ít gặp hơn nhưng là những biến chứng quan trọng bao gồm tổn thương não thiếu O2, đột quỵ, và trạng thái động kinh.

CÁC HẠN CHẾ, SAI SÓT

Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép hiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU. Ngày càng có nhiều, những bệnh nhân, những gia đình, và những người thân đã thừa nhận có những trường hợp điều trị không thể đạt được kết quả.

Áp xe vùng cơ cắn

I.   ĐỊNH NGHĨA

Là áp xe khu trú ở vùng cơ cắn, nguyên nhân thường do răng.

II.    NGUYÊN NHÂN

– Do răng

+ Răng viêm quanh cuống không được điều trị.

+ Răng có viêm quanh răng không được điều trị.

+ Do biến chứng răng khôn.

– Các nguyên nhân khác

+  Do tai biến điều trị.

+ Do chấn thương.

+ Nhiễm trùng các vùng lân cận.

III.     CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Toàn thân

Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….

  • Tại chỗ

– Ngoài miệng

+ Vùng cơ cắn có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.

+  Nếu khối áp xe ở vị trí nông, nằm trên cơ cắn có thể sờ thấy dấu hiệu chuyển sóng.

+  Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.

– Trong miệng

+ Bệnh nhân có khít hàm dữ dội, thường chỉ há được tối đa 0,5cm..

+ Niêm mạc ngách tiền đình nề, xung huyết dọc theo bờ trước cành lên xương hàm dưới.

+ Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.

  • Cận lâm sàng

X quang thường quy

+ Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.

  • CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng cơ cắn

Chẩn đoán phân biệt

  • Áp xe vùng má: vị trí áp xe ở vùng má và không có dấu hiệu khít hàm dữ dội
  • Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai, có chảy mủ qua lỗ ống Stenon khi thăm khám và không có khít hàm.
  • Viêm xương vùng góc hàm hoặc cành lên xương hàm dưới: Ban đầu có thể làm mủ vùng cơ cắ Trên X quang có thể thấy hình ảnh xương chết.

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.

  1. Điều trị cụ thể
  • Điều trị toàn thân

Kháng sinh và nâng cao thể trạng.

  • Điều trị tại chỗ

Rạch dẫn lưu mủ có thể theo đường trong miệng hoặc ngoài mặt.

Đường trong miệng

  • Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra dưới niêm mạc bờ trước cành lên xương hàm dưới
  • Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+  Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.

+ Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân.

Đường ngoài mặt

  • Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra phía da hoặc vào sâu phía trong cơ cắn (lan lên trên hoặc ra phía sau xương hàm dưới).
  • Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+ Rạch da vùng dưới hàm, cong theo đường bờ nền.

+ Bóc tách da và mô dưới da.

+ Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân..

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.

  1. Biến chứng
    • Viêm tấy tỏa lan vùng mặt
    • Nhiễm trùng huyết

VI.     PHÒNG BỆNH

Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời.