Kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

Chăm sóc bệnh nhân

Kỹ thuật cho ăn bằng ống

1. Mục đích

Là phương pháp dùng ống thông bằng nhựa dẻo (tube levine) đưa vào tận dạ dày qua đường mũi hay miệng để đem thức ăn vào.

2. Chỉ định

áp dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh không tự ăn uống được:

Người bệnh mê man.

Nuốt khó do liệt mặt.

Gãy xương hàm.

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

Ung thư lưỡi, thực quản.

Bệnh uốn ván nặng.

Người bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít.

3. Nhận định người bệnh

Tình trạng bệnh lý: hôn mê, tai biến mạch máu não, uốn ván, sứt môi, hở hàm ếch…

Tình trạng niêm mạc mũi, miệng.

Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày (nếu cho ăn lần sau).

Vị trí ống thông (tube Levine) (nếu cho ăn lần sau).

Khẩu phần và chế độ ăn bệnh lý.

Cân nặng và tính chất phân.

4. Chuẩn bị người bệnh

Cho người bệnh nằm đầu cao 30-450.

Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh nếu người bệnh hôn mê về ý nghĩa việc nuôi ăn người bệnh qua tube Levine.

5. Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn – tiệt khuẩn.

Dùng bông cồn sát khuẩn 2 tai nghe và mặt màng của ống nghe trước khi trả về chỗ cũ.

6. Ghi vào hồ sơ

Ngày giờ cho ăn.

Loại thức ăn, số lượng thức ăn.

Số lượng dịch tồn lưu trong dạ dày.

Thời gian cho ăn nếu nhỏ giọt liên tục.

Phản ứng của người bệnh khi đặt ống và khi cho ăn (nếu có).

Tên điều dưỡng cho ăn.

7. Những điểm cần lưu ý

Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới bơm thức ăn vào.

Rút dịch và thử trên giấy quì là cách tốt nhất để xác định vị trí ống vào đúng trong dạ dày.

Nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm vào không quá 30ml ở người lớn và 10ml ở trẻ sơ sinh.

Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ: tránh bơm mạnh thức ăn vì có thể làm người bệnh nôn ói do dạ dày bị kích thích.

Khi cho nước hoặc thức ăn, phải cho vào liên tục tránh bọt khí.

Săn sóc mũi, miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống.

Thay ống mỗi 5-7 ngày hoặc thay sớm hơn nếu ống bị bẩn.

Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi.

Có thể đặt ống qua miệng nếu người bệnh bị viêm mũi (sổ mũi, chảy máu cam).

Cố định ống phải chừa khoảng cách để cử động, tránh chèn ép lên cánh mũi gây hoại tử.

Theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.

Theo dõi dịch tồn lưu trong dạ dày cho lần ăn sau, nếu >100ml phải báo bác sĩ.

Bảng 38.1. Bảng kiểm hướng dẫn kỹ năng soạn khay dụng cụ cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Rửa tay – Đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật. Tóc gọn gàng.

Rửa tay sạch hết các mặt của đôi tay.

2 Trải khăn sạch
3 Soạn các dụng cụ trong khăn:

ống thông (tube levine).

Ly đựng thức ăn theo y lệnh, nhiệt độ 37- 40, số lượng

300 – 500ml.

Ly đựng nước uống được.

Tăm bông để vệ sinh mũi.

Que đè lưỡi.

Gạc miếng miếng.

Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.

Dụng cụ dùng để thực hiện kỹ thuật cho ăn.

Dụng cụ được sắp xếp gòn gàng ngăn nắp cũng giúp cho người bệnh yên tâm và hợp tác.

– Soạn các dụng cụ đầy đủ, ngăn nắp và an toàn giúp cho việc thực hiện kỹ thuật được hoàn thành tốt
4 Soạn các dụng cụ ngoài khăn:

Khăn bông

Tấm nylon

Bồn hạt đậu

ống nghe

Găng tay sạch

Giấy thử

Túi đựng rác y tế

Băng dính

Kim băng

Dây thun

Bảng 38.2. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn mâm dụng cụ cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Rửa tay
2 Trải khăn sạch
3 Soạn các dụng cụ trong khăn:

ống thông cho ăn (Tube Levine).

Ly đựng thức ăn theo y lệnh, nhiệt độ 370-400, số lượng 250-300ml.

Ly đựng nước uống được.

Tăm bông để vệ sinh mũi.

Que đè lưỡi.

Gạc miếng.

Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.

4 Soạn các dụng cụ ngoài khăn:

Khăn bông.

Tấm nylon.

Bồn hạt đậu.

ống nghe.

Găng tay sạch.

Giấy thử.

Túi đựng rác y tế.

Băng dính.

Kim tây.

Dây thun.

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

 

Bảng 38.3. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
1 Báo và giải thích cho người bệnh. Giúp người bệnh an tâm và hợp tác. ân cần, cảm thông, thấu hiểu.
2 Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao. Tư thế giúp việc đặt ống thông qua mũi hầu dễ dàng. Nằm đầu cao 300-450
3 Choàng tấm nilon và khăn qua cổ người bệnh. Giúp người bệnh tiện nghi tránh bị dính chất tiết. Tấm nylon và khăn có thể hứng chất tiết nếu có vương vãi ra ngoài.
4 Vệ sinh 2 lỗ mũi (nếu đặt ở mũi). Giảm bớt sự nhiễm bẩn từ mũi của ống thông trước khi đặt vào dạ dày. Vệ sinh mũi nhẹ nhàng tránh gây kích thích làm người bệnh tăng tiết chất nhầy.
5 Đặt bồn hạt đậu. Hứng dịch chảy ra. Đặt bồn hạt đậu cạnh má.
6 Rửa tay, mang găng tay sạch. Giảm nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay nhanh.
7 Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến trái tai, từ trái tai đến mũi ức. Xác định chính xác độ dài từ mũi đến tâm vị. Không được chạm ống thông trên người bệnh trong khi đo ống.
8 Làm dấu bằng băng keo nhỏ. Nhắc nhớ vị trí đã đo. Dùng miếng băng keo nhỏ dán quanh ống nơi vị trí vừa đo.
9 Dùng gạc miếng cầm ống thông nhúng đầu ống vào ly nước. Đặt ống thông dễ dàng qua mũi vào đến hầu. Làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống, có thể dùng chất trơn tan trong nước.
10 Đưa ống qua mũi (miệng) đến hầu bảo người bệnh nuốt. Hạn chế sự tổn thương niêm mạc thực quản trong khi đặt ống. Đặt ống vào bằng với khoảng cách đo từ mũi

đến trái tai.

11 Dùng que đè lưỡi kiểm tra ống qua khỏi hầu. Xác định vị trí đầu ống thông không cuộn trong miệng. Khi đưa ống đi qua hầu mới dùng que đè lưỡi kiểm tra xem ống thông có đi băng qua hầu chưa.
12 Đưa ống thông vào tiếp tục theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu. Hạn chế tổn thương niêm mạc thực quản. Đặt theo nhịp nuốt của người bệnh.
13 Thử ống: đi từng bước một:

Rút dịch trong dạ dày thử trên giấy quì nếu là acid, thì ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

Bơm hơi vào dạ dày (1030ml) và đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra.

Xác định chính xác ống thông vào đúng trong dạ dày. Kiểm tra từng cách một, cách rút dịch thử trên giấy thử là cách tốt nhất để xác định ống có vào đúng trong dạ dày chưa.
18 Cố định ống ở mũi hoặc má. Tránh sút ống ra ngoài. Dùng băng keo cố định ống trên mũi, tránh đè ép lên cánh mũi gây hoại tử.
19 Gắn phễu vào đầu ống thông. Giúp việc cho thức ăn qua ống thông dễ dàng hơn. Phễu lên cao, cách dạ dày người bệnh 15-20cm.
20 Cho ít nước vào ống để tráng ống. Trơn lòng ống tránh bám dịnh thức ăn trong lòng ống. Cho lượng nước vừa đủ khoảng 20ml, tránh để bọt khi vào khi đang cho nước hoặc thức ăn.
21 Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ. Hạn chế sự kích thích dạ dày. Phễu cách mặt người bệnh 15-20cm, và cho liên tục tránh để bọt khí vào.
22 Tráng ống sạch bằng nước chín. Giảm bớt sự bám dính thức ăn trong lòng ống. Tráng ống cũng với lượng nước vừa đủ.
23 Lau khô và che chở kín đầu ống thông. Tránh côn trùng chuôi vào trong lòng ống thông. Bấm ống giữ dòng nước trong trong lòng ống.
24 Cố định ống ở đầu giường. Gọn gàng, tiện nghi cho người bệnh. Cống định ống lên vai áo nếu người bệnh đi lại nhiều, hoặc lên đầu giường hày lên gối khi nằm lầu tại chỗ.
25 Lau sạch miệng mũi người bệnh. Giúp người bệnh tiện nghi. Giúp người bệnh tiện nghi. Dùng khăn choàng qua ngực lau mũi miệng người bệnh.
26 Ghi hồ sơ. Theo dõi và quản lý người bệnh. Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 3.4. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng cho ăn qua ống thông mũi-dạ dày

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo và giải thích cho người bệnh
2 Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao
3 Choàng tấm nilon và khăn qua cổ người bệnh
4 Vệ sinh 2 lỗ mũi (nếu đặt ở mũi)
5 Đặt bồn hạt đậu cạnh má
6 Rửa tay, mang găng tay sạch
7 Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến trái tai, từ trái tai đến mũi ức
8 Làm dấu bằng băng keo nhỏ
9 Dùng gạc cầm Tube Levine nhúng vào ly nước làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống
10 Đưa ống qua mũi (miệng) đến hầu bảo người bệnh nuốt
11 Dùng que đè lưỡi kiểm tra ống qua khỏi hầu
12 Đưa tube Levine vào tiếp tục theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu
13 Thử ống: đi từng bước một:

Rút dịch trong dạ dày thử trên giấy quì nếu là acid, thì ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

Bơm hơi vào dạ dày (khoảng 10- 30ml) và đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra. Nếu có dịch là ống đã vào đúng dạ dày (nếu không ta tiếp tục thử cách 2).

14 Cố định ống ở mũi hoặc má
15 Gắn phễu vào đầu tube Levine
16 Cho ít nước vào ống – tráng ống
17 Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ (phễu cách mặt người bệnh 15-20cm) và cho liên tục tránh để bọt khí vào
18 Tráng ống sạch bằng nước chín
19 Lau khô và che chở kín đầu tube Levine
20 Cố định ống ở đầu giường
21 Lau sạch miệng mũi người bệnh, tháo găng tay.
22 Giúp người bệnh tiện nghi
23 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

kỹ thuật cho ăn bằng ống thông

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận