Kiết lỵ là triệu chứng viêm ruột do trực khuẩn lỵ và do amíp gây ra, thuộc phạm vi chứng lị tật của y học cổ truyền.
Nhân chính khí của cơ thể bị giảm sút, thử thấp hoặc thấp nhiệt xâm phạm vào cơ thể hoặc do ăn uống không cẩn thận, công năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn mà gây ra bệnh.
Kiết lỵ thấy ở 2 thể cấp tính mạn tính, lỵ cấp tính thường do thấp nhiệt, hàn thấp gây ra, lỵ mạn tính do tỳ vị hư gây ra.
-
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lỵ cấp tính
- Do thấp nhiệt
Gặp ở lỵ do a míp, phân có mùi máu còn gọi là xích bạch lỵ.
Triệu chứng: đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đi đại tiện ra máu, mũi, có sốt, sợ lạnh, mạch huyền hoạt sắc hay nhu sác miệng khô đắng dính, tiểu tiện đỏ.
Phương pháp chữa: thanh nhiệt táo thấp, hoạt huyết, hành khí.
Bài thuốc:
Bài 1. Viên khổ luyện – đại hoàng
Khổ luyện tử 20 gam Bồ kết 20 gam
Hoàng liên gai 20 gam Hạt cau 20 gam
Hạt dưa hấu 20 gam Đại hoàng 20 gam
Tán bột, ngày uống 20 gam chia 2 lần.
Bài 2. Thược dược bỏ quế chi gia giảm
Hoàng cầm 12 gam Mộc hương 6 gam
Hoàng liên 12 gam Binh lang 6 gam
Kim ngân hoa 20 gam Cam thảo 6 gam
Bạch thược 8 gam Đại hoàng 4 gam
Đương quy 8 gam
Châm cứu; châm tả Trung quản, Thiên khu, Đại trường du, Túc tam lý, Hợp cốc, Phục lưu, Nội đình, Công tôn.
- Do hàn thấp
Gặp ở lị a míp bán cấp, phân có nhiều chất nhày ít máu gọi là bạch lị.
Triệu chứng: đi đại tiện ra chất nhầy nhiều, máu ít, bụng đau liên miên, mót rặn, rêu lưỡi trắng dầy, mạch nhu hoãn.
Phương pháp chữa: ôn trung hóa thấp kiện tỳ, hành khí.
Bài thuốc:
Hoàng liên gai 100 gam Anh túc 20 gam
Khổ luyện tử 100 gam Trần bì 100 gam
Binh lang 100 gam Ngô thù 100 gam
Tán bột làm viên mỗi ngày uống 20 gam.
Bài 2. Bất hoàn kim chính khí tán.
Hậu phác | 6 gam | Nhục quế | 4 gam |
Trần bì | 6 gam | Thương truật | 12 gam |
Mộc hương | 6 gam | Bán hạ chế | 8 gam |
Sa nhân | 6 gam | Đại táo | 4 quả |
Hoắc hương | 8 gam | Gừng | 4 gam |
Sắc uống ngày 1 thang.
Châm cứu: châm Thiên khu, Trung quản, Đại hoành, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Tam âm giao.
- Do dịch
Gặp ở lị trực trùng, thường xuất hiện thành dịch và gây triệu chứng nhiễm độc toàn thân.
Triệu chứng: phát ra đột ngột, tình trạng bệnh cấp, đại tiện ra máu nhiều (còn gọi là xích lỵ, sốt cao vật vã, rêu lưỡi vàng dầy, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác). Nếu nặng có triệu chứng nhiễm độc thần kinh tinh thần như hôn mê, co giật hoặc truỵ mạch.
Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc (các trường hợp nhiễm độc thành kinh và truỵ mạch phải cấp cứu bằng các phương tiện thuốc của y học hiện đại.
Bài thuốc:
Bài 1.
Rau sam | 400 gam | Cỏ phượng vĩ | 100 gam |
Hạt cau | 100 gam | Cỏ sữa nhỏ lá | 400 gam |
Lá mơ lông | 100 gam. | ||
Tán bộ ngày uống 20 gam. | |||
Bài 2. | |||
Phèn đen | 20 gam | Vỏ rụt | 10 gam |
Cỏ phượng vĩ | 20 gam | ||
Sao đen sắc đặc uống ngày 1 thang. | |||
Bài 3. | |||
Cỏ nhọ nồi | 50 gam | Lá trắc bá | 20 gam |
Chỉ xác | 20 gam | Vỏ rụt | 20 gam |
Rau sam | 40 gam | Hoa hoè | 20 gam |
Hạt cau | 20 gam. | ||
Tán bột, ngày dùng 20 gam uống với nước vối. | |||
Bài 4. | |||
Bạch đầu ông | 40 gam | Kim ngân hoa | 20 gam |
Trần bì | 12 gam | Địa du | 20 gam |
Hoàng liên | 4 gam | Xích thược | 12 gam |
Hoàng bá | 12 gam | Chỉ xác | 8 gam |
Đan bì | 12 gam | Mộc hương | 8 gam |
Châm cứu: châm tả các huyệt Khúc trì, Hợp cốc, Thượng cự hư, Túc tam lý, Nội đình, Đại hoành.
Lỵ mạn tính
Hay tái phát, thường gặp ở thể lị do amip (tên khác thường gọi là hưu tức lị). Nguyên nhân do tỳ hư hàn, khi có cơn tái phát còn do thấp nhiệt kết hợp với tỳ hư.
Triệu chứng: bệnh lị kéo dài, hay tái phát, khi ăn uống không cẩn thận hay bị lạnh, bệnh lại tái phát, đại tiện lúc lỏng, lúc táo, có lúc kèm thêm mũi, máu, có thể thấy sa trực tràng (thoát giang) bụng đau âm ỉ, thích chườm nóng, xoa bóp sợ lạnh sắc mặt xanh vàng, rêu lưỡi trắng mạch tế nhược, nhu hoãn.
Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ vị và cố sáp. Nếu bệnh tái phát thêm thanh nhiệt trừ thấp.
Bài thuốc:
Bài 1.
Khổ luyện tử 1000 gam Sáp ong 500 gam
Buồng cau dủ (để làm áo)
Tán bột làm viên, ngày uống 10 gam chia 2 lần.
Bài 2. Viên nha đảm tử.
Nha đảm tử
Bách thảo sương
Sáp ong
Liều lượng bằng nhau, tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10 gam.
Bài 3. Chân nhân dưỡng tạng thang.
Đẳng sâm 12 gam Kha tử 6 gam
Bạch truật 12 gam Mộc hương 6 gam
Gừng nướng 6 gam Cam thảo 6 gam
Nhục quế 4 gam Đương quy 12 gam
Sắc uống ngày 1 thang
Bài 4. Khi lị tái phát có thể dùng Ô mai hoàn gia giảm.
Ô mai 8 gam Đẳng sâm 16 gam
Xuyên tiêu 6 gam Đương quy 12 gam
Tê tân 6 gam Can khương 6 gam
Hoàng liên 12 gam Phụ tử chế 6 gam
Hoàng bá 12 gam Quế chi 6 gam
Tán bột ngày uống 20 gam hoặc dùng thuốc thang.
Châm cứu: các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thiên khu, Túc tam lý, Thận du, Thái bạch.
Theo kết quả nghiên cứu của Khoa y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, tổng số 66 bệnh nhân.
Loại tốt: 38 bệnh nhân tỉ lệ 57,57%
Loại khá: 19 bệnh nhân tỉ lệ 28,78%
Loại trung bình: 9 bệnh nhân tỉ lệ 13,63%
-
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Lỵ trực khuẩn
Chống mất nước, mất muối hồi phục các chất điện giải.
Điều trị trạng thái nhiễm axit và trạng thái sốc nếu có:
Sunfapuanidin 8-10 g/ngày làm 2 lần uống nhiều nước. Cloramphenico 1,5-2 ngày.
Tetraxilin 1 – 2 g/ngày.
Kanamyxin 1 g/ngày
Bisepton 480 mg X 2 – 4 viên/ngày.
Lỵ a míp
Xem thêm:
Nằm nghỉ tại giường trong thời gian cấp những ngày đầu cho chế độ ăn lỏng dễ tiêu.
Bồi phụ nước và điện giải nếu cần.
Điều trị nguyên nhân.
Emetin tổng liều 10 g/kg cơ thể tiêm bắp mỗi ngày 6-8 gam.
Metromyxindazol 0,2 g/5 – 10 ngày.
Trẻ em trên 10 tuổi liều bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn.
Tham khảo thêm: KIẾT LỴ
Kiết lỵ là một bệnh thường thấy trong khoảng mùa hạ, mùa thu, chứng trạng chủ yếu của bệnh này là đau bụng, mót rặn, đi lỵ ra chất màu đỏ hoặc trắng. Trong các sách y học Trung Quốc đã có ghi chép rất sớm. “Nội kinh” gọi bệnh này là “Trương tích”. Thương hàn luận và “Kim quỹ yếu lược” gọi chung chứng này với ỉa chảy là “Hạ lợi” có khi thì gọi là “Nhiệt lợi hạ trong” để phân biệt với chứng “Tiết tả” nói chung, mãi đến đời Tấn trong sách mới có chữ “Lỵ” về sau phần nhiều theo đó mà gọi bệnh Lỵ.
“Nội kinh” cho là đi lỵ người nóng không khỏi, là một loại bệnh nặng. Sách ấy nói “đi lỵ mà người nóng thì chết”. Đó chẳng những là có sự nhận thức chung về bệnh lỵ, mà còn theo vào hiện tượng người nóng để phân biệt sự nặng nhẹ của bệnh. Sách “Thương hàn luận” và sách “Kim quỹ yếu lược”, đối với biện chứng và cách chữa về chứng “Nhiệt lợi hạ trong” càng rõ ràng hơn, sách “Trữu hậu phương” có mục nói về “Các chứng lỵ do dịch khí”, trong đó đã nhận được tính truyền nhiễm và tính lưu hành của bệnh lỵ. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” có chia ra những chứng như: “Xích lỵ”, “Bạch lỵ”, “Xích bạch lỵ”, “Huyết lỵ”, “Nòng huyết lỵ”, và “Nhiệt lỵ”. Sách “Thiên kim yếu phương” lại chú trọng phân biệt về Nhiệt lỵ và Lãnh lỵ. Sách Ngoại đài bí yếu lại có nói rộng ra về cơ chế bệnh lý của bệnh dịch nhiệt lỵ. Về sau Trưởng Giới Tân nhận rằng: vì nóng mà ham mát ăn nhiều chất sống lạnh cũng là một nguyên nhân lớn của bệnh lỵ.
-
NGUYÊN NHÂN
Bệnh này có thể quy nạp làm 3 nguyên nhân dưới đây:
- Cảm phải thời khí thử thấp
Khoảng mùa hạ, mùa thu khí thử thấp nung nấu, lại thường kiêm có dịch khí lưu hành, đúng như Chu Đan Khê nói: “Chứng dịch lỵ khi phát thì trong một nhà, một địa phương, truyền nhiễm bệnh giống nhau”.
- Ăn uống không dè dặt
Ăn đồ sống lạnh bừa bãi làm cho trường vị bị thương mà tích trệ chứa ở trong làm cho cơ năng chuyển hóa mất bình thường.
Hai nguyên nhân trên, thường xuất hiện lẫn lộn với nhau làm cho sự truyền thông của trường vị mất bình thường, là nguyên nhân chủ yếu của bệnh lỵ. Trong đó nếu kiêm cố định khí lưu hành thì bệnh tình lại càng nặng hơn.
-
BIỆN CHỨNG
Chứng trạng chủ yếu của bệnh lỵ là đau bụng, mót rặn, đi lỵ ra chất đỏ, trắng, nhẹ thì một ngày 8 lần, nặng thì thường đến trên vài chục lần, trong lâm sàng không ngoài 3 loại sau đây:
- Lỵ thấp nhiệt
Bụng đau quặn, mót rặn, trệ xuống, không khoan khoái, khi đầu có lẫn phân, về sau ít dần, phân nhiều, hoặc có biến chứng ghê rét, phát nóng, rêu lưỡi phần nhiều mỏng nhớt, hoặc nhớt mà hơi vàng, miệng hơi đắng, ngực, bụng có khi buồn tức, mạch thường thấy hoạt sác. Chủ yếu là do thử thấp và tích trệ kết lại mà thành ra, nặng thì nôn khan, muốn mửa, không ăn uống được, như vậy là chứng cấm khẩu lỵ, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng xốp, nêu kèm có khí dịch độc, thì bệnh tình nặng hơn.
- Lỵ hàn thấp
Đi lỵ ra chất trắng nhiều , đỏ ít, hoặc ra bọt trắng, bầy nhầy, mót rặn, ngực bụng tức, bụng đau liên miên, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.
- cửu lỵ (lỵ lâu ngày)
Lỵ thấp nhiệt, lỵ hàn thấp, không chữa kịp thời cũng có thể thành ra chứng “Cửu lỵ” và chứng “Hưu tức lỵ”, một chứng thì hao tổn phần âm, phần nhiều hiện ra chứng trạng âm huyết thiếu, một chứng thì hao tổn phần dương của tỳ vị và liên luỵ đến thận dương, phần nhiều là chứng hư hàn.
-
CÁCH CHỮA
Chữa bệnh này người xưa phần nhiều thường chú trọng 3 phép: Dùng vị đắng để tiêu thấp nhiệt, tiêu thông tích trệ và điều hoà khí huyết, nghĩa là hành huyết thì đi ra mủ tự khỏi, điều khí thì mót rặn tự khỏi, đó là phương pháp chủ yếu để chữa bệnh lỵ.
Nay đem cách chữa các chứng lỵ, chia ra trình bày sau đây:
- Thấp nhiệt
Lúc mới phát có biến chứng ghê rét, phát nóng, ngực đầy tức khí trệ, cách chữa nên chú trọng sơ tán ngoại tà, dùng Kinh phong bại độc tán (1), nặng về nhiệt hơn thì nên chữa cả biểu lẫn lý, dùng Cát căn cầm liên thang (2). Biến chứng hết rồi, thì nên dùng chung cả thuốc đắng để hóa thấp nhiệt và thuốc tiêu đao, như những bài Thược dược thang (3), Mộc hương tân lang hoàn (4), Chỉ thực đạo trệ hoàn (5). Nếu đi lỵ hơi khoan khoái thì nên hòa lý tiết nhiệt có thể dùng bài Hương liên hoàn (6), bụng đau không khỏi có thể dùng bài Mậu kỷ hoàn (7), nếu đi lỵ ra máu mủ đỏ nhiều trắng ít, nên dùng thuốc khổ hàn, giải độc, như Bạch đầu ông thang (8) và có thể gia ngân hoa, địa du, thoát giang không thu vào được, thì nên dùng chung sâm, kỳ với thuốc khổ hàn, nếu cảm thấy chứng trạng cấm khẩu lỵ, khi mới phát nhiệt độc nhiều thì chú trọng dùng thuốc khổ hàn để giải độc, nếu mửa khan không chỉ, nên theo phương pháp của Đan Khê dùng chung sâm và hoàng liên, như bài Khai cấp tán (9) chẳng hạn.
- Lỵ hàn thấp
Dùng bài Bất hoàn kim chính khí tán (10) làm chủ yếu, hàn thấp đều thịnh, thì nên ôn trung hóa thấp, dùng bài trên gia những vị mộc hương, sa nhân, nhục quế.
- Cửu lỵ
Là thường thường do tà trệ chưa hết, hàn nhiệt hư, thực lẫn lộn, nên ôn trung thành trệ, dùng bài Ôn tỳ thang (11), âm huyết đã hư, thấp nhiệt chưa hết, dùng bài Chu sa hoàn (12), phần dương ở trung tiêu kém, dần dần thấy hoạt thoát thì nên ôn trung bổ thu sáp, như Đào hoa thang (13) hoặc Chân nhân dưỡng tạng thang (14).
Hưu tức lỵ thì trong thời gian điều trị, nói chung nên chú trọng kích tỳ điều khí, dùng bài Tứ quân tử thang (15), gia những vị trần bì, đại phúc bì, mộc hương, bụng đau râm râm, gặp lạnh thì đau, nên dùng ôn trung để tán hàn, như những vị tử tô, kinh giới, mộc hương, bào khương, tiêu thần khúc, sơn tra thán, nếu có hàn tích, lúc phát lúc chỉ, mót đi không khoan khoái, nên tạm dùng cảm ứng hoàn (16) để ôn lại.
-
TÓM TẮT
Bệnh lỵ thường thấy ở vào khoảng giữa mùa hạ, mùa thu, đại khái có thể chia ra làm 2 loại: Lỵ thấp nhiệt và lỵ hàn thấp, chữa lỵ thấp nhiệt, chủ yếu là hóa thấp nhiệt, tiêu tích trệ, và điều hoà khí huyết. Khi mới phát nếu thấy có biến chứng thì nên dùng phép giải biểu tán tà. Còn như cách chữa bệnh “cấm khẩu lỵ”, thì chủ yếu là ôn trung hóa thấp, điều khí tiêu trệ. Chứng “cửu lỵ” phần nhiều là thuộc về hư hàn, trong số đó cũng có khi vì thấp trệ chưa hết, hàn nhiệt lẫn lộn, hư thực cùng hiện ra trước hết nên dùng phép ôn trung thành trệ, bổ khí và cố sáp. Chứng “hưu tức lỵ” phần nhiều thuộc về tỳ hư khí trệ, cách chữa thì chủ yếu là kiện tỳ điều khí, nếu gặp lạnh thì liền phát ra, thì nên dùng phương pháp ôn trung tán hàn với thuốc ôn hạ.
-
PHỤ PHƯƠNG
- Kinh phong bại độc tán: Xem phụ phương số 1 mục cảm mạo.
- Cát căn hoàng liên thang: Xem phụ phướng số 4 mục Tiết tả.
- Thược dược thang: Thược dược, hoàng cầm, hoàng liên, đương quy, nhục quế, cam thảo, tân lang, mộc hương, đại hoàng.
- Mộc hương tân lang hoàn: Mộc hương, hương phụ, thanh bì, trần bì, chỉ xác, hắc sửu, tân lang, hoàng liên, hoàng bá, tam lang, nga truật, đại hoàng, mang tiêu.
- Chỉ thực đạo trệ hoàn: Xem phụ phương số 6 mục Tiết tả.
- Hương liên hoàn: Mộc hương, hoàng liên.
- Mậu kỷ hoàn: Thược dược, ngô thù, hoàng liên.
- Bạch đầu ông thang: Bạch đầu ông, trần bì, hoàng liên, hoàng bá.
- Khai cấp tán: Nhân sâm, hoàng liên, thạch xương bồ, đan sâm, thạch liên, phục linh, trần bì, đông qua bì, trầm mễ, hà diệp quế.
- Bất hoàn kim chính khí tán: Hậu phác, hoắc hương, trần bì, bán hạ, thương truật, cam thảo, sinh khương, đại táo.
- Ôn tỳ thang: Đại hoàng, nhân sâm, quế tâm, can khương, phụ tử.
- Chu xa hoàn: Hoàng liên, a giao, đương quy.
- Đào hoa thang: Can khương, xích thạch chi, gạo tẻ.
- Chân nhân dưỡng trọng thang: Kha tử, cù túc xác, nhục đậu khấu, đương quy, bạch truật, bạch thược, nhân sâm, mộc hương, nhục quế, cam thảo.
- Tứ quản tử thang: Xem phụ phương số 1 mục Hư lao.
- Cảm ứng hoàn: Mộc hương, nhục đậu khấu, đinh hương, can khương, ba đậu, hạnh nhân, bách thảo sương.
PHỤ ĐƠN PHƯƠNG (phương thuốc có 1 vị)
- Mã xỉ hiện (rau sam): lấy thứ tươi, mỗi ngày một lạng trộn với mật, hoặc đường trắng sắc uống, đối với lỵ cấp tính hoặc mạn tính đều khỏi cả.
- Bạch đầu ông: Mỗi ngày 1 lạng chia làm 3 lần uống, hoặc dùng 2 lạng nấu thành dung dịch 100cc để tẩy ruột, chữa lỵ cũng có kết quả rõ rệt.
- Đại toàn (củ tỏi): mỗi ngày dùng một củ to sắc tía chia 3 lần ăn kèm với cơm, hoặc lọc lây 10 phần trăm đến 15 phần trăm chất váng tỏi, từ 100 – 200 cc để rửa ruột, mỗi ngày 1,2 lần, liệu trình là 7 ngày, chữa lỵ có hiệu quả rõ rệt.
- Chi thánh đan: dùng Kha đởm tử bỏ vỏ, người lớn mỗi lần uống 15 hột, chia ra cho vào túi bằng keo (tổ nhện) uống với nước sôi, ngày 3 lần, uống liền 7 – 10 ngày chữa lỵ có hiệu quả rõ rệt.