Mụn nhọt là do lỗ chân lông hay tuyến bã bị nhiễm trùng sinh ra, y học cổ truyền có tên gọi là sang, hung, thù, V.V..
Trẻ em về mùa hè hay bị mụn nhọt trên đầu gọi là thử sang, nếu nhiều mụn nhọt kết hợp với nhau hình thành dưới da đầu một khoảng trống gọi là mạch lươn lâu khỏi dễ gây biến chứng viêm tuỷ xương.
Nguyên nhân do hoả độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát do tình trạng dị ứng nhiễm trùng, Đông y gọi là huyết nhiệt.
TRIỆU CHỨNG
Tại chỗ có sưng, nóng, đỏ, đau; toàn thân có thể kèm thêm sốt, mạch nhanh, rêu lưỡi trắng dầy, nếu không chữa hoặc chữa không khỏi sẽ thành ổ mủ, dần dần vỡ mủ (nếu là mụn nhọt dưới da dày thì khó vỡ mủ), rồi liền thành sẹo.
CÁCH CHỮA
Tuỳ giai đoạn
Giai đoạn viêm nhiễm
Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm
Bài thuốc:
Bài 1: thuốc đắp tại chỗ: lá hoa Cúc trắng giã nát với muối đắp vào mụn nhọt.
Bài 2:
Củ khúc khắc 40g
Quả ké sao vàng 20g
Sắc uống mỗi ngày một thang.
Bài 3:
Đỗ đen sao 40g
Kinh giới 8g
Kim ngân 20g
Cam thảo dây 8g
Ké đầu ngựa 16g
Vòi voi 12g
Thổ phục linh 12g
Cỏ xước 12g
Bài 4: Giải thử thang gia giảm (chữa mụn nhọt về mùa hè):
Thanh hao 8g
Đạm trúc diệp 12g
Kim ngân 12g
Xích thược 12g
Liên kiều 12g
Lá sen 16g
Sốt cao thêm Hoàng liên 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g.
Tiểu tiện ngắn đỏ thêm Sa tiền tử 12g.
Táo bón thêm Đại hoàng 4g.
Châm cứu:
Dùng tỏi thái mỏng đặt lên đỉnh của mụn, cứu mồi ngải liên tục cho đến khi hết đau độ 5 – 10 mồi.
Châm các huyệt Ôn lưu, Hạ cự hư, Hợp cốc và các huyệt a thị xung quanh mụn.
Giai đoạn hoá mủ
Đưa độc ra ngoài, trừ mủ (thác độc bài nùng)
Bài thuốc:
Bài 1: Thuốc đắp cho phá vỡ mủ:
Rọc ráy
Lá xoan liều như nhau.
Muối
Giã nhỏ trộn đều ngày đắp 2 lần.
Bài 2: Cao dán hút mủ và lên da:
Củ ráy dại 100g Sáp ong 30g
Nghệ già 50g Nhựa thông 30g
Dầu vừng 500ml
Cóc vàng một con đốt tồn tính.
Cho Dầu vừng, Nghệ, Ráy đun sôi đến khi Nghệ và Ráy teo lại, gạn bỏ bã cho sáp ong vào đun tan sáp; cho bột cóc, nhựa thông quấy đến khi tan đều, lấy một giọt giỏ vào một cái đĩa không loe ra là được.
Rửa sạch mụn nhọt bằng nước Trầu không và Kinh giới, rồi lấy miếng giấy chọc thủng ở giữa và phết lên giấy. Ngày dán một lần.
Bài 3: Thuốc uống:
|
Giai đoạn vỡ mủ
Khứ hủ sinh cơ (làm mất các tổ chức hoại tử, mọc tổ chức bạt).
Bình thường cần rửa sạch thay băng cho mọc tổ chức hạt, liền da. Nếu cơ thể suy nhược, mủ không hết, nhọt lâu liền thì uống thêm các vị thuốc bổ khí huyết như: Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, V.V..
Chống tái phát
Thường do cơ địa dị ứng nhiễm trùng Đông y gọi là huyết nhiệt gây ra, dùng các vị thuốc thanh nhiệt lương huyết như: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì phối hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc như: Kim ngân, Bồ công anh, sài đất.
Có thể dùng dưới dạng thuốc thang, thuốc có viên, thuốc bột hay dạng chè.