Chứng Trúng phong ( Tai biến mạch máu não) và điều trị

Đông y chữa bệnh

“Trúng phong” là chỉ vào loại bệnh đột nhiên ngã ra mê sảng không biết gì. Đồng thời có thể xuất hiện các chứng trạng bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch, lưỡi cứng, nói ngọng ngịu, nhẹ thì cũng có chứng không mê ngã, thốt nhiên miệng mắt méo xệch, hoặc bán thân bất toại.

Về sự ghi chép có liên quan đến chứng trúng phong thì đã thấy ở Nội kinh bệnh, thiên “Phong luận” sách “Tố vấn” nói: “Phong trúng vào du huyệt của 5 tạng 6 phủ truyền nhập vào nội bộ cũng là phong của tạng phủ, tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy nhược, thiên vào một chỗ là thiên phong”. Và cũng nói đến chứng trạng của chứng thiên khô hư tà xâm phạm vào nửa mình, vào âm vinh vệ, làm cho vinh vệ suy dần, chân khí mất đi, tà khí còn lại làm chứng thiên khô, âm phu (thân thể không thu gọn được, miệng không nói được, không biết chỗ đau hoặc co quắp không cử động được). Và oa tà (méo miệng). Sách “Kim quỹ yếu lược” thì cho là đường lạc mạch bị trống rỗng, phong ở ngoài vào là nguyên nhân chủ yếu, lại lấy trúng lạc trúng kinh, trúng phủ, trúng tạng để phân biệt bệnh tà nông hay sâu nặng hay nhẹ. Sau đó các sách “Thiên kim ngoại đài bí yếu”, “Tế sinh phương” đều có thảo luận về trúng phong mà phần lớn không tách rời phạm vi này. Tóm lại đời Đường Tông về trước tuy nhận rằng trúng phong có liên quan với nội hư nhưng lại coi trọng về phương diện ngoại nhân, đời Kim Nguyên về sau đối với học thuyết trúng phong có sự phát triển rất lớn, như Lưu Hà Giang chủ về hỏa thịnh, Lú Đông Viên chủ về khí hư, Chu Đan Khê chủ về đàm thấp, Trương cảnh Nhạc thời Minh lại nhấn mạnh rằng trúng phong không phải là tà của phong mà sáng lập ra lý luận. Không phải phong tà. Diệp Thiên Sĩ thời Thanh lại nhận rằng chủ yếu là do can dương hóa phong, Trương Bá Long soạn quyển “Loại trúng bí chì”, đến câu trong thiên “Điều kinh luận” sách “Tố vấn”: “Huyết cùng với khí dồn lên trên thì phát ra đại quyết, quyết thì bỗng nhiên chết ngất, khí hồi lại thì sống, không hồi lại thì chết”, ông nói câu ấy là chứng phong thốt ngày nay. Đem quy nạp những lời nói của các nhà kể trên thì lại có thể biết từ đời Kim Nguyên về sau, việc nghiên cứu về bệnh trúng phong đã tiến triển rất lớn về phương thuốc chữa trúng phong cũng phong phú hơn.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân bệnh “trúng phong” tuy là lẫn lộn phức tạp nhưng chủ yếu là do ở trong bị hư tổn, nếu lạc mạch trống rỗng thì phong ở ngoài dễ lẫn vào, can và thận không đủ thì dễ sinh ra phong ở trong. Cơ chế phát bệnh có thể chia ra như sau:

  • Ngoại phong

Thuyết ngoại phong bắt đầu thấy ở “Nội kinh”. Sách ấy cho rằng chứng thiên khô là thuộc về chứng: “Chính khí hư tà khí lưu lại”. Sách “Kim quỹ yếu lược” trên cơ sở sách “Nội kinh” lại phát minh thêm, như thiên “trúng phong lịch tiết” nói: “Mạch thốn khẩu phù mà khẩn, khẩn là thuộc hàn. phù là thuộc hư. Hàn và hư cùng va chạm nhau là tà ở ngoài bì phu. Mạch phù là huyết hư, lạc mạch bị trỗng, rỗng, tà khí lưu lại, hoặc ở về bên trái hoặc ở về bên phải mà tà khí lại hoãn, chính khí thì cấp, nên chính khí dẫn tà khí mà thành chứng oa tà, bất toại…Bệnh này tuy có về nội hư, nhưng vẫn cần phải chú trọng về nội phong.

  • Hoả thinh

Thuyết của hỏa thịnh do Lưu Hà Gian sáng tạo ra. Ông cho là trúng phong vốn do hỏa của tâm thịnh, thận thủy hư suy. Thủy hư thì không chế hỏa được, mà thành ra âm hư dương thực, khí nóng uất lên. Tâm thần bị mỏ choáng đến nỗi thốt nhiên ngã không biết gì, ông lại chỉ rõ nguyên nhân tâm hỏa thịnh quá là vì không kiêng khem giữ gìn ngũ chí quá lực, Trương Bá Long đời Thanh đồng ý với cách xét bệnh của Lưu Hà Gian, nêu ra thuyết “Đại quyết” cho là hỏa của tâm can thịnh quá thì dẫn động huyết khí chạy lên mà thành thốt trúng.

  • Nội phong

Diệp Thiên Sĩ cho nguyên nhân trúng bệnh phong là dương khí trong thân thể biến động vì can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém thủy không nuôi được mộc, mộc không tươi tốt, cho nên phần dương của can mạnh quá. Nội phong thường nổi lên, mà thành chứng trúng phong, hoặc do phần âm của can kém, huyết ráo sinh nhiệt, nhiệt thì khí phong dương lên. đường lạc của các khiếu nghẽn lấp, rồi cũng ngã lăn ra thành trúng phong. Các luận thuyết của ông, tuy căn nguyên là của Hà Gian, Cảnh Nhạc nhưng về biện chứng dùng thuốc thì có sự phát minh.

  • Thấp đởm

Thấp đởm sinh ra chứng trúng phong, là do Đan Khê đề xướng, ông nói: “Miền tây bắc khí lạnh thì bị trúng phong là thực, miền Đông nam khí ôn mà đất nhiều thấp, nếu có bệnh phong thì không phải phong, mà đều do thấp thổ sinh đàm, dần sinh nhiệt, nhiệt sinh phong”. Chu Thi nêu nguyên nhân nhiệt sinh phong then chốt là ở chỗ thấp, thổ sinh ra đờm. Vì đờm mà sinh ra nhiệt, chúng ta biết rằng đờm nhiệt tuy không phải nguyên nhân chủ yếu của chứng trúng phong, nhưng trong khi thốt trúng phần nhiều thấy có chứng trạng đờm trệ, khí bế, xét đến nguyên nhân thì đều là do hỏa của tâm và can thịnh, tân dịch bị nung nấu, hóa thành đờm mà gây nên.

  • Khí hư

Bệnh này phát sinh có liên quan với tuổi và thể chất, cho nên Lý Đông Viên cho là: “Phàm người tuổi ngoài 40 là lúc khí suy, hoặc lo nghĩ giận dữ làm hư tổn phần khí thì hay bị bệnh này. Khi tuổi cường tráng thì không có, nếu người béo mập thì hoặc khi cũng có. Lại căn cứ câu “Nội kinh”: “khí dương lấy gió mạnh của trời đất mà đặt tên” đã nêu ra rằng: “trúng phong là không phải phòng tà ở ngoài đến mà là do khí ở trong người tự làm nên bệnh”.

BIỆN CHỨNG

Sách “Kim quỹ yếu lược” bàn về chứng trúng phong, chủ yếu lấy nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Sách đó chép: “Tà ở đường lạc thì da thịt tê dại, tà ở đường kinh thì nặng nề khó chịu, miệng sùi nước dãi”. Để tiện việc biện chứng trong lâm sàng, tiết này cũng chia theo trúng kinh, trúng lạc, trúng tạng, trúng phủ mà trình bày như sau:

Trúng kinh, trúng lạc

Là thuộc về chứng trúng phong nhẹ, phần nhiều thấy da thịt tê dại, đi đứng nặng nề, hoặc không hôn mê mà đột nhiên thấy miệng mắt méo xệch, bán thân bất toại, giận hoặc có ngã quay thình lình thì hôn mê cũng không nặng hoặc kiêm có những chứng nóng, rét, thân thể chân tay co quắp.

Trúng phủ, trúng tạng

Người bệnh thình lình ngã quay ra mê man chẳng biết gì, nhẹ thì cũng có khi không phải chữa, tự nhiên dần dần tỉnh dậy, nặng thì kê tiếp đó hiện ra những chứng trạng thở kéo cưa, miệng mắt méo xệch, bán thân bất toại, lưỡi cứng nói ngọng, hoặc không nói được, và nuốt khó khăn, lúc đó phải phân biệt ngay là chứng bế hay chứng thoát để cấp cứu khác nhau. Về sự biểu hiện khác nhau đó trình bày như sau:

  • Chứng bế

Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn cứng thở như kéo cứa tiếng to mặt đỏ, mạch hồng, sác huyền, rêu lưỡi vàng nhớt là thuộc dương chứng trong chứng bế. Nếu yên lặng không vật vã, ngáy khò khè, mạch trầm hoãn, rêu lưỡi trắng trơn, mà có nhớt là âm chứng trong chứng bế.

  • Chứng thoát

Mắt nhắm, miệng há, mũi ngáy khè khè, tay xoè, són đái, nặng thì mặt đỏ như bôi son, mồ hôi ra như hạt châu, như dầu, chân tay nghịch lạnh, mạch vi tế muốn tuyệt, rêu lưỡi phần nhiều trắng trơn, đó là hiện tượng dương khí, thốt nhiên thoát, rất nguy cấp.

Trong giai đoạn thốt trứng hôn mê của bệnh này còn nhiều cần phải phân biệt với: “chứng quyết” và chứng giản Bên ngoài việc hỏi kỹ bệnh sử ra, thì chứng trạng chủ yếu của 3 chứng này còn có sự khác nhau như sau:

  • Thốt trúng: Khi hôn mê thì thấy có hiện tượng miệng, mắt méo xệch, tay chân liệt một bên, sau khi tỉnh rồi thường còn lại một số di chứng.
  • Quyết lạnh: Khi hôn mê phần nhiều thấy hiện tượng sắc mặt xanh nhợt, chân tay liệt một bên.
  • Giản: Khi hôn mê thì chân tay co giật, miệng sùi bọt dãi và có thể phát ra tiếng khác thường, tỉnh, dậy lại như người thường.
  • Chứng cứu thốt: chứng sau khi đã cấp cứu thì hôn mê tỉnh dần, nhưng vẫn còn chứng bệnh mắt méo xệch, lưỡi cứng nói ngọng, bán thân bất toại song cũng cần phân biệt phong, hoả, đờm, cái gì hư, cái gì thịnh hơn để tủy chứng mà chữa, đặc trưng của mỗi loại như sau:

+ Phong thịnh: Đau đầu, mò choáng, thân thể tê dại, mạch huyền, hoặc có những chứng mình nóng, chân tay co quắp.

+ hỏa vượng: Đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, miệng ráo, họng khô vật vã, hay giận, đại tiện bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác mà đại.

+ Khí hư: Tinh thần mỏi mệt, tâm rung động, hơi thở gấp, ngại nói, đi tiểu mà dài, mạch huyền tế.

+ Thấp đờm: Mặt trắng bợt, đờm nhiều, tay chân tê dại, nặng nề, lưỡi có nhớt, mạch hoạt.

CÁCH CHỮA

  • Trúng kinh, trúng lạc

Cách chữa chứng phong trúng kinh, trúng lạc là dưỡng huyết trừ phong, lưu thông kinh lạc, khi mới trúng thân hình và tay chân tê dại, co quắp, hoặc bán thân bất toại, hoặc miệng mắt méo xệch. Đều nên dùng bài Đại tần giao thang (1), hoặc những bài Đại, tiểu hoạt lạc đan (2) (3). Nếu thấy có biến chứng nóng, rét thì nên dùng Tiểu tục mệnh thang (4). Nếu thuộc di chứng của trúng phong, cũng có thể lựa dùng những bài thuốc kể trên và nên bổ khí trừ ứ huyết, lưu thông kinh lạc dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang (5) nếu méo miệng thì dùng bài Khiên chính tán (6), nói ngượng nghịu thì dùng bài Tứ thọ giải ngũ thang (7).

  • Trúng phủ, trúng tạng

Thốt trúng ngã quay ra trước tiên cần phân biệt được chứng bế hay chứng thoát, chứng bế thì nên trừ đàm khai khiếu. Nếu là dương bế thì dùng các bài Chí bảo đan (8), Cục phương Ngưu hoàng thanh tâm hoàn (9), âm bế thì dùng bài Tô hợp hương hoàn (10) và dùng trúc lịch, nước gừng hoà với nước mà cho uống. Nếu hàm răng nghiến chặt thì dùng bài Tam hóa thang (11), thoát chứng thì nên phù dương cứu thoát dùng ngay Đại tế hồi dương, lấy bài Sâm phụ thang (12), làm chủ yếu hoặc gia long cốt, mẫu lệ để cố thoát. Cũng có khi chứng thoát đã hiện ra rồi lại thấy đờm dãi bế tắc khiếu ồ trong không thông đó là trong thì bế ngoài thì thoát, kíp dùng bài Tam sinh ẩm (13) gia nhiều nhân sâm để vừa khai bế vừa cố thoát.

Qua sự cấp cứu, người bệnh đã dần dần tỉnh lại, nếu là nội phong nặng thì phải tư âm tiềm dương, trấn hoả, tức phong dùng các bài Đại định phong châu (14) hoặc Trân châu hoàn (15). Nếu thiên về hỏa thịnh thì nên thanh can giáng hoả, dùng bài Linh dương giác thang (16), hoặc bài Long đởm tả can thang (17) nhiều đờm thì gia trúc lịch, nước gừng. Nếu chứng thoát đã giữ được nhưng nguyên khí vẫn hư thì nên dùng nhân sâm tiếp tục sắc uống, đờm nhiều thì nên khai khiếu tẩy đàm dùng bài Đạo đàm thang (18), âm và dương đều hư thì có thể dùng bài Địa hoàng ẩm tử (19).

Chứng thốt trúng phần nhiều là nguy cấp nên để chữa bệnh không bằng phòng bệnh trước, La Thiên ích nói: “phàm người nào nếu thấy ngón tay cái và ngón tay trỏ tê dại không biết đau ngứa hoặc tay chân không cử động được, hoặc trong thịt như kiến bò, thì trong vòng 3 năm tất nhiên sẽ bị trúng phong nặng”. Đó là nói rõ triệu chứng trước khi trúng phong. Nếu tuổi ngoài 40 mà thường thấy những chứng đau đầu, choáng váng, ù tai, tê ngón tay thì nên để ý ngay, về phương diện chữa vẫn phải phân biệt phong, hoả, đờm hư để tuỳ chứng mà điều trị.

  • Cách chữa tổng hợp

Bệnh này không kể trúng kinh, trúng lạc, trúng tạng, trúng phủ đều nên dùng thuốc phổi hợp với châm cứu mà chữa, đặc biệt khi cấp cứu thì dùng châm cứu có hiệu quả mau hơn. Còn về di chứng, nếu phối hợp được các phương pháp thuốc uống, châm cứu, xoa bóp, khí công thì hiệu quả càng tốt hơn. Nếu có điều kiện, cũng nên phối hợp với cách chẩn đoán kiểm tra chữa bệnh của Tây Y nữa.

TÓM TẮT

Chứng trúng phong thì từ đời Hán, Đường, và trước đều cho là vì phong ở ngoài trúng vào, đến thời đại Kim Nguyên về sau mới nhận thức được các nguyên nhân lẫn lộn phức tạp, như nội hỏa phong thịnh, khí hư và thấp đàm mới bổ xung vào nhiều phương pháp chữa bệnh nữa, lúc bấy giờ tuy chưa xác nhận về bệnh não dật huyết, nhưng cũng đã không chuyên chủ về ngoại phong mà nhấn mạnh vào nguyên nhân nội tại, đó là điều rất đáng quý.

Gọi là “Ngoại phong” là phong tà theo đường kinh lạc vào, cho nên thường có các chứng trạng nóng lạnh, tê dại, co, quắp, cách chữa chủ yếu là nên khu phong tán tà, những chỗ tà khí xâm phạm được là tất nhiên chính khí hư, cho nên những sách “Kim quỹ yếu lược”, Thiên kim yếu phương, Ngoại đái bí yếu thường có những phương thuốc vừa công, vừa bổ, đời sau phần nhiều là theo vào đó.

“Nội phong” là do dương khí trong thân thể biến động, cách chữa nên điều tiết âm dương làm cho thăng bằng, dẹp phong thanh hoả, hóa đờm bổ hư, cụ thể tức là phương pháp tử hữu bổ bất tức, còn về di chứng là do tà lưu lại kinh lạc, khí huyết không thông. Dinh vệ không điều hoà, nên trong việc đùng thuốc thì chủ yếu là phải lưu thông kinh lạc, hoạt huyết trừ phong, và cần phân biệt tình hình về phong, hoả, đờm, hư mà chữa. Chứng này lại thường có khả năng tái phát, càng nên để ý giữ gìn mà trọng yếu nhất sẽ có triệu chứng phong thì cần phải chú ý uống thuốc phòng ngừa trước cho kịp thời.

PHỤ PHUƠNG

  1. Đại tần giao thang: Tần giao, thạch cao, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thược dược, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, hoàng cầm, bạch chỉ, sinh địa hoàng, bạch truật, phục linh, tế tân.
  2. Đại hoạt lạc đan: Bạch hoa xà, ô tiêu xà, uy linh tiên, lưỡng đầu, tiêm thảo ô, thiên ma, toàn yết, ma hoàng, thủ ô, quy bản (trích), quán chúng, chích thảo, khương hoạt, quan quế, hoắc hương, trầm hương, tế tân, xích thược, đinh hương, bạch cương tàm, mộc dược, nhũ hương, thiên nam tinh, thanh bì, cốt toái bổ, an tức hương, bạch khấu nhân, hắc phụ tử, hoàng cầm, phục linh, hương phụ, huyền sâm, bạch truật, nhân sâm, phòng phong, cát căn, hộ hĩnh cốt, đương quy, địa long (trích), tê giác, xạ hương, tùng chi, huyết kiệt, ngưu hoàng, phiến não.
  3. Tiểu hoạt lạc đan: Xuyên ô đầu, thảo ô đầu, trần đởm tinh, địa long, nhũ hương, mộc dược.
  4. Tiểu tục mệnh thang: Ma hoàng, phòng kỷ, phụ tử, xuyên khung, quế tâm, hoàng cầm, thược dược, trích thảo, hạnh nhân, sinh khương, phòng phong.
  5. Bổ dương hoàn ngủ thang: Đương quy vĩ, xuyên khung, hoàng kỳ, đào nhân, địa long, xích thược.
  6. Khiên chính tán: Bạch phụ tử, bạch cương tàm, toàn yết.
  7. Tứ thọ giải ngũ thang: Linh dương giác, quế bì, khương hoạt, cam thảo, phòng phong, bào phụ tử, toan táo nhân, thiên ma.
  8. Chí bảo đan: Xem số 6 phụ phương mục Điên cuồng.
  9. Cục phương ngưu hoàng thanh tâm hoàn: Bạch thược, mạch môn đông, hoàng cầm, đương quy, phòng phong, bạch truật, sài hồ, cát cánh, xuyên khung, phục linh, hạnh nhân, thần khúc, bồ hoàng, nhân sâm, linh dương giác, xạ hương, long não, nhục quế, đại đậu huyền, a giao, bạch liên, can khương, ngưu hoàng, tê giác, hùng hoàng, sơn dược, cam thảo, đại táo, kim bạc làm áo.
  10. Tô hợp hương hoàn: Đinh hương, an tức hương, thanh mộc hương, bạch đàn hương, tất bạt, kha lô tặc, tô giác, chân sa, huấn lục hương, long não, xạ hương, bạch truật, trầm hương, phụ tử.
  11. Tam hóa thang: Đại hoàng, xuyên phác, chỉ thực, khương hoạt.
  12. Sâm phụ thang: Nhân sâm, phụ tử.
  13. Tam sinh ẩm: Sinh ô đầu, sinh phụ tử, sinh nam tinh, mộc hương, sinh khương.
  14. Đại định phong châu: Sinh bạch thược, a giao, sinh quy bản, can địa hoàng, ma nhân, ngũ vị tử, mẫu lệ, mạch môn đông, trích cam thảo, kê tử hoàng, sinh miết giáp.
  15. Chân châu hoàn: Chân châu mẫu, sinh thục, địa hoàng, đảng sâm, đương quy, bá tử nhân, sao táo nhân, chu nhục thần, thanh long xỉ, trầm hương.
  16. Linh dương giác thang: Linh dương giác, quy bản, sinh địa, đan bì, bạch thược, sài hồ, bạc hà, thuyền y, cúc hoa, hạ khô thầo, thạch quyết minh.
  17. Long đởm tả can thang: Xem số 13 phụ phương mục Niệu huyết.
  18. Đạo đàm thang: Bán hạ, phục linh, trần bì, cam thảo trích, nam tinh, chỉ thực.
  19. Địa hoàng ấm tử: Thục địa hoàng, bá kích nhục, sơn thù du, thạch hộc, nhục thung dung, bào phụ tử, ngũ vị tử, quan quế, bạch phục linh, mạch môn đông, xương bồ, biền chí nhục.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận