“Hư lao” là tên gọi chung của “ngũ lao”, “thất thương” và “lục cực”. Sách “Nam kinh” có nói về chứng hư tổn và định cách chữa chứng này. Sách “Kim quỹ yếu lược” đem chứng này đặt thành một thiên riêng, lại còn bàn rộng, đã có một hướng mới thêm về cách phân biệt mạch chứng và lập phương dùng thuốc thì gọi kim nguyên thì Lý Đông Viên, và Chu Đan Khê đều có ý kiến độc đáo về chứng “lao quyện”, “độc thương”. Đông Viên sở trường dùng thuốc cam ôn để bổ trung khí, Đan Khê giỏi dùng thuốc tư âm để giáng hoả. Sau đó lại xuất hiện rất nhiều sách vở, như thời Nguyễn thì có sách “Thập thần thư” của Cát Khả Cửu, đời Kim thì có sách “Lý thư nguyên giám” của Ý Thạch, đời Thanh thì có “Bất cự lập” của Ngô Trừng làm cho lý luận và cách chữa “hư lao” càng thêm phong phú.
-
NGUYÊN NHÂN
Bệnh “hư lao” tuy có nhiều nguyên nhân nhưng quy nạp lại thì không ngoài hai loại lốn là: Bẩm sinh không được đầy đủ, và lao thương quá độ.
- Bẩm sinh không đầy dủ
Khi thụ thai do cha mẹ tuổi già sức yếu, tinh huyết kém hoặc khi có thai không được điều dưỡng giữ gìn, sự dinh dưỡng thai nhi bị kém. Sách hư lao tâm truyền của Hà Thị đã nêu câu: ” Có trẻ em bị chứng hư lao là vì bẩm thụ tiên thiên bất túc, nhưng do ở bẩm khí của mẹ nhiều hơn” là nói chứng trẻ em do tiên thiên bất túc thì thường thường trong quá trình phát dục có xuất hiện ra các hiện tượng xương mềm, liệt yếu, nếu không chữa sớm có thể phát triển thành chứng hư lao.
- Lao thương quá độ
“Ngũ lao” thất thường, tích luỹ lâu ngày thành ra. Như thiên “Tuyên mình ngũ khí”, sách “Nội kinh” nói: nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân, đó là bị thương tổn về ngũ lao. Sách “Thiên kim yếu” bàn về “thất thương”, bao gồm cả nội nhân và ngoại nhân cho là ăn no quá thì tổn thương tỳ, giận quá khí xốc lên thì tổn thương can, gắng sức mang nặng quá, ngồi lâu ở chỗ cát ướt thì tổn thương thận, để thân thể bị lạnh và uống thứ lạnh thì tổn thương phế, buồn rầu lo nghĩ thì tổn thương tâm, mưa gió rét nắng thì tổn thương hình thể, khiếp sợ quá không tiết chế được thì tổn thương ý chí, gọi là “thất thương”. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” của Sào Thị thì “ngũ lao” lại là tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao; “lục cực” là khí cực, tâm cực, cơ nhục cực, cốt cực, huyết cực; “thất thương” nói chung là tổn thương về thất tình. Những lời trên đã bổ xung cho thuyết của người xưa. Sách “Y gia yếu” chép:” Chứng “ngũ lao”, “thất thương” và “lục cực” đều căn cứ ở ngũ tạng mà ra, như vậy là đã nắm được chỗ mấu chốt.
Nói tóm lại lúc bé nhỏ bị chứng hư lao, nguyên nhân chính là do tiên thiên, tuổi thanh niên về sau bị chứng hư lao phần nhiều thuộc về thể chất vốn hư yếu và ăn uống, lao thương mà thành ra.
Sách “Y tông kim giám” đem nguyên nhân bệnh “hư lao” tổng hợp vào câu: “dương hư lạnh ở ngoài thì tổn thương phế kinh, âm hư nóng ở trong thì tổn thương thận tạng, ăn uống, nhọc mệt thì tổn thương tỳ kinh”. Mấy câu trên có thể giúp cho việc nhận thức và phân biệt bệnh này.
-
BIỆN CHỨNG
Chứng hậu của “hư lao” rất nhiều, trong các sách “Nội kinh”, “Nạn kinh” và thiên “Huyết tý hư lao” trong sách “Kim quỹ yếu lược” đều có ghi chép, đời sau trên cơ sở các chứng hậu hư lao đó, lại có phát huy thêm. Nay đem các chứng hậu chủ yếu thường thấy trong lâm sàng, chia ra từng điều nói rõ thêm giúp cho sự phân biệt.
- Khi rét, khi nóng, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, vệ khí
Hư thì rét ở bên ngoài, dinh huyết kém thì thường thường hiện ra chứng tay chân buồn nóng mà về chiều thì thân mình phát nóng (như nước thủy triều lên xuống đúng lúc).
Tự ra mồ hôi lúc tỉnh, phần nhiều thuộc khí dương bị hư không bảo vệ vững chắc được bên ngoài, ra mồ hôi trộm là ra mồ hôi trong lúc ngủ, tỉnh dậy thì thôi, phần nhiều thuộc âm huyết hư phần không giữ được ở trong, nhưng cũng có dương hư nữa. Còn như sách “Kim quỹ yếu lược” nói “mạch hư nhược tế vì hay đổ mồ hôi trộm” là thuộc về âm và dương đều hư.
- Choáng váng tai ù, tai điếc
Choáng váng tai ù trong bệnh hư lao đều thuộc về hư cả trên và dưới như thiên “Hải luận” trong “Nội kinh” nói: bể tủy không đầy đủ thì long óc ù tai”, tinh bị thoát thì tai ù.
- Kinh hãi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay chiêm bao.
Kinh hãi hay phát sinh ở người bị bệnh can và tâm hư. Kinh hãi là ý nói tim rung động. Hồi hộp thì mức độ lại nặng hơn kinh hãi.
Hay quên, mất ngủ, mộng nhiều, phần nhiều do tâm và thận đều hư, mà trên dưới không giao tiếp với nhau, thần trí không yên cũng có khi do can và đởm đều hư mà thiên về phần âm hư, Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Chứng hư lao bực dọc không được dùng bài Toan táo thang làm chủ, tức là chỉ vào chứng không ngủ thiên về âm hư có nhiệt.”
- Ho ra huyết, khí đoản, suyển thở, khô họng, mất ngủ
Khí của phổi xốc lên ho sặc đường lạc của phổi tổn thương thì khạc ra huyết chủ yếu là phổi bị hư tổn. Khí đoản, suyễn nặng hơn khí đoản.
Cuối cùng âm dịch khô cạn sẽ làm cho họng khô mất tiếng, như chuông vỡ không kêu.
- Ản ít, đại tiện sệt sệt, đau bụng
Bụng dưới đau, tỳ và vị hư lạnh thì ăn ít, đại tiện sệt sệt, nặng thì chân hỏa của thận cũng suy, đi ỉa ra nước và nguyên thức ăn, bụng dưới đau gấp so với các chứng đi đại tiện sệt sệt thì nặng hơn.
- Eo lưng đau, di tinh, liệt dương
Eo lưng là ngoại phủ của thận, eo lưng đau do nội thương phần nhiều thuộc về thận hư. Di tinh thì phần nhiều tâm và thận đều hư, có mộng tinh là do tinh không kín đáo, liệt dương thì chân dương của thận suy.
- Mất máu
Da dẻ nổi vẩy, gầy mòn, ra máu quá nhiều gọi là mất máu, lâu mà không bình phục, cũng thành chứng hư lao. Da dẻ nổi vẩy là chỉ vào da dẻ khô ráo, nặng thì giống như vẩy cá, đồng thời da thịt gầy mòn, là nói rõ huyết dịch không nuôi dưỡng được da thịt mà gây nên. Sách “Kim quỹ yếu lược” nói người huyết khô cạn thì da dẻ nổi vẩy, hai mắt đen tôi, chỉ vào hiện tượng kiêm có huyết ứ đình lại ở trong.
Càn cứ các chứng kể trên (bao gồm cả 5 tạng bị hư lao cùng toàn thân suy nhược) có thể quy nạp làm 4 loại, khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư.
Khí hư: Sắc mặt vàng úa, người mệt mỏi, lúc rét, lúc nóng, tự ra mồ hôi. đoản hơi, suyễn thở, mạch nhuyễn nhược, nếu khí hư đến cực độ (tức là dương hư), thì mạch thường chuyển sang trầm tế.
Huyết hư: sắc mặt trắng nhợt không sáng, mắt hoa, đầu choáng, kinh hãi, hồi hộp, da thịt khô ráp, lưỡi nhạt, mạch tế, huyết hư nhiều thì mạch khâu, về phụ nữ thì có những chứng kinh nguyệt khô sáp mà ít, kinh bế tắc.
Dương hư: sắc mặt xanh bợt, đầu choáng mắt hoa, mỏi mệt ít hơi, ngại nói, ăn ít, đại tiện sệt sệt, sđ lạnh chân tay thường không ấm, dương suy, lưỡi trắng nhợt, mạch vi nhược hoặc trầm trì.
Âm hư: có khi gò má đỏ, nóng nẩy hay giận, mất ngủ, ho mất tiếng, nóng có cơn ra mồ hôi trộm, lưỡi ráo họng khô, chất lưỡi đỏ hoặc có rêu xanh, miệng lưỡi nứt đau, hoặc sinh lở miệng, đại tiện táo kết, phần nhiều thấy những chứng mất huyết, di tinh, mạch tế sác hay huyền sác.
Trương Cảnh Nhạc nói: “Phàm tổn thương về thể chất, đều gọi là âm hư”, lại nói “phàm bệnh hóa bệnh thủy nhiều, mà thấy dinh vệ ráo, tân dịch khô, tức là chứng âm hư”. Tân dịch tinh huyết trong thân thể đều thuộc phạm vi âm dịch vì thế mà chứng “âm hư” là bao gồm những chứng “huyết hư” ở trong, cùng chứng tân dịch trong thân thể khô ráo, âm tinh hao tổn do tân dịch không đầy đủ, hư hỏa bốc lên. Chứng “dương hư” là bao gồm khí hư ở trong, nhưng dương hư nặng hơn khí hư. Do đó mà có thể phân biệt được nông, sâu, nặng, nhẹ.
Nói tóm lại “hư lao” tuy có nhiều biện chứng, nếu đem những chứng hư của âm dương khí huyết, chứng hư của ngũ tạng làm cương lĩnh, thì tự nhiên có thể hiểu được đại khái về chững hư lao. Đến giai đoạn cuối cùng của chứng “hư lao” phần lớn là âm dương đều hư, mà âm hư tổn liên cập đến dương thì thường thấy nhiều. Gọi là âm hư tổn liên cập đến dương thì trước tiên là chứng hậu âm hư, rồi sau nhân đó mà khí dương phù việt, đô mồ hôi, da lạnh hoặc chân nguyên muốn tuyệt, ỉa lỏng, suyễn xốc lên, đó là khí hư muốn thoát nguy cấp lắm rồi, cần phải cấp cứu chân dương sắp thoát, nếu chân dương phục hồi mà ra mồ hôi thì lại nên gìn giũ lấy chân âm sắp tuyệt.
Bàn về vong âm, vong dương, Từ Linh Thai nói mồ hôi ra quá nhiều thì khí âm bị kiệt ở trên mà hỏa ở thận (long lôi hỏa theo thủy đưa lên). Nếu dùng thuốc hàn lương để tả hoả, thì hỏa lại càng mạnh, chỉ nên dùng tế sâm phụ liều lượng nhiều, dùng đồng tiện, mẫu lệ làm tá để thuốc dẫn xuống hạ tiêu, đưa chân dương giáng xuống thì hỏa ở thấp trở về vị trí của nó mà mồ hôi cầm ngay. Đó là đã nêu lên nguyên nhân của mồ hôi do vong dương. Cách chữa lại rất thích hợp với chứng hư thoát nguy cấp do chân âm hao tổn liên cập đến chân dương. Còn sự khéo léo linh hoạt trong khi vận dụng thì thường cần phải để ý đến hội chứng trong thực tiễn lâm sàng.
Dự đoán về chứng “hư lao” thì sách “Nạn kinh” nói: ” một là thương tổn ô da và lông, da nhăn mà lông rụng; hai là thương tổn ở mạch máu, mạch máu hư nếu không tưới nhuần được ngũ tạng lục phủ; ba là thương tổn ở cơ thịt, bốn là thương tổn ở gân, gân giãn ra không tự co lại dược, năm là thương tổn ở xương, xương mềm yếu không dạy được khỏi giường. Tổn thương từ trên xuống dưới thì xương mềm yếu không dậy được khỏi giường là chết, tổn từ dưới lên trên thì da nhăn mà lông rụng là chết.
Lưu Hà Giang nói ” Tổn từ trên xuống dưới đã qua vị thì không chữa được, tổn từ dưới lên trên đã qua tỳ thì không chữa được”.
Chứng “hư lao” chú trọng nhất ở khí trung tiêu của tỳ và vị, đã bại thì dự đoán về sau không lành, về mặt trị liệu nên căn cứ vào tình hình cụ thể mà quyết định chứng hư thì nên bổ, nếu hư mà bổ không chịu như chứng hư lao khản tiếng, suyễn thở gấp, gầy mòn đến nỗi bắp thịt tiểu róc hết thì phần nhiều khó chữa, về mạch thì Trương cảnh Nhạc nói “không kể mạch phù trầm, đại tiểu, dần dần thấy mạch hoãn thì có cơ sống được, nêu mạch càng huyền thì bệnh tất nhiên nặng, mạch càng sác thì bệnh tất nhiên nguy” đó là nói rõ mạch huyền sác là hiện tượng nghiêm trọng.
-
CÁCH CHỮA
Nguyên tắc chữa bệnh “hư lao” thì sách “Nội kinh” nói: “hư tổn thì bổ thận, lao thì ôn dương, sách “Nam kinh” nói: “ Phổi bị tổn thì bổ thêm phần khí, tim bị tổn thì điều hoà dinh vệ, tỳ bị tổn thì điều hoà ăn uống, ấm lạnh vừa phải, gan bị tổn thì điều hoà trung khí, thận bị tổn thì bổ tinh”. Đó là phương pháp lón để chữa chứng “hư lao”. Thiên “Hư lao” trong sách “Kim quỹ yếu lược” thì ngoài việc bổ hư, còn nêu ra phép khu trục ngoại tà chữa huyết bị khô, như thế lại càng đầy đủ hơn. Nay căn cứ vào sự phân biệt về cách chữa dưới đây:
- Bổ khí
Khí hư thì dùng bài Tứ quân tử (1) gia vị, khí hư bị hãm xuống dưới thì dùng bài Bổ trung ích khí thang (2), biểu hư ra mồ hôi thì nên dùng bài Mẫu lệ tán (3).
- Dường huyết
Dưỡng huyết thì dùng bài Tứ vật thang (4), ích khí sinh huyết thì dùng bài Đương quy bổ huyết thang (5), bổ cả khí và huyết thì dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang (6).
- Tư âm thoái nhiệt
Dùng bài Dưỡng âm lý lao thang (7), Hoàng kỳ miết giáp thang (8)…
- Phù dương bổ khí
Dùng bài Chứng dương lý lao thang (9), dẫn hỏa quy nguyên thì dùng bài Kim quỹ thận khí hoàn (10).
- Bổ thận ích tinh
Dùng các bài Lục vị địa hoàng hoàn (11) gia vị, Tả quy hoàn (12), Cảnh Nhạc Đại bổ nguyên tiễn (13)…Nếu thận hư chân liệt dùng bài Hà xa đại tạo hoàn (14).
- Bổ thận trợ dương
Dùng các bài Hữu quy hoàn (15), Quy lộc nhị tiên giao (16). Bụng dưới căng cứng, cửa tinh không kín đáo thì dùng các bài Quế chi gia Long cốt, Mẫu lệ thang (17), bài Kim toả cố tinh hoàn (18)…
- Bổ tỳ kiên vị
Làm ấm trung tiêu khỏi đau, dùng bài Tiểu kiến trung thang (19) gia vị. Nuôi dưỡng phần âm của dạ dày dùng bài: Diệp thị dưỡng vị phương (20), tỳ hư tiết tả dùng bài Sâm linh bạch truật tán (21).
- Bổ phế tư âm
Nhuận phế khỏi ho, dùng bài Tử uyển thang (22), ho ra huyết, phổi bị thương dùng bài Bách hợp cô kim thang (23), ho lâu không khỏi dùng bài Quỳnh ngọc cao (24).
- Bổ âm an thần
Người bệnh hay quên không ngủ được dùng bài Thiên vương bổ tâm đan (25), mất ngủ thiên về âm hư dùng bài Toan táo nhân thang (26), thiên về huyết hư dùng bài Quy tỳ thang (27), tim đập mạnh hồi hộp, mạch kết đại, dùng bài Chích cam thảo thang (28).
- Bổ can dưỡng huyết
Dùng bài Đương quy bổ huyết thang (5) gia những vị thuốc về huyết nhục của động vật.
- Phù chính khu tà
Người bệnh hư lao, dễ cảm ngoại tà, hại đến chính khí dùng thuốc bổ phải kiêm cả đuổi tà, sách “Kim quỹ yếu lược” chép: mọi chứng hư lao bất túc các bệnh về phong khí, dùng Thự dụ viên là bài thuốc bổ hư đuổi tà.
- Hoạt huyết thông ứ
Huyết khô không trừ đi thì làm trở ngại huyết mái mà nguồn sinh hóa không điều hòa, sách “Kim quỹ yếu lược” chép: 5 chứng lao, hư, cực, gầy mòn, bụng đầy không ăn uống được, thương tổn vì ăn, thương tổn vì lo nghĩ, thương tổn vì uống, thương tổn vì phòng thất, thương tổn vì đói, thương tổn vì mệt nhọc, thương tổn vì khí của kinh lạc vinh vệ, trong người có huyết khí, da đỏ nổi vẩy, hai mắt thâm quầng thì nên điều hòa trung tiêu, bổ hư dùng Đại hoàng giá trùng hoàn (30) làm chủ yếu, dùng vị thuốc nhu nhuận hoạt huyết làm cho kinh lạc, vinh vệ khí huyết lưu thông thì ứ huyết tự nhiên thông. Bài Trần đại phu bách lao hàn (31) ở mục tiểu phẩm phương trong sách Thiên kim yếu phương cũng phỏng theo ý đó lại chữa cả chứng kinh bế của đàn bà.
-
TÓM TẮT
Chứng “hư lao” thì lấy nguyên khí hao tổn làm đặc trưng. Trương Cảnh Nhạc nói: Chỉ thương tổn nguyên khí thì tức là bệnh hư tổn, hư tổn tức là hư lao.
Nguyên nhân “hư lao”: tuy có liên quan đến tiên thiên mạnh hay yếu nhưng ăn ở có giữ gìn cẩn thận được hay không là có tác dụng quyết định. Bệnh này phần nhiều vì nội nhân gây ra. Còn về ngoại nhân do ngoại cảm rồi dần dần thành hư lao thì Ngô Trừng gọi là “ngoại tổn”.
Khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư bao gồm cả hư tổn của ngũ tạng là cương lĩnh biện chứng của bệnh hư lao. Nội thương hiệp ngoại cảm, hiệp huyết ứ, khi biện chứng cũng nên chú ý.
Sách “Nội kinh” đã nêu ra phương hướng chữa chứng hư tổn, sách “Kim quỹ yếu lược” nói về cách chữa bổ hư, chuyên về dương hư, khí hư nhiều hơn, lại nêu ra cách chữa khu tà hành huyết ứ. Đời sau về phương diện chữa âm hư thì lại có thành tựu nổi bật hơn.
Phương pháp chữa hư lao rất nhiều, không thể căn vào 1 thuyết của nhà nào được, cốt xét rõ bệnh cơ nguyên nhân chứng trạng mà chữa, phương pháp không thiếu gì, không nên ỷ lại riêng vào thuốc, nên phối hợp sử dụng cách tập luyện khí công, châm cứu, xoa bóp, mà việc điều hòa sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh, nắm vững phương pháp bổ hư và thời cơ là mấu chốt để chữa chứng hư lao.
-
PHỤ PHƯƠNG
- Tứ quân tử thang: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo.
- Bổ trung ích khí thang: Hoàng kì, bạch truật, trần bì, thăng ma, sài hồ, đảng sâm, chích thảo, quy thân.
- Mẩu lệ tán: Mẫu lệ, hoàng kỳ, ma hoàng căn, phù tiểu mạch.
- Tứ vật thang: Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa (hoạt huyết thì dùng xích thược).
- Đương quy bổ huyết thang: Đương quy, hoàng kỳ.
- Nhân sâm dưỡng vinh thang: Nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, chích thảo, quế tâm, trần bì, thục địa, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, bạch thược, can khương.
- Dưỡng âm lý lao thang: Nhân sâm, mạch đông, ngũ vị tử, đương quy, bạch thược, sinh địa, quy bản, nữ trinh tử, ý dĩ nhân, quất hồng, đan bì, liên tử, bách hợp, chích thảo. Nhiều mồ hôi không ngủ được thì thêm táo nhân, có táo đờm thêm tang bì, bối mẫu, có thấp đờm thêm phục linh, bán hạ, ho khạc ra huyết thêm a giao, nóng trong xương thêm địa cốt bì.
- Hoàng kỳ miết giáp thang: Hoàng kỳ, miết giáp, thiên đông, địa cốt bì, tần giao, phục linh, sài hồ, tứ uyển, bán hạ, tri mẫu, sinh địa, bạch thược, tang bì, chích thảo, nhân sâm, nhục quế, cát cánh thêm gừng sắc.
- Chứng dương lý lao thang: Nhân sâm, chích thảo, hoàng kỳ, bạch truật, trần bì, nhục quế, đương quy, ngũ vị tử, sợ lạnh thêm phụ tử; đi tả thêm kha tử, nhục khấu, mộc hương.
- Kim quỹ thận khí hoàn: Xem số 6 phụ phương mục suyễn háo.
- Lục vị địa hoàng hoàn: Thục địa, sơn thù, sơn dược, đan bì, phục linh, trạch tả, để thu liễm phế khí khỏi ho thêm mạch môn, ngũ vị tử gọi là bát tiên trường thọ hoàn, tướng thịnh vượng thêm tri mẫu, hoàng bá, gọi là tri bá bát vị hoàn. Mắt hoa, đầu choáng, sắc mặt kém, thêm câu kỉ tử, cúc hoa, gọi là Kỉ cúc địa hoàng hoàn. Phần huyết của can hư, thêm đương quy, bạch thược gọi là Quy thược địa hoàng hoàn, thấy có cả phế hư thêm nhân sâm, mạch đông gọi là Sâm mạch lục vị hoàn. Hợp với sinh mạch tán gọi là Sinh mạch địa hoàng thang.
- Tả quy hoàn: Tức là Hữu quy hàn bỏ phụ tử, nhục quế, đương quy, đỗ trọng gia cao, quy bản, phục linh, ngưu tất.
- Đại bổ nguyên tiễn: Nhân sâm, sơn dược, thục địa, đỗ trọng, đương quy, sơn thù du, câu kỷ tử, chích thảo.
- Hà xa đại tạo hoàn: Tử hà xa, đẳng sâm ,thục địa, đỗ trọng, ngưu tất, thiên môn đông, mạch đông, quy bản, hoàng bá phục linh.
- Hữu quy hoàn: Cao gạc hươu, câu kỷ tử, thỏ ty tử, thục địa, sơn dược, sơn thù, đỗ trọng, đương quy, phụ tử, nhục quế.
- Quy lộc nhị tiên giao: Gạc hươu, mai rùa, câu kỷ tử, nhân sâm.
- Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang: quế chi, thược dược, cam thảo, sinh khương, đại táo, long cốt, mẫu lệ.
- Kim toả cố tinh hoàn: Khiếm thực, liên tu, bạch tật lê, long cốt, mẫu lệ, liên tử, dùng hồ làm viên.
- Tiểu kiến trung thang: Quế chi, thược dược, cam thảo, sinh khương, đại táo, di đường, vệ khí hư thêm hoàng kỳ, dinh huyết hư thêm đương quy.
- Diệp thị dưỡng vị phương: Mạch đông, sinh biển đậu, ngọc trúc, cam thảo, tang diệp, sa sâm, trong phương này có thể thêm những vị cốc nha sống, trần bì, bạch truật, sa nhân, thạch hộc, tri mẫu; táo lắm thì thêm cam gia trấp (nước mía).
- Sâm linh bạch truật tán: Nhân sâm, phục linh, bạch truật (thổ cao), trần bì, sơn dược, chích thảo, sao biển đậu, sao liên nhục, xa nhân, ý dĩ nhân, cát cánh.
- Tứ uyển thang: Nhân sâm, tử uyển, tri mẫu, cát cánh, xuyên bối, phục linh, a giao, ngũ vị tử, chích thảo.
- Bách hợp cố kim thang: Sinh địa, mạch đông, bối mẫu, bách hợp, đương quy, thược được, cam thảo, huyền sâm, cát cánh.
- Quỳnh ngọc cao: Địa hoàng 4 cân, phục linh 12 lạng, nhân sâm 6 lạng, bạch truật 2 cân, trước hết đem địa hoàng nấu bỏ bã, cho mật vào cô đặc, lại đem bột nhân sâm, phục linh tán nhỏ hoà vào, đóng vào lọ sành bịt kín để nước nấu nửa ngày dùng nước sôi hoà tan uống. Cù tiên gia thêm hổ phách, trầm hương, mỗi thứ 5 đồng cân.
- Thiên vương bổ tâm đan: Sinh địa, (rửa rượu) nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, phục linh (có phương lại dùng phục thần), cát cánh, viễn chí, toan táo nhân, bá tử nhân, thiên đông, mạch đông, đương quy, ngũ vị tử, viên với mật to bằng viên đạn, châu sa làm áo, khi đi ngủ uống 1 viên với nước đăng tâm (có phương lại có vị xương bồ).
- Toan táo nhân thang: Toan táo nhân, tri mẫu, xuyên khung, phục linh, cam thảo.
- Quy tỳ thang: Nhân sâm, bạch truật (thổ sao), phục thần, táo nhân (sao), long nhãn, chích hoàng kỳ, đương quy, viễn chí, mộc hương, chích thảo, khương, táo.
- Chích cam thảo thang: Chích cam thảo, Nhân sâm quế chi, a giao, sinh địa, ma nhân, sinh khương, đại táo.
- Thự dự viên: Thự dự 30 phân, đương quy, quế chi, thần khúc, can địa hoàng, đậu hoàng quy, đều 10 phân, cam thảo 2 phân, Nhân sâm 7 phân, khung cùng, thược dược, bạch truật, sài hồ, mạch đông, hạnh nhân, đều 6 phân, cát cánh, phục linh đều 5 phân, a giao 7 phân, can khương ba phân, bạch liên 2 phân, phòng phong 8 phân, đại táo 100 quả, 20 vị trên tán bột, luyện mật làm viên to bằng viên đạn, mỗi lần uống 1 viên với rượu khi đói bụng.
- Đại hoàng giá trùng hoàn: Đại hoàng 10 phân chưng lên, hoàng cầm hai lạng, cam thảo 3 lạng, đào nhân 1 lạng, hạnh nhân 1 lạng, xích thược dược 4 lạng, can địa hoàng 10 lạng, ngưu tất 1 lạng, mạch trùng 1 lạng, thủy điệt 100 gam, tế tân 1 lạng, giá trùng 1/2 thang, 12 vị trên tán nhỏ luyện mật làm viên to bằng bột đậu nhỏ, mỗi lần uống 5 viên với rượu ngày uống 3 lần.
- Trần đại phu bách lao hoàn: cẩm vân đại hoàng 4 đồng cân, nhũ hương, một dược, đương quy, đều 2 đồng. Nhân sâm 2 đồng, đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) nghiền bét như bùn, giá trùng, thủy điệt đều 14 con sao, các vị trên tán bột nhỏ luyện mật làm viên to bằng hột ngô đồng.