Chứng hoàng đản và điều trị theo đông y

Đông y chữa bệnh

Chủ chứng của bệnh “Hoàng đản” là thân mình vàng, nước tiểu vàng, “Nội kinh” đã có ghi chép. Trên cơ sở lý luận của “Nội kinh”, Trương Trọng Cảnh kết hợp với thực tiễn lâm sàng, trình bày về mạch và chứng của bệnh này rất rõ ràng ở sách “Kim quỹ yếu lược”, sách ấy căn cứ vào chứng trạng cùng nguyên nhân gây ra bệnh, mà chia ra làm 4 loại là: Cốc đản, Tửu đản, Nữ lao đản, Hắc đản. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” của Sào Thị lại căn cứ vào chứng trạng của bệnh này hiện ra không giống nhau là phân biệt kỹ hơn rồi chia ra làm 29 chứng hậu, sách “Thánh tế tổng lục” lại chia ra tĩ mỉ làm 9 chứng đản, 36 chứng hoàng, sau đó La Thiên ích theo tính chất của hoàng đản chia ra 2 loại là âm chứng và dương chứng, Trương Cảnh Nhạc cũng nhận rằng, phân loại về hoàng đản, không ngoài 2 chứng âm và dương, dương chứng phần nhiều là thực, âm chứng phần nhiều là hư, phép phân loại thu gọn, mà đủ, cho nên thiên này thấy âm hoàng và dương hoàng làm trọng điểm để thảo luận.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân và cơ chế sinh ra Hoàng đản, đại khái có thể quy nạp làm mấy phương diện dưới đây:

  • Vì cảm ngoại tà thấp nhiệt nung nấu

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Thốn khẩu mạch phù mà hoãn, phù là phong, hoãn là tý, tý không phải là trúng phong, mà tay là chân tay vật vã, sắc da vàng là do ứ nhiệt phát ra ngoài”, câu đó đã nêu ra ngoại tà và thấp nung nấu, rồi uất hóa nhiệt, là một nguyên nhân sinh ra bệnh hoàng đản, sách “Thẩm thị tôn sinh” nói: “Lại có khi vì khí sinh dịch lạ mà sinh ra vàng da, tục gọi là Ôn hoàng, đó là nhận thức sâu hơn về bệnh này là có tính truyền nhiễm”.

  • Vì độc rượu và ăn uống không dè dặt, lao lực tổn thương, quá độ

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Thức ăn không tiêu trong dạ dày có trọc khí khó chịu, trọc khí dồn xuống làm cho tiểu tiện không thông… Toàn thân đều vàng, gọi là chứng Cốc đản”. Sách “Thánh tế tổng lục” nói: “Do uống rượu và ăn quá độ, tỳ vị có nhiệt, lại bị phong thấp kết hợp, ứ đọng không tan, khí nóng nung nâu, cho nên phát ra bệnh này”. Sách “Y học cương mục” cũng nói: “Chứng nội thương hoàng đẩn, do lao lực quá độ, và ăn uống không có chừng mực, trung tiêu biến ra hàn mà phát bệnh hoàng đản”, Đó đều nói lên sự phát sinh ra bệnh Hoàng đản, là do ăn uống rượu chè không tiết độ, lao lực quá nhiều làm cho tỳ vị tiêu hóa mất bình thường, thấp nhiệt chứa chất mà gây nên.

  • Vì thốt nhiên bị sợ hãi

Trương Cảnh Nhạc nói: “Sợ hãi nhiều và đánh nhau bị thương tổn, người bị khủng khiếp một cách đột ngột, thốt nhiên thấp đởm mà sinh ra hoàng đản thì bệnh phát chóng; người bị hành hạ đe doạ, luôn sợ hãi mà sinh ra hoàng đản thì bệnh phát chậm…Sợ hãi thì hại đến đởm, đởm bị hại thì đởm khí yếu đi, đởm dịch tiết ra cho nên sinh ra bệnh hoàng đản”. Đó là nói tinh thần bị kích thích khác thường, có thể hại đến đởm, mà sinh ra hoàng đản, Trương Thị gọi là chứng “đởm hoàng”, chứng này trong các sách khác không thấy nói, và hiện nay trong lâm sàng cũng ít thấy, nhưng nêu ra đây để tham khảo mà nghiên cứu thêm.

Nhân tố gây ra bệnh Hoàng đản, tuy có thể chia ra mấy phương diện như trên, nhưng cơ chế phát bệnh ngoài việc thốt nhiên bị sợ hãi ra thì đều có liên quan với thấp, Vưu Tại Kinh cho là : “Vị nhiệt với tỳ thấp, là nguồn gốc của bệnh hoàng đản, sách Lâm chứng chỉ nam căn cứ vào câu “hoàng đản là do thấp sinh ra”. Trong “Kim quỹ yếu lược” mà có sự phát triển thêm về nguyên nhân của bệnh. Sách đó chép: “Bệnh dương hoàng sinh ra thấp theo hỏa hoá, ứ nhiệt ở trong, đởm nóng thì dịch tiết ra…bệnh âm hoàng sinh ra tà thấp theo hàn huỷ,…đởm dịch bị thấp ngăn trở ngấm vào tỳ, thấm vào cơ nhục, tràn ra ngoài da, sắc vàng như hun khói, câu này đã nêu rõ được tỳ thấp với vị nhiệt, chứa chất không tiêu, ảnh hưởng đến sự lưu hành của đởm thấp. Không theo đúng đường tràn ra ngoài da, là nguyên nhân chủ yếu, sinh ra bệnh hoàng đản là có quan hệ mật thiết với tiểu tiện lợi hay không lợi, thiên “Hoàng đản” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Mạch trầm, khát nước, uống nước, tiểu tiện không lợi, là đều phát hoàng đản”. Lại giải thích thêm ở bài Nhân trần cao thang rằng: “Tiểu tiện phải lợi, đi ra như nước bồ kết, màu đỏ…là bệnh theo tiểu tiện mà ra”. Thiên “Thái âm” sách “Thương hàn luận” cũng nói bệnh ở thái âm, đáng lẽ phát ra chứng da vàng, nếu tiểu tiện tư lợi, thì không thể phát vàng được”. Đó đều là nói rõ tiểu tiện không lợi, thời thấp nhiệt chứa ở trong mà không bài tiết ra được, cho nên nung nấu ở trong mà phát vắng. Nếu tiêu tiện lợi thời thấp nhiệt tiết ra ngoài mà không sinh ra hoàng đản.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng trạng của bệnh hoàng đản là mặt, mắt và khắp người đều hiện ra sắc vàng, mắt vàng là đặc trưng của bệnh này. Để tiện cho việc phân tích khi lâm sàng và định hướng chữa cho chính xác, nay chia ra hai loại là: âm hoàng và dương hoàng. Còn như sách “Chú bệnh”, “Cấp hoàng” là một loại hoàng đản phát bệnh chóng, bệnh tình nguy hiểm, chúng tôi cho là hiện tượng chuyển biến xấu và cấp của chứng hoàng đản, cho nên cũng nêu vào đây.

  • Chứng trạng dương hoàng

Sắc vàng tươi như sắc quả quít, người nóng phiền khát, trong lòng bứt rứt nóng nảy hoặc tức ngực ăn kém, bụng đầy, hoặc đau, hoặc đại tiện bí kết, tiểu tiện sẻn đỏ, hình thể thịnh mà mạch hoãn, hoặc huyền hoạt hữu lực, rêu lưỡi vàng nhớt.

  • Chứng trạng âm hoàng

Sắc vàng tối như hun khói, sợ lạnh, ăn ít, tinh thần mệt mỏi, tay chân không được ấm, hoặc đại tiện lỏng, hoặc đi ra sắc đen, tiểu tiện không lợi hình thể suy nhược, mạch trì, hoặc trầm tế, vô lực, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, nặng thời căng như trống.

Nhận xét: Chứng dương hoàng và âm hoàng là căn cứ vào chứng trạng tổng hợp của người bệnh mà quy nạp. Dương hoàng thiên về thực nhiệt, âm hoàng thiên về hư hàn. Dương hoàng kéo dài lâu ngày có thể chuyển thành âm hoàng, sách “Kim quỹ” nói: “Phát Hoàng đản đều là dương chứng, phàm nói âm hoàng là vì dương bị suy mà thành ra âm, chứ không phải nguyên có chứng âm hoàng”. Am hoàng phần nhiều hình thành ở thời kỳ cuối cùng của chứng hoàng đản, lời nói của Vưu Tự Kinh căn bản là đúng, nhưng trường hợp bệnh hoàng đản mà thời kỳ đầu xuất hiện ra chứng trạng âm hoàng, cũng không phải tuyệt đối là không có.

  • Cấp hoàng

Chứng này bệnh phát mau chóng, bệnh tình hiểm hóc, cho nên gọi là cấp hoàng, sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nói: “Tỳ vị nhiệt”. Cốc khí chưng uất, bên trong bị nhiệt độc, cho nên thốt nhiên bị phát vàng, bụng đầy khí suyễn, nguy hiểm cấp đến tính mạng trong chốc lát, cho nên gọi là ”cấp hoàng”. Sách “Ngoại đài bí yếu”, chép lời Hứa Nhân Tắc chữa bệnh “Cấp hoàng” nói: “Bệnh này khi mới phát không khác với dịch ở trên là mấy, 5, 6 ngày thêm hiện tượng thân thể vàng, nặng thì nước mắt, nước mũi, mồ hôi nước bọt, nước tiểu đều như màu Hoàng bá, lòng trắng mắt cũng vàng, chứng trạng nặng hơn thì không khác gì bệnh hậu nặng nhất của bệnh dịch”. Đó là nói chứng này, đã có tính truyền nhiễm nhất định, mà bệnh thế phát triển lại mau chóng, có thể xuất hiện những chứng như nóng dữ, tinh thần hôn mê, buồn bực vật vã nói nhảm, mục huyết, tiện huyết, nói chung phần nhiều không tốt.

  1. CÁCH CHỮA

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Các chứng trạng hoàng đản chỉ nên lợi tiểu tiện”. Có thể biết lợi thấp khỏi vàng da là phép tắc cơ bản để chữa bệnh hoàng đản.

  • Chứng dương hoàng

Là do thấp nhiệt uất kết xông bốc, cách chữa nên thanh nhiệt lợi thấp, nhưng khi lâm chứng dùng thuốc, nên phân biệt thấp thắng hay nhiệt thắng, thấp thắng thì chú trọng dùng thuốc đạm thẩm để lợi thấp dùng bài Nhân trần ngũ linh thang làm chủ yếu (1) hoặc gia những vị thanh nhiệt, thấp nặng quá thì hợp với Bình vị tán (2). Nhiệt thắng thì nên dùng thuốc đắng, lạnh để tiết nhiệt, như Nhân trần cao thang (3), Chi tử bá tỳ thang (4), hoặc Chi tử đại hoàng thang (5) tuỳ chứng mà áp dụng, hoặc kèm thêm thuốc lợi thấp. Nếu có biểu tà, nên theo cách phát hàn mà giải như Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang (6), nếu nóng rét không lui, dùng Tiểu sài hồ thang (7).

  • Chứng âm hoàng

Là do tỳ, hàn thấp trở trệ ở trong phép chữa nên bổ tỳ và ôn trung hóa hàn thấp, dùng bài Nhân trần truật phụ thang làm chủ yếu (8) nếu bụng căng như trống, tiểu tiện lợi thì nên tiêu trướng, trục ứ, dùng bài Ư tiêu thạch phàn thạch tán (9) nếu tiểu tiện không lợi, cách chữa nên tiêu chướng lợi thủy (xem ở phương tế chữa chứng cổ trướng). Nếu người bệnh chính khí đã hư nên kiêm dùng điều bổ, khi lâm chứng thay hay bệnh này từ cấp tính chuyển sang kỳ đầu của mạn tính, tỳ thổ tuy hư yếu, dương khí chưa suy, can mộc lại khắc tỳ thổ thường thấy những chứng mắt vàng, chưa lui khỏi, ngực sườn đau râm, bụng không thoải mái, ít thì nên bình can phù tỳ, dùng bài Tiêu giao tán gia giảm (10).

  • Chứng cấp hoàng

Cách chữa nên thanh nhiệt giải độc, dùng bài Thiên kim tê giác tán (11) hoặc bài An cung ngưu hoàng hoàn (12).

  1. TÓM TẮT

Ghi chép về bệnh hoàng đản, đã thấy rất sóm ở sách “Nội kinh”, sách “Kim quỹ yếu lược” cũng có thiên chuyên bàn về bệnh này. Các thầy thuốc đời sau muốn cho tiên việc biện chứng đã trị liệu, đã chia ra 2 loại lớn là: âm hoàng và dương hoàng. Dương hoàng thì sắc tươi mà sáng, màu vàng như vỏ quýt, người nóng phiền khát, tiểu tiện đỏ, đại tiện bí; Âm hoàng thì sắc tối như un khói, tinh thần mệt mỏi, thân thể yếu, mạch trì. Nguyên tắc chữa: Chứng dương hoàng một là do thấp nhiệt uất kết, phép chữa nên thanh nhiệt, lợi thấp, nhưng khi lâm chứng dùng thuốc thì cần phải phân biệt sự thiên thắng của thấp và nhiệt, thấp thắng thì chú trọng dùng thuốc đắng, lạnh để tiết nhiệt. Chứng âm hoàng là do tỳ vị hư, hàn thấp trở trệ ở trong, cho nên phép chữa phải bổ tỳ và ôn hóa, hàn thấp. Khi lâm chứng thường gặp bệnh này từ cấp tính chuyển sang kỳ đầu của mạn tính, tỳ thổ đã hư, can mộc lại khắc, phải nên dùng cách bình can phù tỳ. Còn chứng cấp hoàng, nên dùng thanh nhiệt giải độc, đó là điểm chủ yếu để chữa chứng hoàng đản.

Bệnh hoàng đản mà khỏi, nói chung là trên dưới 3 tuần lễ. Nếu lâu không khỏi hoặc ngược lại nặng hơn, thì chữa lại khó hơn, đúng như sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Bệnh hoàng đản kỳ hạn là 18 ngày thì khỏi, chữa chỉ 10 ngày trở lên là hết, ngược lại nặng thêm thì khó chữa”.

PHỤ: HƯ HOÀNG.

Sách “Kim quỹ yếu lược” có nêu ra: “Đàn ông bị hoàng đản mà tiểu tiện tư lợi nên dùng bài Tiểu kiến trung thang”. Trương Trọng Cảnh để điều này vào trong thiên Hoàng đản mục đích là để phân biệt với chứng hoàng đản. Hoàng đản là khắp người đều vàng, mắt cũng vàng, sắc như vỏ quýt, hoặc tối như khói đun, tiểu tiện không lợi. Hư hoàng là da dẻ vàng khô, mà không bóng nhoáng, tiểu tiện tư lợi, lấy điều đó để phân biệt.

Hình thành chứng hư hoàng, phần nhiều do lao lực quá độ hoặc thất huyết mà sinh ra. Đời Tư Cung nói: Sau khi mọi chứng thất huyết, phần nhiều hay sinh chứng mặt vàng vì huyết là để vinh dưỡng, huyết mất thì chứng mặt vàng. Vưu Tại Kinh nói: “nhọc mệt thương tổn ở trong, no đói, thất thường, trung khí hư, tỳ không sinh được huyết, mà sắc của tỳ hiện ra ngoài”. Điều đó nói rõ được sự phát sinh ra chứng hư hoàng là do tỳ hư huyết suy.

Chứng trạng chung của bệnh này là mặt vàng hoặc khắp người cũng vàng khô, không bóng nhoáng, nhưng hai mắt không vàng, tiểu tiện lợi, tinh thần mệt mỏi, nói năng nhỏ bé, hoặc hồi hộp, choáng váng, sợ lạnh, ăn ít, hoặc đại tiện lỏng, mạch hư vô lực, cồn như cách chữa nên dùng bồi bổ như Nhân sâm dưỡng vinh thang (13), Tiểu kiến trung thang (14).

PHỤ: HOÀNG HÃN.

Hoàng hãn là nói mồ hôi ra ngấm vào áo, sắc vàng như nước Hoàng bá, Trọng cảnh cho hiện tượng này cũng giống như chứng “Chú tý” chứng “Phong thủy” cho nên phụ vào thiên “Chứng phong lịch tiết bệnh” và “Thủy khí bệnh” ở sách “Kim quỹ yếu lược” để phân biệt chỗ khác nhau và giống nhau của các bệnh này. Người sau nhân đó thấy chứng mồ hôi ra sắc vàng thì ghép nó vào một trong 5 chứng đản, trên thực tế thì bệnh này hoàn toàn không phải là hoàng đản.

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Khi mồ hôi ra, đi tắm, dẫm nước, nước theo lỗ chân lông vào mà sinh ra bệnh”. Câu này đã nêu ra nguyên nhân sinh bệnh hoàng hãn, là do thủy thấp ở ngoài lấn vào. Hà Mộng Dao nói: “thủy thấp ngăn chặn, mồ hôi ở cơ nhục bị nhiệt nung nấu, mà sinh ra hoàng hãn, như dương ở cơ nhục bị nhiệt nung nấu, mà sinh ra hoàng hãn, như đương mồ hôi ra mà đi tắm, cũng mới là một khía cạnh thôi, cần suy rộng thêm nữa”, Vưu Tại Kinh nói: “Hoàng hãn là do khí nước át khí nóng ở trong, nóng bị nước chặn lại, nước và khí nóng gặp nhau, chừng uất lại nên mồ hôi biến ra vàng”, đó là đời sau, dựa trên cơ sở của sách “Kim quỹ yếu lược” mà bàn rộng thêm về cơ chế sinh ra chứng Hoàng hãn.

Chứng trạng chung của chứng Hoàng hãn là mồ hôi ra ngấm vào áo, sắc vàng như nước Hoàng bá, mặt phị, tay chân sưng, phát sốt, khát nước, thân thể nặng và nhức, hai ống chân lạnh, ngực đầy, tiểu tiện không lợi, mạch phù thì dùng Khương hoạt thắng thấp thang (15), mạch trầm trì thì dùng Quế chi gia Hoàng kỳ thang (16) hoặc Kỳ thược quế tửu thang (17).

PHỤ PHƯƠNG

  1. Nhân trần Ngũ linh tán: Nhân trần, bạch truật, quế chi, trạch tả, phục linh, trư linh.
  2. Binh vị tán: Xem phụ phương số 13 mục Kiện vong.
  3. Nhân trần cao thang: nhân trẫn, sơn chi, đại hoàng.
  4. Chi tử bá tỳ thang: Sơn chi, hoàng bá.
  5. Chi tử đại hoàng thang: Đại hoàng, sơn chi, chỉ thực, đậu sị.
  6. Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang: Ma hoàng, liên kiều, xích tiểu đậu, hạnh nhân, tang bì, cam thảo, đại táo, sinh khương.
  7. Tiểu sài hồ thang: Sài hồ, hoàng cầm, bán hạ, nhân sâm, cam thảo, sinh khương, đại táo,
  8. Nhân trần truật phụ thang: nhân trần, bạch truật, phụ tử, can khương, cam thảo.
  9. ư tiêu thạch phàn thạch tán: Tiêu thạch, phàn thạch.
  10. Tiêu giao tán. Xem phụ phương số 1 mục điên cuồng giản.
  11. Thiên kim tê giác tán: Tê giác, hoàng liên, thăng ma, sơn chi, nhân trần.
  12. An cung ngưu hoàng hoàn: Ngưu hoàng, ngọc kim, tê giác, hoàng liên, chu sa, ma phiến, xạ hương, Trân châu, sơn chi, hùng hoàng, hoàng cầm, kim bạc làm áo.
  13. Nhân sâm dưỡng vinh thang: Xem phụ phương số’ 6 mục Cảm hư lao.
  14. Tiêu kiến trung thang: Xem phụ phương số 19 mục Hư lao.
  15. Khương hoạt thắng thấp thang: Xem phụ phương số 6 mục cảm nhục.
  16. Quế chi gia hoàng kỳ thang: Quế chi, bạch thược, cam thảo, sinh khương, đại táo, hoàng kỳ.
  17. Kỳ thược quế tửu thang: hoàng kỳ, bạch thược, quế chi, giấm thanh.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận