Bệnh loãng xương điều trị y học cổ truyền

Đông y chữa bệnh

BỆNH NGUYÊN, BỆNH CƠ

Đối với chứng loãng xương nguyên phát trong sách “Hoàng đế Nội kinh tố vấn” từ rất sớm đã có luận bàn về bệnh chứng liên quan. Theo y học cổ truyền, loãng xương thuộc phạm vi các chứng: “yêu thống” “cốt khô, “cốt thống”

Theo lý luận của y học cổ truyền: thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy nằm trong cốt và nuôi dưỡng cốt nên thận có chức năng chủ cốt tủy. Vì vậy, các bệnh lý của cốt trong cơ thể đều liên quan chủ yếu với tạng thận. Ngoài ra, các bệnh về cốt còn liên quan với tạng tỳ, can, tinh, huyết. Vì vậy, cơ chế bệnh sinh của chứng loãng xương theo y học cổ truyền bao gồm:

  • Thận hư: do tiên thiên bất túc, lại thêm hậu thiên thất dưỡng hoặc phòng sự sinh dục quá độ làm tổn thương chân âm, nguyên dương dẫn đến tinh huyết bất túc, thận dương suy yếu không thể sinh tuỷ, mạnh cốt. Hoặc do nam quá 64 tuổi, nữ quá 49 tuổi mà không chú ý bảo dưỡng, thận hư tinh yếu không thể làm mạnh cốt sinh tủy mà thành bệnh loãng xương. Theo sách Tố vấn, thiên “Âm dương ứng tượng đại luận”: thận chủ cốt tuỷ, thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ ở trong cốt và nuôi dưỡng cốt. Thận tinh sung túc tắc cốt sinh hoá có nguồn, xương được sự nuôi dưỡng của tuỷ mà rắn chắc và rất khó bị gãy. Nếu thận tinh suy thì nguồn sinh hoá của xương giảm làm xương giòn, nhược, vô lực, toàn thân mỏi yếu, không chịu được lực mạnh, dễ gãy xương.

Thực tế các nghiên cứu chất khoáng trong xương đã chứng thực cho lý luận thận chủ cốt tuỷ: hàm lượng chất khoáng ở xương người bị thận hư thấp hơn so với người bình thường, thận hư và loãng xương có quan hệ mật thiết với nhau. Nghiên cứu ở Hàng Châu (Trung Quốc) cho thấy người già có đau lưng mạn tính gần như 100% bị loãng xương; phụ nữ bị thận hư thì có mật độ xương giảm rõ rệt so với phụ nữ không có thận hư. Cũng trong nghiên cứu này, ở những người hàm lượng khoáng chất xương giảm thì tỷ lệ thận hư chiếm 46,1%. thận âm hư hoặc thận dương hư chiếm 40,4%, thận âm dương lưỡng hư chiếm 13,5%.

  • Tỳ vị hư nhược: do ăn uống không điều độ, ăn cao lương mỹ vị nhiều, uống nhiều rượu làm tỳ vị bị tổn thương; hoặc do dinh dưỡng bị thiếu, tinh hậu thiên bất túc không thể tư dưỡng được thận tinh, làm cho cốt bị thất dưỡng mà thành bệnh loãng xương.

Hoạt động kiện vận của tỳ để hoá sinh các chất tinh vi của thuỷ cốc cần có sự giúp đỡ của thận dương. Ngược lại, sự sung mãn của tinh khí trong thận cũng phải nhờ vào sự nuôi dưỡng từ các chất tinh vi của thuỷ cốc. Vì vậy, quan hệ giữa thận và tỳ là quan hệ giữa tiên thiên và hậu thiên, chúng tương trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Quá trình phát sinh và phát triển bệnh lý cũng có sự tương quan giữa tỳ và thận. Những nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh cho học thuyết này: hoạt động cơ bắp có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các tế bào tạo xương, làm tăng số lượng và mật độ tế bào xương.

  • Can thận âm hư, phong thấp xâm nhập: nhân khi cơ thể ở giai đoạn lão hoá, thận tinh suy giảm, can thận âm hư, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, tà khí (phong thấp) thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, ứ trệ ở cân cốt làm cho khí huyết tắc trở dẫn đến lưng, gối, khớp bị đau, làm nặng thêm bệnh loãng xương.

Bản bệnh phát chậm, kéo dài, thông thường ở thể ẩn. Thường gặp bệnh ở thể bản hư tiêu thực: thận dương hư, thận âm hư, can thận âm hư, tỳ hư là bản; phong thấp ứ trệ, huyết ứ trở lạc là tiêu. Người già dương khí của thận bị suy dần, thận tinh hư suy, cốt tuỷ sinh hoá bất túc, xương mất vinh dưỡng mà làm cho xương yếu không có lực. Lâm sàng thường biểu hiện là tứ chi, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, sợ hàn chi lạnh. Sách “Linh khu, Kinh mạch” chỉ ra rằng: “Túc thiếu âm khí tuyệt tắc cốt khô, nghĩa là tinh khí của thận cùng với trạng thái kiện tráng của xương có quan hệ mật thiết với nhau.

Mặt khác do tinh huyết đồng nguyên, tinh suy thì nguồn sinh hoá của huyết cũng bị suy. Huyết suy rất dễ dẫn đến huyết ứ. Huyết là mẹ của khí, khí phải dựa vào huyết và nhờ huyết vận hành, huyết hư, huyết ứ sẽ làm nặng thêm dương khí hư tổn, từ đó hình thành vòng xoắn bệnh lý. Vì vậy, thận khí bất túc, tinh hư, huyết thiếu, ứ huyết, trở trệ là cơ sở bệnh lý chủ yếu của chứng loãng xương.

PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Theo lý luận của y học cổ truyền, loãng xương ở người có tuổi chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm. Vì vậy, trong chẩn đoán cần chú ý khai thác nguyên nhân chính gây thận hư, từ đó mói có thể đề ra pháp điều trị phù hợp.

Thể thận dương hư

Chứng hậu

  • Chủ yếu là đau vùng lưng, thắt lưng
  • Cảm giác đau mỏi, không có lực, lạnh vùng lưng, thắt lưng
  • Gù cong vùng thắt lưng
  • Sợ lạnh, chi lạnh, các khớp tứ chi biến dạng, hoạt động hạn chế
  • Lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng
  • Mạch trầm tế.

Pháp điều trị: ôn thận ích tuỷ.

Phương dược

  • Cổ phương: Hữu quỵ hoàn.
Thục địa 320g Sơn thù 160g
Hoài sơn 160g Kỷ tử 120g
Đỗ trọng 120g Thỏ ty tử 120g
Phụ tử chế 40g Nhục quế 40g
Đương quy 120g Lộc giác giao 40g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 — 16g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm:

+ Mệt mỏi, ăn kém gia đảng sâm 120g, sa nhân 30g.

+ Chi dưới trầm nặng gia phòng kỷ 100g.

+ Chân tay co duỗi khó khăn gia mộc qua, câu đằng.

+ Cảm giác đau mỏi trong xương gia cẩu tích 120g, tục đoạn 120g, cốt toái bổ 120g, cốt khí 120g, đau xương 120g.

Vị thuốc Lộc giác giao điều trị loãng xương
Vị thuốc Lộc giác giao điều trị loãng xương

+ Ngoài ra còn có thể dùng Bát vị hoàn.

Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Trạch tả 120g
Bạch linh 120g Đan bì 120g
Phụ tử chế 40g Nhục quế 40g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần X 2 — 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Thuốc nam

Cốt toái bổ           12g
Dây đau xương 15g

Phá cố chỉ 10g

Cẩu tích 12g

Cốt khí củ 08g

Tục đoạn             12g

Rễ cỏ xước          12g

Sắc uống ngày 1 thang. cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

châm cứu

  • Châm bổ, ôn châm các huyệt: phục lưu, huyền chung, giáp tích L2 – S1 thận du, đại trường du, mệnh môn. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Đau vùng mông thêm trật biên.

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, ủy trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

  • Nhĩ châm: giao cảm, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.
  • Xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ thể bị đau (thường là vùng lưng, thắt lưng).

Tuy nhiên, với những người có biểu hiện loãng xương nặng: không nên thực hiện động tác vận động cột sống vì dễ gây tai biến.

  • Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể để nâng cao sức khoẻ, giảm các triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể thận âm hư

Chứng hậu

  • Lưng và tứ chi đau mỏi
  • Cốt chưng, triều nhiệt
  • Ngũ tâm phiền nhiệt
  • Hồi hộp, trống ngực, có thể đau tức ngực
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Chất lưỡi đỏ, ít rêu
  • Mạch huyền vi sác.

Pháp điều trị: tư bổ thận âm.

Phương dược

  • Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn.
Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Trạch tả 120g
Bạch linh 120g Đan bì 120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần X 2 — 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra, có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Ngoài ra, còn có thể dùng: Tả quy hoàn.

Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Lộc giác giao 40g
Quy bản 40g Ngưu tất 120g
Kỷ tử 120 Thỏ ty tử 100g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 – 16g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra, có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

  • Thuốc nam:
Dây đau xương 12g Kỷ tử I2g
Rễ cỏ xước 12g Há thủ ô 12g
Cốt toái bổ 12g Tang thầm 12g
Tục đoạn 12g Đỗ đen 12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

dây đau xương trong điều trị loãng xương
Dây đau xương trong điều trị loãng xương

Châm cứu

  • Châm bổ thái khê, tam âm giao, huyền chung, giáp tích L2 — S1,  thận    du, đại trường du, yêu nhãn. thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Đau vùng mông thêm trật biên.

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, uỷ trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

  • Nhĩ châm: giao cảm, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.

Xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ thể bị đau (thường là vùng lưng, thắt lưng). Tuy nhiên, với những người có biểu hiện loãng xương nặng: không nên thực hiện động tác vận động cột sống thắt lưng vì dễ gây tai biến.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể can thận âm hư, phong thấp xâm nhập

Chứng hậu

  • Lưng và tứ chi đau mỏi, vô lực, vận động khó khăn
  • Họng khô, lưỡi táo
  • Lòng bàn chân, bàn tay đỏ
  • Tự hãn, đạo hãn
  • Lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, ít rêu hoặc không rêu
  • Mạch tế sác.

Pháp điều trị: bổ can thận, trừ phong thấp.

Phương dược

Cổ phương: Độc họat ký sinh thang.

Độc hoạt 8g Phòng phong 15g
Tang ký sinh 15g Tế tân 8g
Tần giao 8g Đương quy 15g
Cam thảo 6g Quế chi 10g
Đỗ trọng 15g Đảng sâm 15g
Ngưu tất 15g Thục địa 16g
Bạch thược 10g Xuyên khung 15g
Bạch linh 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống sau ăn 20 — 30 phút.

+ Đau nhiều gia cẩu tích 12g, cốt toái bổ 12g, tục đoạn 12g.

+ Tự hãn, đạo hãn gia long cốt 15g, mẫu lệ 15g.

+ Đại tiện bí gia nhục thung dung 08g.

+ Mồm miệng khô gia thiên hoa phấn 12g.

  • Ngoài ra có thể dùng Tam tý thang.
Độc hoạt 8g Tế tân 8g
Tần giao 8g Đương quy 15g
Cam thảo 6g Quế chi 10g
Đỗ trọng 15g Đảng sâm 15g
Ngưu tất 15g Thục địa 15g
Bạch thược 10g Xuyên khung 15g
Phòng phong 15g Hoàng kỳ 15g
Tục đoạn 15g Bạch linh 10g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống sau ăn 30 phút.
– Thuốc nam:
Dây đau xương 12g Kỷ tử 12g
Rễ cỏ xước 10g Hà thủ ô 12g
Rễ lá lốt 12g Tang thầm I2g
Rễ cây xấu hổ 12g Cốt toái bổ 12g
Cẩu tích 12g Cốt khí củ 08g

sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Vị thuốc Cốt toái bổ trong điều trị loãng xương
Vị thuốc Cốt toái bổ trong điều trị loãng xương
  • Cổ gáy đau thêm phong trì, kiên tỉnh, đại chùy + Đau vùng mông thêm trật biên.
    châm cứu
  • Châm bổ thái khê, tam âm giao, huyền chung, can du, thận du, đại trường Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày,

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, ủy trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

  • Nhĩ châm: giao cảm, can, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ thể bị đau (vùng lưng, thắt lưng, tứ chi). Tuy nhiên, với những người có biểu hiện loãng xương nặng: không nên thực hiện động tác vận động cột sống thắt lưng vì dễ gây tai biến.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể tỳ vị hư nhược

Chứng hậu

  • Tứ chi mỏi, tê, không muốn vận động
  • Sắc mặt kém nhuận
  • Cảm giác chóng mặt
  • Miệng nhạt, ăn kém
  • Bụng đầy trướng
  • Đại tiện phân nát, có thể sống phân
  • Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
  • Mạch tế nhược, vô lực.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích vị.

Phương dược

  • Cổ phương: Tứ quân tử thang gia vị.

Đảng sâm                    12g                  Bạch linh                        12g

Bạch truật                    12g                  Chích cam thảo              10g

Hoàng kỳ                     10g                  Đương quy                      10g

Hoài sơn                      12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút. Gia giảm: chân tay nặng nề gia phòng kỷ 12g.

Ngoài ra có thể dùng:

+ Sâm trong tứ vật thang gia vị.

Xuyên khung               15g                   Đương quy               15g

Thục địa                     15g                   Bạch thược              15g

Nhân sâm                   15g                   Đỗ trọng                   15g

Hoài sơn                     12g                   Liên nhục                 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.

+ Bát trân thang gia vị.

Đảng sâm                   15g                   Xuyên khung            12g

Bạch linh                    12g                   Đương quy               15g

Bạch truật                   12g                   Thục địa                   15g

Cam thảo                    06g                   Bạch thược              12g

Hoài sơn                     12g                   Liên nhục                 12g

sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.

Thuốc nam:

Bạch truật 15g Ý dĩ 12g
Củ mài 12g Rễ cỏ xước 10g
Sâm nam 12g Tục đoạn 12g
Dây đau xương 12g Kê nội kim 08g
Hạt sen 12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 10 – 20 phút, uống trong ngày.

Vị thuốc Tục đoạn điều trị loãng xương
Vị thuốc Tục đoạn điều trị loãng xương

Châm cứu

  • Châm bổ đại trữ, huyền chung, giáp tích, đại chuỳ, tỳ du, vị du, thận du, đại trường du, tam âm giao, túc tam lý. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Cổ gáy đau thêm phong trì, kiên tỉnh, đại trữ.

+ Lưng dưới đau kèm theo rối loạn tiêu hoá thêm công tôn.

  • Nhĩ châm: giao cảm, thận, tỳ, vị, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ thể bị đau (vùng lưng, thắt lưng, tứ chi). Tuy nhiên, với những người có biểu hiện loãng xương nặng: không nên thực hiện động tác vận động cột sống cổ, thắt lưng vì dễ gây tai biến.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận