Tiểu tiện ra huyết (đái máu) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Tiểu tiện ra huyết là chỉ huyết theo tiểu tiện bài tiết ra, sắc nước tiểu tiện do đó đỏ nhạt, đỏ tươi, đỏ hồng, thậm chí ra lẫn lộn cả cục huyết.

Chứng này sách Tố vấn gọi là “Niệu huyết”, “Sưu huyết”. Sách Kim quỹ yếu lược gọi là “Niệu huyết”

Niệu huyết với Huyết lâm có khái niệm khác nhau. Niệu huyết phần nhiều không đau hoặc chỉ có cảm giác nóng rát và trướng đau nhẹ, Huyết lâm thì tiểu tiện giỏ giọt đau rít không chịu nổi. Đan Khê tâm pháp – Niệu huyết viết: Đau là chứng lâm; không đau là niệu huyết”, đó là điểm chủ yếu để phân biệt hai chứng này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tiểu tiện ra huyết do Bàng quang thấp nhiệt: Có chứng tiểu tiện sẻn rít ra lẫn huyết sắc đỏ tươi hoặc đỏ tối hoặc lẫn lộn cả cục huyết kiêm các chứng niệu đạo đau hoặc có cảm giác nóng rát, bụng dưới đầy trướng khó chịu, đôi khi phát nhiệt, đắng miệng khô họng, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng hoặc mỏng nhớt, mạch Sác.

Tiểu tiện ra huyết do Can Đởm thấp nhiệt: Có chứng tiểu tiện sẻn đỏ có lẫn huyết, kiêm chứng phát sôt miệng đắng, khát không muốn uống, kém ăn trướng bụng, buồn nôn đau liên sườn, hoặc mình và mắt phát mầu vàng, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác

Tiểu tiện ra huyết do Tâm hoả quá thịnh: Có chứng tiểu tiện ra lẫn huyết đỏ sẫm có cảm giác nóng rát, mặt đỏ họng khô, miệng lưỡi phá lở khát nước ưa uống lạnh, trong Tâm phiền nhiệt đêm ngủ không yên, chất lưỡi đỏ tía, rêu vàng, mạch Hồng Sác.

Tiểu tiện ra huyết do Thận âm khuy tổn: Có chứng tiểu tiện lẫn huyết đỏ tươi, kiêm các chứng đầu choáng tai ù họng khô, gò má đỏ, mồ hôi trộm, xương nóng âm ỉ triều nhiệt, tinh thần uỷ mị, hư phiền không ngủ được, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Tiểu tiện ra huyết do Tỳ Thận đều hư: Có chứng tiểu tiện ra lẫn máu sắc đỏ nhạt, sắc mặt vàng bủng, tinh thần mệt mỏi chân tay rã rời, đoản hơi yếu sức, đầu choáng tai ù, kém ăn đại tiện nhão, lưng đùi yếu mỏi, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch Nhu Hoãn.

Phân tích

  • Chứng Tiểu tiện ra huyết do Bàng quang thấp nhiệt với chứng Tiểu tiện ra huyết do Can Đởm thấp nhiệt: Đều thuộc chứng thực nhiệt do nhiệt tà thịnh một phía bức huyết đi bừa gây nên.

Tiểu tiện ra huyết do Bàng quang thấp nhiệt phần nhiều do cảm nhiễm ngoại tà thấp nhiệt hoặc ăn bừa thức cao lương nồng hậu, ấp ủ sinh thấp nhiệt, thấp tà với nhiệt tích chứa ở Bàng quang, khí hóa mất chức

năng cho nên thấy bụng dưới trướng đầy mà niệu đạo nóng đau, nhưng kiêm chứng toàn thân khá nhẹ.

Tiểu tiện ra huyết do Can Đởm thấp nhiệt phần nhiều do thấp nhiệt ở Can Đởm quá thịnh ở trong dồn xuống Bàng quang cho nên thấy phát sốt đắng miệng, buồn nôn, liên sườn đau, kiêm chứng toàn thân khá nặng. Loại trên điều trị theo phép thanh nhiệt lợi niệu, lương huyết chỉ huyết, dùng phương Tiểu kế ẩm tử. Loại sau điều trị theo phép tả Can thanh Đởm, lương huyết chỉ huyết, dùng phương Long đởm tả Can thang linh hoạt gia các vị chỉ huyết.

– Chứng Tiểu tiện ra huyết do Tâm hoả quá thịnh với chứng Tiểu tiện ra huyết do Thận âm khuy tổn: Đều là nhiệt chứng, do hoả quấy rối tổn thương mạch lạc gây nên.

Tiểu tiện ra huyết do Tâm hoả quá thịnh phần nhiều do thần trí mệt nhọc thái quá,Tâm hoả quá găng một phía, chuyển nhiệt xuống Tiểu trường hun đốt tổn hại mạch lạc cho nên sắc nước tiểu đỏ hồng, Tiểu tiện ra huyết do Thận âm khuy tổn, phần nhiều do âm hư tướng hoả vọng động, hun đốt mạch lạc cho nên sắc nước tiểu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, Chẩn đoán phân biệt là: Loại trên thường kiêm chứng Tâm phiền không ngủ được, miệng lưỡi mọc mụn, điều trị nên thanh Tâm tả hoả, lương doanh chỉ huyết, dùng phương Đạo xích tán gia vị, Loại sau thường kiêm chứng đầu choáng tai ù, xương nóng âm ỉ trào nhiệt, điều trị nên tư âm ích Thận, yên lạc giảm đau, dùng phương Tri bá địa hoàng hoàn gia vị.

– Chứng tiểu tiện ra huyết do Tỳ Thận đều hư: Thuộc loại dương khí hư suy phần nhiều do Tỳ không thông huyết, Thận mất sự kín đáo gây nên, vì vậy mà tiểu tiện nhiềù lần mà trong dài, sắc huyết phần nhiều đỏ nhạt. Lâm sàng có thể kết hợp kiêm chứng Tỳ Thận đều hư mà tiến hành chẩn đoán phân biệt. Điều trị nên kiện Tỳ bổ Thận, ích khí cố sáp, dùng phương Bổ trung ích khí thang hợp với Vô tỉ sơn dược hoàn linh hoạt gia thuốc chỉ huyết.

Ngoài ra còn có các loại ứ huyết ngăn trở ở Bàng quang, huyết không theo kinh mà tiểu tiện ra huyết, có đặc điểm là sắc huyết tía tôi thường ra cả cục huyết, kiêm các chứng khó tiểu tiện, đau buốt nhẹ, tiểu tiện vẩn đục và thấy cả kiêm chứng ứ huyết, điều trị nên phân tích nguyên nhân làm tổn hại gây nên ứ, khí hư huyết ứ, hoặc hàn ngưng huyết ứ có các tình huống khác nhau mà chọn các phép trị hoạt huyết khư ứ, Trên lâm sàng, phân biệt mầu sắc tiểu tiện ra huyết có hỗ trợ rất lớn cho chẩn đoán phân biệt, như mầu sắc đỏ tía hoặc đỏ tươi phần nhiều là thực nhiệt, đỏ nhạt phần nhiều là khí hư, đỏ tươi mà kiêm mệt nhọc xương nóng âm ỉ phần nhiều là hư nhiệt, sắc nước tiểu tía tôi là do huyết ứ.

Trích dẫn y văn

  • Nếu Phế Thận âm hư, miệng khô lưng mỏi, dùng Lục vị hoàn hợp Sinh mạch tán. Tiểu trường hoả thịnh, huyết thấm vào Bàng quang, dùng Đạo xích tán, Can hoả mạch Hồng không chứa được huyết, theo phép Long đởm thảo thang. Đởm hoả tiểu tiện ra huyết, đau đầu choáng váng, uống Đương qui tán, Tiểu tiện ra huyết lâu ngày do Thận dịch hư cạn, dùng Lục vị a giao ẩm (Loại chứng trị tài – Niệu huyết).
  • Thuộc nội nhân thì do Tâm kinh di nhiệt xuống Tiểu trường hoặc Can kinh di nhiệt vào huyết thất… Chữa Can kinh di nhiệt thì có chứng Thiếu phúc đầy, liên sườn đau nhói, đắng miệng tai điếc hoặc hàn nhiệt vãng lai nên dùng Long đởm tả Can thang gia Đào nhân, Đan bì, Ngưu tất, Uất kim.

Huyết niệu thuộc hư chứng với chứng Băng lậu của phụ nữ không khác nhau mấy, nên dùng Tứ vật thang gia giảm mà điều trị… Lại có trường hợp Phế hư không điều tiết được phía dưới đến nỗi sau khi tiểu tiện cũng ra chút máu, kiểm tra nếu là Phế âm hư thì kiêm các chứng khí nghịch, đàm khái và khát nước, cho uống Nhân sâm thanh Phế thang. Nếu là Phế âm hư không điều tiết phía dưới, tất phải có các chứng són đái, chân lạnh, uống nước vào bị suyễn thấu, điều trị bằng Cam thảo can khương thang (Huyết chứng luận – Niệu huyết).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận