Trang chủChứng trạng Đông yRêu lưỡi cáu nát, cáu bẩn - Triệu chứng bệnh Đông y

Rêu lưỡi cáu nát, cáu bẩn – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Rêu lưỡi cáu bẩn gọi là “Thiệt hủ”, nhớt lưỡi phần nhiều ở chỗ giữa và gốc lưỡi dầy hơn, còn rìa lưỡi và đầu lưỡi thì rêu khá mỏng. Lấy tay gạt đi thì sạch hết nhưng sau đó lại có lớp rêu khác mọc lên.

Thiệt hủ (cáu nát ở lưỡi) với Thiệt nhị (nhớt lẫn vào rêu lưỡi) có chỗ khác nhau. Thiệt nhị phần nhiều ở giữa gốc lưỡi khá dầy, ven lưỡi và đầu lưỡi thì mỏng hơn, từng nốt từng nốt nổi lên chi chít và rất nhỏ bám chặt vào bề mặt lưỡi rất khó cạo sạch, cả hai loại về nguyễn nhân cơ chế bệnh khác nhau, lâm sàng cần phân biệt cho rõ. Cáu nát ở lưỡi có thể gặp trong nhiều bệnh tật, mục này chỉ thảo luận tới một số tật bệnh ngoại khoa mà lây cáu nát ở lưỡi làm chủ chứng. Các loại rêu loét như mủ ở bệnh mụn nhọt, như loại rêu nát loét như mủ sắc trắng ở chứng Phế ung và chứng Hạ cam kết độc thường thấy rêu này cũng như các loại rêu loét có mủ mầu vàng của chứng vị ung với loại rêu loét có mủ mầu tía đen của loại Can ung không thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Rêu lưỡi cáu nát do Vị nhiệt đờm trọc nghịch lên: Có chứng chất của rêu lưỡi vữa ra nổi lên trên lưỡi giống như phủ một lớp bã đậu dầy kiêm các chứng đắng miệng buồn nôn hoặc ho mửa ra đờm vàng, hoặc bụng đầy ăn kém, mạch Huyền Hoạt mà Sác.
  • Rêu lưỡi cáu nát do túc thực tích trệ: Có chứng chất rêu lưỡi như vữa nổi lên bề mặt lưỡi kiêm chứng ợ khan có mùi hôi chua, bụng trướng đầy và sôi bụng, kém ăn, đại tiện nhão, mạch Tế Hoạt mà Sác.

Phân tích

  • Chứng Rêu lưỡi cáu nát do Vị nhiệt đờm trọc nghịch lên với chứng Rêu lưỡi cáu nát do túc thực tích trệ: Cả hai chứng đều do VỊ mất sự hòa giáng, Vị ưọc trào lên gây nên, Nhưrig loại trên chủ yếu là đờm trọc, loại sau chủ yếu là đồ ăn ứ đọng, Điểm chẩn đoán phân biệt là: Rêu lưỡi cáu nát do Vị nhiệt đờm trọc thì giống như một lớp vữa bã đậu phủ dầy kiêm các chứng buồn nôn, mửa ra đờm vàng, bụng đầy, đắng miệng, hoặc dính miệng kém ăn . Chứng rêu lưỡi cáu nát do túc thực tích trệ thì loét dầy mà hôi kiêm các chứng ợ khan ra mùi hôi, ợ hăng nuốt chua bụng trướng, sôi bụng, về điều trị nên giáng nghịch hòa Vị, loại trên kèm theo thuôc thanh nhiệt hóa đàm tiêu trọc dùng phương Ôn Đởm thang gia vị. Loại sau thì kiêm chữa cả tiêu thực đạo trệ dùng phương Chỉ thực đạo trệ hoàn, Dứt khoát không được dùng các loại thuốc ôn táo biểu tán, Sách Biện thiệt chi namcó câu: “Nếu phạm sai lầm trên lưỡi sẽ biến thành mầu tro tôi không thể không biết đến điều này”.
  • Rêu lưỡi cáu nát phần nhiều do Tỳ Vị nhiệt thịnh hun bốc làm cho Vị trọc tà khí bốc lên mà thành bệnh. Vị là bể của thủy cốc lấy thông giáng làm thuận. Nếu vị mất hòa giáng, thủy cốc ở trong Vị không biến hóa ra được tinh vi trái lại biến thành đơm trọc hoặc khí trệ, đồ ăn ứ đọng bộ máy dương vượng tà khí sẽ theo nhiệt hóa mà sinh rêu nát loét, Loại Rêu lưỡi cáu nát này phần nhiều thuộc thực chứng rất ít loại hư chứng, Cá biệt có bệnh nhân vì khí hư không vận hóa có thể biểu hiện thành chứng trong hư kiêm thực, Bàn về điều trị cũng không thể đơn thuần dùng thuốc ôn táo mà chỉ nên trong loại thuốc hòa Vị giáng nghịch dùng thêm chút ít thuốc bổ khí cũng điều lý.

Ngoài ra rêu lưỡi cáu gặp trong một số tật bệnh cấp tính về phán đoán tiên lượng rất có ý nghĩa-chỉ đạo như các bệnh phong ôn rêu lưỡi nát mà vữa không rắn dần dần có màng mỏng phủ thành một lớp rêu mới đó là dấu hiệu bệnh khỏi, Nếu thủy cốc ở trong Vị biến thành vật loét nát hun bốc lên trên rồi do thực đạo trào lên họng sẽ thấy toàn lưỡi và cả môi miệng hàm ếch đều có loét nát thì tiên lượng là bệnh rất xấu. Sách Y nguyên nói “ Đây là do Vị thận âm hư ở bên trong mất chỗ dựa, thấp và nhiệt gây sự hùa nhau hun bốc lên là những tình huống rất khó chữa.

Trích dẫn y văn

Rêu lưỡi trắng dầy mà loét nát như đậu vữa là chứng đàm nhiệt. “Rêu lưỡi nát như đậu vữa phủ thành đông lên lưỡi đấy là trong Vị thuộc dấu hiệu của chứng dùng phép hạ. Nếu ở giữa có lằn nứt thì là chứng cực hư lại giống như thực cần bổ khí và nên căn cứ vào mạch chẩn mà phân biệt.

Rêu lưỡi trắng như đậu vữa thành từng đống như sợi gân gọi là rêu lưỡi dầy mà có lỗ hổng như vữa đậu khi nấu chín thì lỗ chỗ có hổng gọi là gân nếu có 2,3 sợi mầu trắng những sợi còn lại mầu đỏ, hoặc cuốn tròn hoặc kéo dài, nhìn kỹ chất lưỡi đó là do có Vị nhiệt đàm trệ cùng với vữa nát tích tụ, Nếu gặp trường hợp sai lầm cho là táo hoặc chứng hậu nên hạ mà không dùng thuốc hạ, qua tình huống không dùng thuốc hạ đó sẽ không xuất hiện chứng không hạ nào nữa (Sát thiệt biện chứng tâm pháp – Bạch đài loại phân biệt chẩn đoán pháp).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây