Rét run (hàn chiến) – Chứng trạng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Rét run tức là sợ lạnh run rẩy, biểu hiện là sợ lạnh và đồng thời toàn thân lẩy bẩy không tự chủ. Chứng này trong các sách Nội kinh và Thương hàn luận đều gọi là “Hàn lật”. Trong sách Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức của Lưu Hoàn Tố đời Kim gọi là “Chiến lật”. Mục Hàn nhiệt sách Tạp bệnh chứng trị chuẩn thằng của Vương Khẳng Đường đời Minh thì gọi là “Chấn hàn”. Đời sau phần nhiều gọi là “Hàn chiến” (rét run).

Sách Trung y lâm chứng bị yếu của lan Bá Vị lại cho “Chấn hàn” với “Hàn chiến” khác nhau. “Chỗ khác nhau là xuất phát từ bên trong là Hàn chiến, chỉ có hình thể run rẩy là Chân hàn. Chân hàn phần nhiều do dương hư không bảo vệ được bên ngoài; thường kiêm các chứng đau bụng tiết tả, chân tay nặng nề, tiểu tiện không lợi v.v …”. Đối chiếu chứng trạng lâm sàng, hai chứng này đều cùng xuất hiện Ố hàn với chiến lật, rất khó phân biệt, luận điểm của họ lần có thể tham khảo thêm.

Rét run với co rút đều là những vận động thể trạng không tự chủ được, nhưng thực ra rất khác nhau. Co rút là chân tay mình mẩy xúc động co ruỗi, vả lại không kiêm chứng ố hàn. Hàn chiến phần nhiều do sợ lạnh mà run rẩy.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

– Rét run do hàn tà bó ở ngoài: Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh run rẩy, sốt cao không mồ hôi, đau đầu mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

  • Rét run do dương hư hàn thịnh: Biểu hiện là sợ lạnh run rẩy, chân tay quyết lạnh, gặp ấm thì đỡ, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, mạch Trầm Vi.
  • Rét run do sắp ra mồ hôi: Trong quá trình ngoại cảm nhiệt bệnh, đột ngột rét run lẩy bẩy thậm chí chân tay lạnh mạch Phục, sau đó không lâu, toàn thân ra nhiều mồ hôi, sau khi ra mồ hôi thì da dẻ hơi mát.
  • Rét run do ngoại hàn nội nhiệt: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh run rẩy, chân tay quyết lạnh, đầu mình đau, phát sốt miệng khát, phiền táo không yên, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Phù Khẩn mà Sác.
  • Rét run do mụn độc nội hãm: Xuất hiện cục bộ sưng, nóng, đỏ, đau, kiêm chứng sợ lạnh run rẩy, phạt nhiệt phiền khát, thậm chí tinh thần hôn mê nói sảng, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hồng Sác.
  • Rét run do Ngược tật: Trước tiên mệt mỏi và ngáp, sau đó ố hàn run rẩy, chân tay đau mỏi, hết rét thì sốt cao, đau đầu mặt đỏ, khát nước, cuối cùng thì vã mồ hôi, nhiệt lui mình mát, Mạch Huyền.

Phân tích

  • Chứng Rét run do hàn tà bó ở ngoài với chứng Rét run do dương hư hàn thịnh: Hai chứng tuy đều lây hiện tượng hàn là chính, nhưng một là biểu hàn, một là lý hàn. Loại trên là hàn ở ngoài, xâm phạm biểu, tà uất ở kinh lạc, tấu lý vít tắc. Vệ khí uất kết gây nên cho nên ố hàn run rẩy kiêm chứng Biểu hàn. Loại dưới là dương khí hư yếu, hoặc hàn tà thương dương đến nỗi dương khí mất chức năng sưởi ấm, âm hàn thịnh ở trong, cho nên ố hàn run rẩy kiêm chứng Lý hàn. Điểm phân biệt lâm sàng hai chứng này là: Run rẩy do hàn tà bó ở ngoài thì ố hàn và phát nhiệt đồng thời xuất hiện, ố hàn gặp ấm cũng không giảm và kiêm các chứng biểu hàn như không có mồ hôi, đầu mình đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Run rẩy do dương hư hàn thịnh thì sợ rét mà không phát nhiệt, sợ lạnh gặp ấm thì đỡ, lại có các chứng trạng của chứng lý hàn như miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tế. Run rẩy do hàn tà bó ở ngoài, điều trị theo phép tân ôn giải biểu, chọn dùng phương Ma hoàng thang. Run rẩy do dương hư hàn thịnh, điều trị theo phép ôn dương khư hàn, dùng phương Tứ nghịch thang gia vị.
  • Chứng Rét run do sắp ra mồ hôi: Chiến hãn (rét run khi sắp ra mồ hôi) trong ngoại cảm nhiệt bệnh là do tà khí với chính khí tranh giành nhau kịch liệt gây nên. Chính thắng tà lui thì ra mồ hôi mà bệnh giải. Sau khi chiến hãn mà mạch tĩnh ngủ ngon đó là hiện tượng bệnh khỏi dần. Nếu chính khí không thắng nổi tà khí, có thể xuất hiện hai tình huống: Một là chính khí thoát ra ngoài, xuất hiện mạch tượng cấp Tạt, vật vã không yên, chân tay lạnh, ra mồ hôi, phải dùng ngay các loại hồi dương ích khí, chọn phương Sâm phụ thang gia vị. Hai là tà khí thịnh, chính khí tương đối bất túc, không thể một lần chiến hãn mà khỏi được, cần dừng lại một hai ngày, đợi chính khí hồi phục dần, lại thấy chiến hãn mới khỏi hẳn.

– Chứng Rét run do ngoại hàn lý nhiệt với chứng Rét run do mụn độc nội hãm: Rét run do ngoại hàn lý nhiệt là do trước có nội nhiệt, tiếp sau có ngoại hàn, khiến chố hàn tà bó ở ngoài, nhiệt tà bị uất ở trong đến nỗi thành chứng biểu hàn lý nhiệt. Rét run do sang độc nội hãm, là thuộc hỏa nhiệt thịnh ở trong, kinh lạc bị nghẽn tắc, khí huyết ngưng trệ, huyết nhục loét nát, nhiệt tà úng thịnh, sang độc hãm vào trong hình thành chứng nhiệt độc úng thịnh. Sự cộng đọng của hai chứng này là cơ chế bệnh thuộc lý nhiệt quá thịnh, chính như Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói; “Các loại run rẩy làm mất sự giữ gìn của thần đều là do nhiệt”, cho nên ngoài chứng ố hàn run rẩy, lâm sàng còn biểu hiện các chứng trạng chung như phát nhiệt phiền khát, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác v.v… Nhưng rét run do ngoại hàn lý nhiệt còn do hàn tà bó ở ngoài, vì vậy xuất hiện chứng biểu hàn như đau đầu mình và mạch Phù Khẩn. Rét run do mụn độc nội hãm thì không có chứng biểu hàn, mà đặc trưng lâm sàng là cục bộ mụn nhọt sưng – nóng – đỏ – đau. Rét run do ngoại hàn lý nhiệt, điều trị nên dùng phép giải biểu thanh lý, chọn dùng phương Phòng phong thông thánh tán. Rét run do mụn độc nội hãm nên dùng phép thanh nhiệt tả hỏa tiêu độc, chọn dùng các phương Ngũ vị tiêu độc ẩm, Hoàng liên giải độc thang.

– Chứng Rét run do Ngược tật: Ngược tật là do cảm nhiễm Ngược tà, tà ở bán biểu bán lý và doanh vệ chống trọi nhau, chính khí với tà khí tranh giành nhau gây nên, đặc trưng tình huống lâm sàng là rét run sốt cao, lúc phát lúc ngừng có giờ giấc, nói chung căn cứ vào sự nặng nhẹ của hàn nhiệt để chia ra các loại hình Chính ngược, Ôn ngược, Hàn ngược, Lao ngược. Chính ngược là điển hình của Ngược tật, điều trị nên hòa giải đạt tà, dùng Tiểu Sài hồ thang gia Thường sơn, Thanh cao. Ôn ngược thì nhiệt nhiều hàn ít, hoặc chỉ nhiệt không hàn, điều trị theo phép thanh nhiệt đạt tà, dùng Bạch hổ gia Quế chi thang gia Sài hồ, Thường sơn v.v … Hàn ngược thì hàn nhiều nhiệt ít hoặc chỉ hàn không nhiệt, điều trị nên tân ôn đạt tà, dùng Sài hồ quế chi Can khương thang gia giảm. Lao ngược là loại ngược do chính khí hư mắc bệnh lâu ngày, điều trị nên điều dưỡng chính khí, điều hòa doanh vệ, dùng Hà nhân ẩm gia giảm.

Chứng Rét run có chia ra biểu lý hàn nhiệt hư thực. Sau khi rét run tiếp theo là phát sốt, phần nhiều là dương khí trở về, biểu hiện chính khí còn thịnh. Nếu sau khi rét run không thấy phát sốt hoặc sau rét run mà chân tay quyết lạnh, mạch Vi muôn tuyệt, là dương hư nội hàn hoặc chứng Dương vi muôn thoát, cần phải coi trọng dốc sức cứu chữa.

Trích dẫn y văn

Chiến (run) với lật (lẩy bẩy) khác nhau. Run rẩy là từ bên ngoài, lẩy bẩy là từ bên trong. Lúc sắp ra mồ hôi của chứng Thương hàn muốn giải, nếu chính khí trong thực, tà khí không tranh hơn được, thì chỉ ra mồ hôi mà không đến nỗi run rẩy. Nói là run, cần biết là thể trạng không hư. Nếu người bệnh vốn hư, tà khí tranh giành với chính khí, nhẹ thì hơi rung động, nặng thì run rẩy, chính khí thắng được tà thì run rẩy ra mồ hôi mà giải. Cho nên tà khí với chính khí tranh giành ở ngoài thì là run rẩy, run rẩy để đi đến khỏi bệnh. Tà khí chính khí tranh giành ở trong thì là lẩy bẩy, lẩy bẩy là nặng hơn. Có lời bàn: tà khí ở trong âm sẽ lẩy bẩy ở trong. Nghĩ như run rẩy là chính khí sắp hồi phục; lẩy bẩy là tà khí còn mạnh. Cho nên thương hàn qua 6-7 ngày, có khi chỉ lẩy bẩy mà không run rẩy, trở nên hàn nghịch, phần nhiều không cứu được. Đây là chính khí hư từ bên trong, âm tà thịnh ở bên trong, chính không thắng nổi tà mà lại bị tà nó thắng. Gặp chứng này không dùng đến thang thuốc đại bổ ôn nhiệt và dùng phép cứu ngải cực nóng để hồi dương, còn các phép khác làm sao mà chống chọi nổi? (Thương hàn điển hạ – Cảnh Nhạc toàn thư).

  • Chiến là mình run rẩy. Lật là lập cập, là tà muôn giải. Lập cập mà không run rẩy là âm thịnh dương hư, dùng Khương phụ Tứ nghịch thang (Y tôn tất độc).
  • Hàn tà bó ở ngoài mà nội nhiệt không thâu, hoặc nhiệt tiến sâu vào lý mà cách âm ra ngoài, đều có thể sinh ra các chứng ố hàn không giải hoặc rét lập cập mà rung động hoặc tứ chi quyết lạnh (Trung y nội khoa chứng trị khái yếu – ố hàn).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận