Ra mồ hôi trộm (đạo hãn) – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Ra mồ hôi trộm còn gọi là “Đạo hãn”, “Tẩm hãn” là một bệnh khi ngủ ra mồ hôi, khi tỉnh dậy mồ hôi không ra nữa. Sách Thương hàn minh lý luận có ghi “Đạo hãn là chỉ chứng ra mồ hôi trong khi ngủ”.

Chứng này trong Lục nguyên chính kỷ đại luận – Tố Vấn có gọi là “Tẩm hãn”, về sau Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược mới gọi là “Đạo hãn”. Từ đó về sau rất nhiều sách vở y học đều gọi là “Đạo hãn”. Hãn chứng – Cảnh Nhạc toàn thư có nói “Chứng ra mồ hôi có khi tự ra mồ hôi, có khi ra mồ hôi trộm…”. Đạo hãn tức là trong giấc ngủ mồ hôi toàn thân, khi tỉnh thì không ra nữa”.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Đạo hãn do Tâm huyết bất túc: Có chứng trạng thường xuyên ra mồ hôi trộm, hồi hộp kém ngủ, sắc mặt không tươi, đoản hơi, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch Hư.
  • Đạo hãn do Ẩm hư nội nhiệt: Có chứng trạng mồ hôi trộm ra thường xuyên, triều nhiệt về buổi chiều, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, thể trạng gầy còm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới mộng di hoạt tinh, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sác.
  • Dạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở: Có chứng mồ hôi trộm ra thường xuyên, đau đầu như bị bó, chân tay rã rời, biếng ăn, miệng nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch Nhu Hoãn.
  • Đạo hãn do tà ngăn trở ở bán biểu bán lý: Có chứng ra mồ hôi, bệnh trình hơi ngắn, hàn nhiệt vãng lai, hai bên sườn đầy tức, miệng đắng buồn nôn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Sác.

Phân tích

Chứng Đạo hãn do Tâm huyết bất túc với chứng Đạo hãn do âm hư nội nhiệt: Cả hai đều thuộc Hư chứng, nhưng loại sau hiện tượng hư nhiệt rất rõ, còn loại Đạo hãn do Tâm huyết bất túc vì lao thương huyết khuy, Tâm huyết quá hư hao. Mồ hôi là Tâm dịch, lầm huyết bất túc thì Tâm khí phù việt, Tâm dịch không chứa được mà tiết ra ngoài, cho nên Đạo hãn thường xuyên hồi hộp kém ngủ. Khí huyết bất túc thì sắc mặt kém tươi, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhợt, mạch Hư đó là dấu hiệu của huyết hư. về điều trị nên bổ huyết dưỡng Tâm liễm hãn, chọn dùng phương Quy tỳ thang gia Long cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử. Đạo hãn do âm hư nội nhiệt vì vong huyêt hoặc mất tinh, hoặc Phế lao ho lâu ngày dẫn đến âm huyết khuy tổn, âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa thịnh mà âm dịch không giữ gìn được cho nên Đạo hãn thường xuyên, triều nhiệt về buổi chiều, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt. Âm huyết bất túc đối với nữ giới thì nguyệt kinh không điều. Âm hư thì tướng hỏa vọng động, đôi với nam giới thì mộng di hoạt tinh, âm tinh hao hụt thì thể trạng gầy còm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác đó là những dấu hiệu âm hư nội nhiệt. Điều trị nên tư âm giáng hỏa, liễm hãn chọn dùng phương Đương quy lục hoàng thang gia Nhu đạo căn, Phù Tiểu mạch.

Chứng Đạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở với chứng Đạo hãn do tà khí ngăn trở ở bán biểu bán lý: Cả hai đều thuộc Thực chứng. Đạo hãn do Tỳ hư thấp ngăn trở phần nhiều do ăn quá mức đồ sống lạnh, rượu chè, đồ nướng béo ngọt hoặc đói no thất thường tổn thương Tỳ Vị. Tỳ hư thì vận hóa thất thường thấp trọc từ trong sinh ra lấn áp khí cơ thăng giáng thất thường dẫn đến đạo hãn thường xuyên. Kiêm các chứng đầu đau như bị bọc, chân tay thể trạng rã rời, biếng ăn miệng nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch Nhu Hoãn… điều trị nên hóa thấp, hòa trung tuyên thông khí cơ, chọn dùng phương Hoắc Phác hạ linh thang bỏ Hạnh nhân, Trư linh, Đạm Đậu sị, Trạch tả gia Nhu đạo căn, Xương truật, Trần bì. Đạo hãn do tà ngăn trở ở bán biểu bán lý phần nhiều gặp ở thời kỳ đầu và thời kỳ giữa của bệnh nhiệt tính, đa số do ngoại cảm xâm phạm, biểu tà mất khả năng sơ giải lan truyền vào Thiếu dương ngăn trở bán biểu bán lý, muốn đạt ra mà không đạt được, chính khí và tà khí tranh giành nhau thúc ép tân dịch ra ngoài cho nên có chứng nhắm mắt thì ra mồ hôi và kiêm chứng hàn nhiệt vãng lai, hai bên sườn đầy tức, miệng đắng buồn nôn rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Sác… điều trị nên hòa giải Thiếu dương chọn dùng phương Tiểu Sài hồ thang bỏ Đảng sâm, Đại táo gia Hoàng liên, Bích đào can.

Biện chứng Đạo hãn chính như trong Hãn chứng – Cảnh Nhạc toàn thư có nói: “Đạo hãn… cũng đều có đặc trưng âm dương, không được nói ôm đồm là Đạo hãn phải thuộc âm hư”. Vì thế, trên lâm sàng phải phân biệt rõ tính chất khác nhau giữa Đạo hãn thuộc nội thương tạp bệnh với ngoại cảm thời bệnh. Loại trên phần nhiều thuộc Hư chứng, loại sau phần nhiều thuộc Thực chứng nhưng Hư chứng là thường hay gặp. Cũng có trường hợp gặp chứng Hư Thực lẫn lộn, khí âm đều hư nên chú ý biện chứng tìm nguyên nhân, xét nguyên nhân mà bàn cách chữa.

Trích dẫn y văn

Bệnh ở Thận thì khi ngủ ra mồ hôi mà sợ gió (Tạng khí pháp thời luận -Tố vấn).

Gặp năm tuế thủy thái quá, nặng quá thì ra mồ hôi khi ngủ, sợ gió (Khí giao biến đại luận – Tố vấn).

Đạo hãn… đó là do Dương hư gây nên, lâu ngày không khỏi làm cho người ta héo hon gầy mòn, lầm khí bất túc mất tân dịch cho nên như vậy (Hư lao bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

Khi ngủ mà mồ hôi tự ra cũng là do Tâm hư gây nên (Tự hãn luận trị – Nghiêm thị tế sinh phương).

Đạo hãn khi ngủ toát mồ hôi ra như tắm, tỉnh dậy mới biết là thuộc âm hư chủ về Doanh huyết… Đạo hãn nên bổ âm giáng hỏa (Hãn chứng – Y học chính truyền).

Đạo hãn là mồ hôi tiết ra trong lúc ngủ, thủy hỏa bất giao, âm dương thiên thắng làm hư tổn Tâm dương (Hãn chứng – Loại chứng trị tài).

Hỏa uất phát sinh từ Tâm bào lạc, phần âm của Thận không đẩy lùi được thì phát sinh Đạo hãn (Tạp môn – Trương thị y thông).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

Hỏi đáp - bình luận