Phúc tả (tiết tả) – Chứng trạng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Phúc tả còn gọi là Tiết tả, có rất nhiều danh mục trong các y thư cổ, phân loại cũng không thống nhất. Sách Nội kinh phần nhiều lấy tình trạng chứng Tiết tả và tính chất của đại tiện để chia ra nhiều tên gọi như Sôn tả, Đỗng Tả, Đường tả, Thủy tả, Nhu tả .v.v… Sách Nạn kinh thì lập luận theo tạng phủ, lại có các bệnh danh như Vị tả, Đại trường tả, Tiều trường tả .v.v… Các y gia đời sau hoặc biện chứng theo nguyên nhân ngoại cảm mà chia ra thấp – hoả – khí – đàm – tích thuộc chứng Phúc tả, hoặc phân loại theo nội thương như Tỳ hư Phúc tả, Thận hư Phúc tả, Can Tỳ bất hoà Phúc tả, Thực tính Phúc tả .v.v…Trong hai sách Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược đem Phúc tả gọi là “Lợi” hoặc “Hạ lợi”. Loại Phúc tả ra nguyên đồ ăn không tiêu gọi là “Hạ lợi thanh cốc”. “Đối với Lỵ tật, Trương Trọng cảnh cũng gọi là “Hạ Lợi”; hoặc để phân biệt với Phúc tả hạ lợi, có lúc gọi là “Hạ lợi nùng huyết”, “ Nhiệt lợi hạ trọng” .v.v…

Phúc tả khác với Lỵ tật, chính như Loại chứng trị tài – Tiết tả môn viết: “Tả do thủy cốc không phân chia, bệnh ở Trung tiêu, Lỵ do huyết nhờn vữa nát, bệnh ở Hạ tiêu; ở Trung tiêu thì phải phân lợi cái thấp ở Tỳ Vị: ở Hạ tiêu thì phải điều lý sự tổn thương ở Can Thận”. Nếu đại tiện ra kèm cả máu mủ, lý cấp hậu trọng, đời xưa gọi là “Trệ hạ” (Lỵ tật), có thể tham khảo mục Lý cấp hậu trọng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Phúc tả do thấp nhiệt: Biểu hiện lâm sàng phần nhiều phát bệnh khá gấp, tả hạ như rót, chất tả ra mầu vàng toàn nước hoặc nhớt dính, tanh hôi, sôi bụng và đau, giang môn nóng rát và đau kiêm chứng nóng rét, miệng khô khát mà uống không nhiều, bụng bĩ đầy tiểu tiện đỏ rít, rêu lưỡi vàng nhớt, mậch Hoạt Sác

Phúc tả do hàn thấp: Có chứng đại tiện trong loãng, không hôi lắm, đau bụng, ưa ấm thích xoa bóp, bụng trướng đầy, bài tiết đồ ăn không tiêu, không thiết ăn uống, chân tay nặng nề khốn đôn, tiểu tiện trắng trong, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu hoặc Hoãn.

Phúc tả do thực tích: Có chứng đau bụng phải đi tả ngay, tả xong thì giảm đau, chốc lát lại đau bụng muốn đi tả, phân dính hoặc lẫn nước, rất hôi, ngực bụng trướng đầy, bĩ tắc khó chịu, Ợ hăng nuốt chua, đầy bụng chán ăn, rêu lưỡi cáu nhớt, mạch phần nhiều Huyền Hoạt.

Phúc tả do Can khí phạm Tỳ: Có chứng trước khi đi tả vùng dạ dày hơi trướng đau, đi tả vật bài tiết ra những thức không tiêu hóa, sau khi đi tả không giảm đau hoặc có khi còn đau hơn, mỗi khi gặp sự kích thích tinh thần hoặc tình tự căng thẳng thì dụ phát, hai bên sườn trướng tức hoặc đau xiên nhói, đồng thời có các chứng kém ăn, nuốt nước chua, Ợ hơi, trung tiện, chất lưỡi đỏ nhạt ít rêu, mạch Huyền.

Phúc tả do nhiệi kết bàng lưu: Chứng trạng thường thấy là đại tiện ra toàn nước loãng màu vàng rất hôi hoặc chỉ đơn thuần nước trong loãng, đau quanh rốn, vùng bụng cự án hoặc ấn vào có hình, Vị quản đầy tức, ăn uống kém tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Trầm Hoạt.

Phúc tả do Tỳ hư: Có chứng đại tiện thường lỏng nhão, có lúc ra toàn nước, hễ ăn thức sống lạnh dầu mỡ hoặc thực vật khó tiêu hóa là phúc tả càng nặng thậm chí ra thức không tiêu, hoặc như phân vịt, vùng bụng đau âm ỉ, ưa nóng ưa xoa bóp, kém ăn, sau khi ăn thì trướng đầy, sắc mặt vàng bủng, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lười trắng, mạch Trầm Tế.

Phúc tả do Thận hư: Vào tảng sáng, đau quanh rốn, sôi bụng phải đi tả ngay, sau khi đi tả xong thì giảm đau, đại tiện lỏng loãng, đa số lẫn lộn thức không tiêu vùng lưng bụng sợ lạnh, chân tay không ấm, tiểu tiện trong dài hoặc ban đêm tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi nhạt bệu, có vết răng, mạch Trầm Tê vô lực…

Phân tích

– Chứng Phúc tả do thấp nhiệt với chứng Phúc tả do hàn thấp: Cả hai đều thuộc thấp tà gây bệnh. Một loại là thấp với nhiệt câu kết. Một loại là thấp với hàn phối hợp, Loại tháp nhiệt đa số phạm vào Dương minh. Loại hàn thấp thường gặp là ở Thái âm. Vì thế, loại tả do thấp nhiệt phần nhiều do thấp nhiệt cản trở ở Vị Trường, mất chức năng truyền đạo thăng giáng, trong đục lẫn lộn mà thành đi tả, đặc điểm của loại Phúc tả này là: đi tả ra như giót, giang môn nóng rát, sôi bụng và đau, đau bụng là đi tả ngay, sau khi tả xong vẫn còn cảm giác sáp trệ khó chịu, màu phân vàng sẫm rất hôi. Nội kinh có câu: “Giót đột ngột, dồn xuống bức bách, đều thuộc nhiệt”. Lại vì thấp là âm tà, tính nó dính nhớt, cho nên ngực bụng bĩ đầy, nặng mình mệt mỏi, không thiết ăn uống. Điều trị nên thanh nhiệt hoả thấp, cho uống các bài như Cát căn cầm liên thang gia Mộc thông, Hoạt thạch. Tỳ là tạng Thái âm thấp thổ, tính ưa ấm ghét lạnh, ưa táo ghét thấp. Tỳ bị hàn thấp làm khốn đôn mất đi chức năng thăng giáng vận hóa bình thường, đồ ăn uống không tiêu hóa dồn xuống Đại trường mà thành đi tả chứng trạng loại đi tả này là sôi bụng đau bụng đi tả, chất phân trong loãng mà ít mùi hôi. Vì hàn tà tấn công bên trong, cho nên đau bụng ưa ấm ưa nóng, hàn thấp khốn Tỳ, đến nỗi bụng trướng đầy, thấp theố hàn hóa cho nên có các chứng miệng nhạt không khát, rêu lưỡi trắng nhợt so với chứng thấp nhiệt tả, khát nước nhưng không uống nhiều hoặc khát mà không muốn uống, rêu lưỡi vàng nhớt không giống nhau. Điều trị nên ôn trung tán hàn, dùng phương linh hoạt Lý trung thang có thuốc phương hương hóa trọc, hoặc cho uống Hoắc hương chính khí tán gia vị.

– Chứng Phúc tả do thực tính với chứng Phúc tả do Can khí phạm Tỳ: Là loại Phúc tả thuộc Thực chứng. Điểm giống nhau là đều có chứng đau bụng đi tả, nhưng một loại là túc thực tích trệ, một loại là thổ hư mộc lấn gây nên đi tả. Phúc tả do thực tích phần nhiều vì ăn uống không điều độ, ăn bậy các thức dầu mỡ sống lạnh, tổn thương Tỳ Vị dẫn đến vận hóa thât thường, túc thực đình trệ ở Trung tiêu mà gây nên đi tả, yếu điểm biện chứng là vùng bụng trướng tắc mà đau, sau khi đi tả xong thì dễ chịu, chốc lát sau lại đau bụng đi tả tiếp, đi tả ra phân loãng hôi như trứng ung lẫn lộn, cả cặn bã không tiêu, thực tích ở Vị trường, trệ lại không tiêu hóa cho nên phần nhiều thấy bụng trướng đầy, ợ hăng, nuốt chua, chán ăn rêu lưỡi cáu nhớt. Đặc điểm Phúc tả do Can khí phạm Tỳ là: Can khí hoành nghịch khắc phạt Tỳ thổ mà gây nên đi tả, chủ yếu là khí trệ, mỗi khi gặp tinh tự căng thẳng, kích thích tinh thần thì dụ phát. Mục Tiết tả sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Phàm gặp nộ khí mà gây tiết tả thì trước khi có cơn giận phải kèm cả ăn đến nỗi tổn hại Tỳ Vị cho nên một khi bị xúc phạm là theo đó phát bệnh ngay, đó là bệnh ở hai tạng Can Tỳ, vì Can mộc khắc thổ, Tỳ khí bị tổn thương mà như thế”, đặc điểm loại Phúc tả này là: Sôi bụng trước khi đi tả, sau khi đi tả không giảm đau hoặc có khi còn đau nặng hơn, vùng sườn trướng đau hoặc xiên nhói, đồng thời có chứng kém ăn, chua miệng, ơ hơi, trung tiện .v.v…

Về điều trị, Phúc tả do thực tích, chủ yếu phải tiêu thực đạo trệ, kiện Tỳ hoà Vị, uống Bảo hoà hoàn gia vị, Phúc tả do Can khí phạm Tỳ dùng phép sơ Can kiện Tỳ, cho uống Thông tả yếu phương.

– Chứng Phúc tả do nhiệt kết bàng lưu: Nhiệt kết bàng lưu là một biểu hiện của Dương minh phủ thực chứng, nhiệt tà với phân táo hữu hình kết ở trong, lâm sàng thường gặp hai tình huống; một là do ngoại cảm lại nhiệt bệnh gây nên, trong ruột có phân táo kết ở trong mà ỉa lại chầy chỉ toàn nước loãng mùi hôi; hai là do bệnh tà Thiếu âm theo nhiệt hóa, Phủ khí úng trệ gây nên, bụng trướng đầy mà đi tả ra toàn nước trong có đặc điểm là: Trước tiên phần nhiều có bế kết mà tiếp theo mới hạ lợi, bụng trướng đau cự án, bài tiết ra nước loãng mà hôi, có khi ra cả cục phân khô kết, sáp trệ khó chịu, quanh rốn đau, Điều trị chủ yếu phải tiết nhiệt thông Phủ, cho uống Đại thừa khí thang gia vị, Lại còn một loại độc hỏa của Ôn bệnh dồn vào Đại trường cũng hạ lợi, nước trong, cần lưu ý phân biệt với chứng này. Dư Sư Ngu trong Dịch chẩn nhất đắc – Dịch bệnh thiên có viết: “Độc hoả dồn vào Đại Trường có khi bài tiết ra vật cáu bẩn, có khi ra nước trong, có khi dồn thắng từ ruột, co khi ra đồ ăn không tiêu… Xem xét chứng trạng, thân mình tất đại nhiệt, khí tất thô mạnh, tiểu tiện hẳn ít, môi hẳn tía khô, táo khát thích lạnh, đau bụng không ngớt, chân tay có lúc quyết nghịch nên nhân xu thế bệnh mà thanh lợi”. Đây thuộc loại hoả độc Ôn dịch dồn xuống Đại trường, điều trị nên thanh nhiệt giải độc, dùng phương Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm.

– Chứng Phúc tả do Tỳ hư với chứng Phúc tả do Thận hư: Mục Tiết tả sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Tả đã lâu vì không có hoả, phần nhiều là Tỳ thận hư hàn” Tỳ hư Phúc tả với Thận hư Phúc tả đều là loại Phúc tả thuộc hàn tính, một là vì Tỳ dương hư, một là vì Thận hoả suy, Điểm không giống nhau là: Tỳ chủ vận hóa, thăng thanh khí mà phân bố chất tinh vi: Trung dương vốn hư, hoặc hàn thấp trực trúng, Tỳ dương vận hóa mất chức năng, khí thanh dương không thăng lên, khí trọc âm không giáng, tân dịch và cặn bã đều dồn xuống Đại trường mà thành tiết tả. Tố vấn – Tạng khí pháp thời luận viết: Tỳ bị bệnh… hư thì đầy bụng, sôi bụng, đại tiện lỏng ra thức không tiêu… “Vì vậy Phúc tả do Tỳ hư lâm sàng phần nhiều thấy tả hạ ra toàn nước trong lạnh, đồ ăn không tiêu giống như phân vịt. Tỳ hư phần nhiều do hàn cho nên đau bụng, ưa nóng thích xoa bóp, ăn thức sống lạnh thì tả càng nặng, Phúc tả do Thận hư phần nhiều là Thận dương bất túc , mệnh môn hoả suy không trưng hóa được gây nên, đặc điểm của Phúc tả này là: Trước lúc tảng sáng, đau quanh rốn, sôi bụng là đi tả ngay, tả xong thì êm, đại tiện lỏng loãng, phần nhiều ra thức không tiêu còn kiêm các.chứng trạng Thận dương hư như: lưng gối yếu mỏi, tiểu tiện trong dài, đêm tiểu tiện nhiều lần. Mục Tiết tả sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Bây giờ dương khí trong Thận bất túc thì Mệnh môn hoả suy mà âm hàn thịnh một mình cho nên giờ Tý Sửu sau canh năm khi dương khí chưa hồi phục, âm khí còn cực thịnh khiến cho người ta ỉa toé không dứt”.

Phúc tả do Tỳ hư với Phúc tả do Thận hư, vừa có chỗ phân biệt lại vừa có chỗ liên hệ mật thiết, Tỳ hư tiết tả lâu ngày, thường là từ Tỳ liên luỵ đến Thận, trở thành Tỳ Thận dương hư, về điều trị, Phúc tả do Tỳ hư chủ yếu phải kiện Tỳ lợi thấp, chọn dùng phương Sâm linh bạch truật tán gia vị. Đi tả lâu ngày khí hư hạ hãm, thoát giang không co lên, dùng Bổ trung ích khí thang gia những vị thu liễm cố sáp. Phúc tả do Thận hư điều trị theo phép ôn Thận kiện Tỳ chỉ tả cho uống Cửu đan. Lại có trường hợp vừa ăn xong bị sôi bụng đau quặn phải đi tả ngay, nếu không .ăn thì không sao, cứ sau khi ăn là phải đi tả (Tục gọi là Lộc thực tả, Lậu thực tả) kinh niên không khỏi cũng do Tỳ Thận hư ảnh hưởng lẫn nhau, chân hoả không nấu chín được đồ ăn cho nên ăn vào đi tả ngay, điều trị nên ôn Thận kiện Tỳ làm chủ yếu, dùng Tứ thần hoàn hợp với Lý trung hoàn.

Trích dẫn y văn

– Có 9 phép chữa Phúc tả: .

  1. Đạm thấm: khiến cho thấp khí rút qua đường tiểu tiện …
  2. Thăng đề: như dùng loại Thăng, Sài, Cát, Khương, cổ võ Vị khí bốc lên thì sẽ ngưng gió xuống, giống như đất ẩm ướt, gió thổi thì khô, cho nên thuốc trị phong phần nhiều là táo, hơn nữa thấp là bệnh của thổ, phong là bệnh của mộc. Mộc có thể thắng thổ, phong cũng thắng được thấp, nên nói ở dưới thì nâng lên là như thế.
  3. Thanh lương: nhiệt tà quấy rối, dồn gió thúc bách, dùng thang thuốc đắng lạnh, để quét bỏ nóng bức.
  4. Sợ lợi: đàm ngưng khí trệ, thực tích nước ứ đọng đều làm cho người ta đi tả, tuỳ chứng mà trừ bỏ, chớ có dằng dai…
  5. Cam hoãn: tả lợi không ngớt, dồn xuống gấp gáp, càng dồn càng giót, thì tiết ra làm sao ngưng, vị Cam hay dịu bên trong, giỏi ngăn cấp tốc…
  6. Toan thâu: tả hạ kéo dài thì khí tán không thu về được, mất sự thống nhiếp* dồn giót biết lúc nào ngưng?. Chỉ cần vị toan là có quyền hành thu về sạch sẽ…
  7. Táo Tỳ: thổ đức kém cỏi, thủy tà không tràn lan, cho nên tả hình thành vì thể thấp, mà thấp vốn là do Tỳ hư, kho đụn đúng bổn phận, thủy cốc được phân chia, hư mà không chăm sóc, thì thấp càng nặng…
  8. Ôn Thận: Thận chủ nhị tiện, cái gốc của kín đáo giữ gìn, huống chi tuy là thủy, chân dương ngụ ở đó, thiên hoả sinh khí, hoả là mẹ thổ, hoả đó một khi suy, lấy gì mà vận hành tam tiêu, ngấu nhừ ngũ cốc sao được? Cho nên tích hư tất kèm cả hàn, Tỵ hư tất phải bổ Thận, Kinh nói: hàn thì làm cho ấm là như thế…
  9. Cố sáp: dồn gió kéo dài, u môn ươn tuột, tuy dùng âm bổ, chưa chắc đã nên công, nên dùng thuốc sáp thì biến hóa rất mau (Y tôn tất độc – Tiết tả).

– Thận tiết còn gọi là Thần tiết, cứ đến tảng sáng là dồn dập cấp bách. Nhưng Can bệnh cũng có khi tả vào tảng sáng là vì Dần Mão thuộc mộc, gặp giờ vượng thì lẫn vào vị trí của Thổ. Gặp chứng ngờ vực thì phân biệt thế nào? Bởi vì Thận tiết là Mệnh hoả suy vì chứ không có khí ức uất, cho nên giồn giót dữ dội nhưng không đau. Can bệnh mà mộc vượng khắc thổ thì mộc khí ức uất, phần nhiều đau nhưng không dữ dội, phân biệt như thế là đủ rõ ràng (Trương Duật Thanh y án).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận