Phiên Vị (Vị phản) – Chứng trạng Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Phiên Vị còn gọi là “Vị phản” chỉ chứng trạng đồ ăn vào Vị đọng lại không tiêu hóa cuối cùng lại lộn trở ra, biểu hiện hoặc là sáng ăn tối mửa, hoặc tối ăn sáng mửa hoặc ăn vào một hai giờ sau thì mửa hoặc tích đọng qua một ngày đêm thì mửa ra.

Sách Nội kinh chưa có tên Phiên Vị, nhưng trong những giới thiệu về tật bệnh có các chứng hữu quan như Ẩu, Thổ, uế, Cách tức là bao quát cả chứng Phiên Vị, như “ăn uổng vào lại lộn trở ra”, “ăn vào được một thời gian lại mửa ra” (Linh khu – Thượng Cách) “đầy tràn mà nghịch lên” (Tố vấn – Mạch giải thiên). Sách Kim quỹ yếu lược đầu tiên nêu tên “ Phiên Vị”, về sau, y như nhiều đời gọi Phản Vị hoặc Phiên Vị, tên gọi dẫu khác, thực ra chỉ là một.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Phiên Vị do Tỳ Vị hư lạnh: Có chứng ăn vào lại lộn ra,sáng ăn tối mửa hoặc tối ăn sáng mửa, mửa ra toàn đồ ăn không tiêu, bụng trướng đầy, kém ăn đại tiện nhão, mỏi mệt yếu sức, tay chân không ấm, đoản hơi biếng nói, sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tượng Phù Sắc hoặc Hư hoãn vô lực.

Phiên Vị do Mệnh môn hoả suy: Có chứng sáng ăn tối mửa, thậm chí đã ăn qua một ngày vẫn mửa ra nguyên đồ ăn không tiêu, ăn uống không xuống, ứa mửa ra dãi trong, trong vắt và lạnh, cơ thể sợ lạnh, lưng gối lạnh đau, mặt phù chân thũng bụng trướng ỉa lỏng, dương nuy, tiểu tiện nhiều lần thậm chí nhị tiện không thông, tinh thần mỏi mệt muốn ngủ, sắc mặt nhợt nhạt, mạch Vi Tế Trầm Trì, lưỡi nhợt rêu trơn.

Phiên Vị do hàn ẩm đọng ờ trong: Có chứng phiên Vị mửa ra đồ ăn cách đêm và đờm dãi nước trong, hoặc mửa ra nước bọt, bụng bĩ đầy kém ăn, hồi hộp đầu choáng hoặc suyễn khái khí nghịch, rêu lưỡi trắng trơn nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Phiên Vị do đờm với khí ngăn trở: Có chứng Phiên Vị mửa ra đồ ăn và đờm dãi, hung cách bĩ đầy, phiền muộn khó chịu, bụng trướng đầy, đại tiện khó khăn, ợ hơi và nấc, phiền táo hay giận rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Huyền.

Phiên Vị do tửu tích thấp nhiệt: Có chứng trong Tâm cồn cào mà nóng, lờm lợm buồn nôn, phiên Vị mửa ra đô ăn cách đêm hôi chua, đâu nặng thân thể bứt dứt, ngực bụng bĩ đầy, miệng khô mà khát, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng dày mà nhớt,mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.

Phiên Vị do ứ huyết lưu trệ: Có chứng ăn vào bị ngăn cách không tiêu hóa mà lộn trở ra, ngực bụng nhói đau cự án, nơi đau cố định, nặng hơn thì thổ huyết, đại tiện phân đen, đại tiện kết trệ khó đi, miệng khô họng ráo khát, chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền sắc.

Phiên Vị do âm hư huyết ráo: Có chứng ăn nuốt khó khăn, thời gian lâu lại mửa ra, miệng khô Tâm phiền, hồi hộp ít ngủ, đầu choáng mắt hoa, lưng mỏi, ù tai, thể trạng gầy còm, da dẻ khô ráo, xương nóng âm ỉ, mồ hôi trộm, sắc mặt không tươi, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ ít rêu mạch Tế Sác.

Phiên vị do khí âm đều hư: Có chứng ăn vào lại mửa ra, kém ăn, đại tiện khô kết, hồi hộp tự ra mồ hôi, chân tay nóng rát, đoản hơi mệt mỏi, môi khô miệng ráo, lưỡi đỏ không có rêu hoặc rêu lưỡi tróc mảng, mạch Hư Tế mà Sác.

Phiên Vị do trùng tích: Có chứng Phiên Vị mà Tâm phiền không yên lúc phát lúc ngưng, ăn vào thì mửa ra giun, nặng hơn thì phát sinh quyết nghịch đau do giun, mặt có dấu ban ký sinh trùng, lưỡi có nốt đỏ lớn, mạch chợt Đại chợt Tiểu.

Phân tích

  • Chứng Phiên vị do Tỳ Vị hư lạnh với chứng Phiên Vị do Mệnh môn hoả suy: cả hai đều thuộc dương hư gây bệnh, nhưng loại trên thì trách cứ vào Trung tiêu Tỳ Vị, loại sau thì quy kết vào Hạ tiêu Mệnh môn. Bị chứng Phiên Vị do Tỳ Vị hư lạnh là do sinh hoạt chăm sóc không cẩn thận, hoặc lo nghĩ mệt nhọc, hoặc dùng nhầm các loại thuốc hãn hạ, làm tổn hại dương khí của Tỳ Vị, dẫn đến trong VỊ hư lạnh, vận hóa chậm chạp, thủy cốc lưu đọng, không tiêu hóa chứa tích thành đầy nghịch lên làm mửa, cho nên yếu điểm biện chứng là sáng ăn tôi mửa hoặc tối ăn sáng mửa, mửa được ra đồ ăn tích chứa thì dễ chịu, lại kiêm các chứng bụng đầy tức, kém ăn đại tiện nhão, sắc mặt nhợt, mệt mỏi yếu sức, chân tay không ấm. Lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Phù Sác hoặc Hư Hoãn vô lực, cũng thuộc hiện tượng Trung khí hư hàn: điều trị nên ôn trung kiện Tỳ, hòa Vị giáng nghịch, dùng phương Bổ khí kiện vận thang, phiên Vị do Mệnh môn hoả suy phần nhiều do tuổi cao dương suy hoặc ôTn lâu không phục hồi. Tỳ Thận dương hư gây nên. Mệnh môn chân hoả là nguồn khí hóa của Tam tiêu, cho nên Mệnh môn hoả suy vi, tất nhiên tác dụng sinh hóa sưởi ấm bất cập là chủ đạo của cơ chế bệnh. Đáy nồi không có củi, gạo nước không biến hóa được, lâu lâu lại mửa ra, thậm chí ăn vào cách cả ngày đêm cũng mửa ra, vật mửa ra trong vắt và lạnh. Dương suy thì âm thịnh, cho nên có kiêm chứng cơ thể lạnh sợ lạnh, lưng gối lạnh đau, mặt và chân phù thũng, hoặc ỉa cháy đái nhiều lần hoặc nhị tiện không thông.v.v.. tinh thần mệt mỏi muốn ngủ, mạch Vi Tế Trầm Trì, lưỡi nhạt rêu trơn, cũng thuộc đặc trưng của dương hư âm thịnh; bệnh trách cứ vào Thận dương hư suy, điều trị nên bổ hoả để sinh thổ, ôn dương để giúp sự kiện vận dùng phương Lục vị hồi dương ẩm hoặc Kim quỹ Thận khí hoàn.
  • Chứng Phiên Vị do Tỳ Vị hư hàn với chứng Phiên Vị do Mệnh môn hoả suy: Đều thuộc chứng hư hàn; nhưng so sánh hai chứng này, loại trên bệnh khá nông mà trách cứ ở Trung dương không mạnh. Loại saù bệnh sâu hơn mà chú trọng vào Mệnh môn hoả suy, cho nên mục Phiên Vị sách Cảnh nhạc toàn thư có viết: “Hư ở Hạ tiêu mà sáng ăn tối mửa hoặc ăn vào thời gian lâu lại lộn trở ra, trách cứ ở phần âm, không bổ Mệnh môn để giúp đỡ cho mẹ của Tỳ thổ thì hoả không thể hóa được, cuối cùng không giúp đỡ được gì”.
  • Phiên Vị do hàn ẩm đọng ở trong với Phiên Vị do đờm và khí ngăn trở: cả hai đều do đàm ẩm gây bệnh, nhưng loại trên bệnh bắt đầu do dương không hoá thủy mà tân ứ đọng thành ẩm. Loại sau cơ chế bệnh do khí uất không lưu hành mà dịch ngưng lại làm đàm; Hàn ẩm đọng ở trong, quấy rối trung dương, thủy ccíc không chuyển vận, bụng bĩ đầy kém ăn, Vị phiên mà mửa ra cơm gạo tích đọng và đờm dãi; ẩm tà nghẽn ở trong, xung kích nghịch lên cho nên có những kiêm chứng như đầu choáng, hồi hộp và suyễn nghịch, ẩm là tà khí vẩn đục cho nên rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền hoạt. Điều trị tuân theo phép ở Kim quỹ yếu lược: “Bệnh đàm ẩm, nên dùng thuốc ấm mà hòa”, chọn dùng phương Phục linh trạch tả thang gia giảm.

Phiên VỊ do đàm và khí ngăn trở, bệnh do uất giận không thoải mái, khí cơ bị uất trệ, dịch ngưng tụ thành đàm, đàm và khí câu kết, úng tắc trung đạo gây nên bệnh. Yếu điểm biện chứng là mửa ra thủy cốc ứ đọng và đờm dãi, hung cách bĩ đầy, nấc và ợ hơi đại tiện không dễ chịu, mạch Trầm Huyền, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc Hoạt. Đàm với Khí ngăn trở, khí uất là bản, cho nên lâm sàng thường thấy xuất hiện các đặc điểm là tình chí được thoải mái thì các chứng giảm nhẹ, trái lại lo nghĩ cáu giận thì bệnh nặng thêm; điều trị dùng phép giải uất hóa đàm, chọn dùng phương Hương sa khoan trung hoàn.

– Chứng Phiên Vị do tửu tích thấp nhiệt với chứng Phiên Vị do ứ huyết lưu trệ: Cả hai đều thuộc thực chứng.

Phiên Vị do tửu tích thấp nhiệt là do uống rượu vô độ, thấp trọc từ trong sinh ra, uất kết hóa nhiệt, lấn át trung tiêu, thấp trọc hun đốt nghịch lên gây nên, có đặc điểm là mửa ra đồ ăn tích chứa qua đêm hôi chua; thấp nhiệt nung nấu ở trong, Vị mất hòa giáng cho nên có kiêm chứng trong Tâm cồn cào mà nóng, miệng khô khát tiểu tiện vàng đỏ, ngực bụng bĩ đầy, đầu nặng thân thể khốn đốn, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch Huyền Sác là những đặc trưng trọng yếu do thấp nhiệt gây bệnh, phép chữa phải thanh nhiệt lợi thấp giải tửu hòa Vị, dùng Cát hoa giải tình thang gia giảm.

Cái gốc của Phiên Vị do ứ huyết có những đặc điểm ngực bụng bị ứ nghẽn, nghẽn tắc cơ năng hòa giáng, ăn vào không tiêu hóa, Phiên Vị mửa ra, nặng hơn thì thổ huyết, tiện huyết, ứ huyết lưu trệ cho nên có đặc điểm ngực bụng nhói đau cự án. gặp ấm thì dịu, gặp lạnh bệnh tăng. Âm huyết không dồi dào, tân dịch không dâng lên cho nên họng khô miệng ráo mà khát hoặc chỉ muốn ngậm nước mà không muốn nuốt. Huyết ứ ruột khô, truyền đạo không lợi cho nên đại tiện khô ráo sáp trệ; chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền sắc là đặc trưng trong yếu của chứng ứ huyết. Điều trị theo phép hoạt huyết hóa ứ, hành khí giáng nghịch, thường chọn dùng Đào hạch Thừa khí thang làm hoàn với Phỉ chấp cho uống.

– Chứng Phiên Vị do âm hư huyết táo với chứng Phiên Vị do khí âm đều ĩuí: cả hai đều thuộc chứng hư nhiệt, là chứng Phiên Vị rất nặng. Phiên Vị do âm hư huyết táo, vị trí bệnh ở Hạ tiêu Can Thận, phần nhiều do phòng lao hư kiệt hoặc ăn bừa các món có mùi vị gay gắt, hoặc ưu tư uất giận đến nỗi tinh huyết khô cạn, cốc đạo không đều ăn vào không tiêu hóa đến nỗi Phiên Vi, đặc điểm chứng trạng chủ yếu là ăn nuốt sáp trệ, lâu thời gian lại lộn mửa ra, lại có kiêm các chứng trạng âm huyết hư tổn như đầu choáng mắt hoa, miệng khố Tâm phiền, hồi hộp ít ngủ, thể trạng gày còm, da dẻ khô khan, đại tiện táo kết… âm huyết khuy thì nhiệt từ trong sinh ra cho nên lưỡi đỏ tía ít rêu, mạch Tế Sác. Biện chứng điều trị trong lâm sàng cần phải nắm đặc điểm bệnh chứng nguyên nhân, cơ chế bệnh gây nên âm huyết khô cạn, khô rít cơ thịt, mà điều trị ở chỗ tươi nhuận hay khô khan, thường dùng bài Thông u thang.

– Phiên Vị do khí âm đều hư: Phần nhiều do sau khi bị nhiệt bệnh hoặc mửa kéo dài không khỏi, hoặc uống nhầm các loại thuốc ấm nóng táo gắt làm hại Phế VỊ, hao tổn khí âm gây nên. Vị dịch bất túc không có nước trong trong nồi, khó mà ngấu,nhừ đồ ăn, cho nên ăn vào lại lộn ra và kém ăn. Khí âm đều hư, khí không hóa dịch, cho nên kiêm các chứng môi khô miệng ráo, đại tiện táo kết, đoản hơi tự ra mồ hôi, hồi hộp ít ngủ, lưỡi đỏ ít rêu hoặc rêu lưỡi tróc mảng, mạch Hư Tế mà Sác điều trị theo phép ích khí dưỡng âm, giáng nghịch chống nôn, dùng phương Đại Bán hạ thang.

– Chứng Phiên Vị do trùng tích: Trùng ở trong thân thể, do hàn xâm lấn hỏa thúc bách nên không ở yên chốn, dãy dụa khuấy rối lên trên, Vị mất hòa giáng, ăn vào lại nôn ra, thậm chí mửa ra giun, Tâm phiền cồn cào lúc phát lúc ngưng thậm chí sinh chứng Quyết vì giun làm đau, mục Phiên Vị sách Trương thị y thông viết: Phiên Vị mà trong ngực cồn cào không yên, lúc phát lúc ngưng, người bệnh ảo não mà trên mặt có ban trắng, điều trị theo bệnh Trùng tích”, thường chọn dùng Liên mai an hồi thang hoặc Ô mai hoàn.

Ba chứng Phiên Vị, Ẩu thổ, Ế cách đều có chứng trạng mửa ra thực vật, cần chẩn đoán phân biệt.

Phiên Vị phần nhiều thuộc dương hư nhiễm lạnh, ăn uống không biến hóa, đặc điểm chứng trạng chủ yếu là ăn còn vào được mà thời gian lâu lại lộn mửa ra, sáng ăn tối mửa hoặc tối ăn sáng mửa. Ê cách phần nhiều thuộc loại kết khí không thư thái, âm hư huyết táo đặc điểm chứng trạng ở chỗ nuốt khó khăn, đồ ăn khó xuống, ăn vào mửa theo ngay hoặc sau khi ăn vào từ từ mửa ra. Điều trị Phiên Vị có thể bổ có thân nhiệt, còn dễ chữa, chứng Ê cách điều trị khó hơn. Nôn mửa thì bệnh ở thượng quản trách cứ vào Vị không thu nhận. Phiên Vị bệnh ở Hạ quản, trách cứ vào Tỳ không nghiền tan biến hóa. Chứng Âu thổ, phần nhiều là thực chứng, phát bệnh gấp và dữ dội, ăn vào thì mửa. Chứng Phiên Vị chủ yếu là hư hàn, bệnh phần nhiều dằng dai.

Trích dẫn y văn

  • Mạch thốn khẩn xích sắc, người bệnh ngực đầy không ăn được mà mửa, vật mửa ra ở phía dưới cho nên ăn không được, nếu như bệnh không dứt đó là Phiên Vị cho nên xích mới hay sắc (Bị cấp Thiên kim yếu phương – Phiên Vị).
  • Ản uống không điều độ, thức lạnh hại Tỳ, Vị tuy thu nạp mà Tỳ không chịu chuyển vận cho nên mửa… Nếu tổn thương nặng lại thêm tổn hại do lục dục thất tình, thì chất ẩm tích chứa ở Trung tiêu khiến người ta sáng ăn tối mửa gọi là Phiên VỊ. Đó là Tỳ khí quá hư không khả năng kiện vận (Biển Thước Tâm thư – Ẩu thổ Phiên Vị).
  • Chứng Phiên Vị gốc ở Vị… phần nhiều do Vị khí nghịch từ trước uống rượu quá mức bị tổn hại, hoặc tích chứa phong hàn, hoặc do ưu tư chuốc vạ, hoặc do tức giận ức uất, túc trệ cố kết, tích tụ lãnh đàm quấy rối Tỳ VỊ, Vị yếu không tiêu mòn đồ ăn, nên biến thành chứng này (Kỳ hiệu lương phương – Phiên Vị môn).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận