Trang chủChứng trạng Đông yMiệng mắt méo xếch - Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Miệng mắt méo xếch – Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Miệng mắt méo xếch còn gọi là “Diện nan”, “Điếu tuyến phong”, “Lịch thư phong”, biểu hiện chứng trạng là miệng mắt là méo xếch không nhắm kín, ngậm kín.

Chứng này trong sách Linh khu gọi là “Khẩu oa”, “Tích”, “Thốt khẩu tích”. Sách Kim quỹ yếu lược gọi là “Oa tích”, sách Chư bệnh nguyên hậu luận thì có mục “Phong khẩu oa hậu”, đến đời Tống mới có tên gọi “Khẩu nhãn oa tà”. (Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận). Sách Y học cương mục thì gọi chứng này là “Lệ”, từ đó về sau cáe tác phẩm của nhiều thầy thuốc đa số gọi là “Khẩu nhãn oa tà”.

Chứng Khẩu nhãn oa tà (miệng mắt méo xếch) người xưa phần nhiều xếp ở dưới mục Trúng phong. Vì Trúng phong có trúng kinh lạc, trúng tạng phủ khác nhau. Phong trúng kinh lạc thì chỉ thấy miệng mắt méo xếch còn phong trúng tạng phủ thì miệng mắt méo xếch phần nhiều kèm theo các chứng ngã lăn, hôn mê đột ngột bất tỉnh nhân sự. Mục này giới thiệu chủ yếu là loại Miệng mắt méo xếch do trúng kinh lạc và loại Miệng mắt méo xếch do di chứng Trúng phong cho đến những nguyên nhân khác dẫn đến miệng mắt méo xếch, còn ngoài ra không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Miệng mắt méo xếch do phong tà từ ngoài xâm phạm. Có chứng Miệng mắt méo xếch đột ngột vùng mặt có cảm giác lạ thường kiêm các chứng đau đầu tắc mũi, cổ gáy căng cứng, cơ vùng mặt co giật, mạch Phù, rêu lưỡi hắng mỏng.
  • Miệng mắt méo xếch do Can phong nội động: Có chứng Miệng mắt méo xếch đột ngột từng cơn, vùng mặt đỏ bừng chân tay tê dại, gốc tai đau trướng, choáng váng kịch liệt, đầu nặng chân nhẹ, mạch Huyền Sác có lực, lưỡi đỏ sạm, rêu lưỡi vàng hoặc ít rêu, thiếu tân dịch.
  • Miệng mắt méo xếch do Can khí uất kết: Có chứng Miệng mắt méo xếch, thường xuất hiện theo sự kích thích tinh thần, kiêm chứng thở dài, ngực sườn đầy tức không muốn ăn uống, đau buồn muốn khóc mạch Huyền, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Miệng mắt méo xếch do khí huyết đều suy: Có chứng Miệng mắt méo xếch, cơ mặt nhão, mi mắt vô lực, thiếu khí biếng nói, mạch Tế vô lực, chất lưỡi nhợt non, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Miệng mắt méo xếch do phong đờm ngăn trở đườnglạc: Có chứng miệng mắt méo xếch, cơ mặt tê dại, nói năng không rõ, trong họng có tiếng đờm khò khè thể lưỡi có cảm giác cứng chắc, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Hoãn, rêu lưỡi trắng nhớt.

Phân tích

  • Chứng Miệng mắt méo xếch do phong tà từ ngoài xâm phạm: Vì phong tà ẩn náu ở mạch lạc Dương minh vùng mặt khiến cho sự vận hành của khí huyết trái thường, lạc mạch không được nuôi dưỡng cho nên xuât hiện miệng mắt méo xếch. Nhưng lâm sàng có phong hàn, phong nhiệt, phong thấp khác nhau, điểm chung của ba loại này là đột ngột phát sinh miệng mắt méo xếch, có triệu chứng ngoại cảm rõ rệt, mạch Phù, rêu lưỡi trắng mỏng. Điểm khác nhau là: người bị phong hàn thì cơ mặt bên bị bệnh căng rút hoặc đau, bì phu thấy dầy ra và cứng chắc. Người bị chứng phong nhiệt thì cơ mặt nhẽo, bì phu có cảm giác nóng bừng. Người bị chứng phong thấp thì cơ mặt bị sưng, mi mắt hơi bị nề. Điều trị chứng phong hàn nên sơ phong tán hàn dùng phương Cát căn thang gia giảm. Điều trị chứng phong nhiệt nên sơ phong tán nhiệt chọn dùng phương Sài Cát giải cơ thang. Điều trị chứng phong thấp nên sơ phong tán thấp dùng phương Khương hoạt thắng thấp thang.
  • Chứng Miệng mắt méo xếch do Can phong nội động: Can là cương tạng thể âm dụng dương. Nếu cáu giận khí nghịch. Can dương hóa phong xông lên vùng mặt làm tổn hại lạc mạch của Dương minh co kéo khuyết bồn vùng má liền xuất hiện miệng mắt méo xếch, thậm chí cơ bắp vùng mặt giật động hoặc cơ thịt nhấp nháy. Tuy nhiên chứng này với loại miệng mắt méo xếch do ngoại phong xâm phạm đều phát cơn đột ngột nhưng một loại là Nội phong, một loại là Ngoại phong. Nội phong có dấu hiệu báo trước Can phong nội động như vốn có chứng choáng váng tai ù hoặc chân tay’tê dại. Ngoại phong còn có thể thấy biểu chứng. Còn Nội phong thì mạch phải Huyền.

Ngoại phong mạch phần nhiều Phù. Nội phong phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi. Ngoại phong phần nhiều gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Điều trị Nội phong chủ yếu phải “Dẹp phong”. Điều trị Ngoại phong chủ yếu phải “Sơ tán” cho nên điều trị Can phong nội động nên dùng phép bình Can dẹp phong, chọn dùng phương Thiên ma câu đằng ẩm hoặc Linh giác câu đằng thang.

  • Chứng Miệng mắt méo xếch do Can khí uất kết: Chứng này phần nhiều gặp ở người tinh thần buồn bực, phần nhiều hay lo sầu nữ tính, trước khi mắc bệnh thường có dụ nhân rõ rệt hoặc có việc tranh chấp với người khác, hoặc tự bản thân lo nghĩ bất toại, hoặc mắt thấy tai nghe những điều không vui dẫn đến Can khí bực tức, lạc mạch Dương minh bất hòa xuất hiện miệng mắt méo xếch. Đặc điểm lâm sàng là: trước khi phát hiện tinh thần không vui, sau khi phát bệnh biểu hiện tâm tình khổ sở, thần chí trì trệ hoặc rên khóc nức nở, cơ mặt có lúc giật động thường dùng châm thích vàọ huyệt Nhân trung, méo xếch có thể đạt tới bình thường, điều trị theo phép thư Can giải uất điều hòa mạch lạc cho uống ức Can tán.
  • Chứng Miệng mắt méo xếch do khí huyết đều suy. Khí chủ về sưởi ấm, huyết chủ về mềm mại, huyết chủ âm thuộc tĩnh, khí thuộc dương chủ động. Khí hư không dẫn lên vùng mặt cũng khó mà tưới nhuận Dương minh, cơ bắp vùng mặt mất đi sự ôn dưỡng khí huyết, xuất hiện miệng mắt méo xếch, chứng này phần nhiều gặp ở di chứng sau khi Trúng phong hoặc là sau khi đẻ và sau khi mắc tật bệnh khác. Lâm sàng không thể xem xét hàn nhiệt và cũng không có hiện tượng chắc chắn về phong, phải căn cứ vào những triệu ‘chứng dĩ vãng và kèm theo các chứng trạng thiểu khí biếng nói, thân thể khốn đốn hay nằm, cơ mặt nhão, mạch Tế, lưỡi nhợt mới có thể chẩn đoán là chứng khí huyết đều suy. Nếu nghiêng về Khí phận bị suy điều trị theo phép bổ khí hoạt huyết giải Kính, chọn dùng phương Bổ dương hoàn ngũ thang chiêu với Nhị trùng tán. Nếu nghiêng về Huyết phận bị suy thì nên dưỡng huyết khư phong dùng phương Đại Tần giao thang. Nếu khí huyết đều suy thì nên đại bổ khí huyết dùng phương Thập toàn đại bổ thang hoặc phối hợp với châm cứu mà điều trị.
  • Chứng Miệng mắt méo xếch do phong đờm ngăn trở đường lạc: Thể trạng vốn khí hư, lại có đàm ẩm phục sẵn hoặc là khí uất quấy rối đờm, đơm động sinh phong. Hoặc là ngẫu nhiên gặp phong hàn, phong xâm phạm làm đờm bị động, phong và đàm câu kết với nhau len lỏi vào kinh lạc, quấy rối lên vùng mặt, lạc mạch của Dương minh bị úng trệ không lợi nên phát sinh miệng mắt méo xếch. Đơm ẩm phục ở bên trong thường xảy ra ở thể trạng người béo mập, mắt không có thần thái, sắc mặt tối trệ hoặc mắt bị thâm quầng, hoặc mi mắt nề nhẹ, hoặc mặt nổi những vết bẩn không sạch, thể lưỡi to mập, rêu lưỡi trơn nhuận. Đặc điểm biện chứng là: cơ ở bên bị bệnh tê dại như có sâu bò, hàm răng cắn chặt kiêm các chứng đầu choáng, mắt hoa, nôn ọe, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt, điều trị theo phép hóa đàm khư phong, khai thiếu thông lạc, chọn dùng phương Thanh châu bạch hoàn tử hoặc Đạo đàm thang gia giảm.

Điều trị miệng mắt méo xếch bằng phương pháp châm cứu có đặc điểm đơn giản thuận tiện tiết kiệm có hiệu quả, tổng hợp những kinh nghiệm xử phương dùng huyệt của người xưa xin giới thiệu hai loại kinh nghiệm có hiệu quả khá tốt như sau:

  1. Dùng những huyệt vị ở kinh mạch của 6 kinh dương lưu trú ở vùng mặt là chủ yếu.
  2. Kinh Túc Dương minh ở vùng mặt với kinh cân phân bố rất rộng vì vậy người xưa lấy huyệt ở Kinh Dương minh làm chủ yếu. Các huyệt thường dùng là Giáp xa, Địa thương, Thủy câu, Hạ quan, Tứ bạch, Dương bạch, Thái dương, Nghinh hương, Thừa tương, E phong, Phong trì, HỢp cốc, Toản trúc. Dùng thấu huyệt gồm có: Địa thương thấu Giáp xa, Dương bạch thấu Ngư yêu, Toản trúc thấu Tinh minh, Nghinh hương thấu Tứ bạch, Nhân trung thấu Địa thương, Thừa tương thấu Địa thương; Trong đó dùng Địa thương thấu huyệt là rất tốt. Nhưng sử dụng thấu huyệt hết sức tránh đầu kim lọt khỏi ngoài da và việc tiêu độc cần nghiêm túc.

Miệng mắt méo xếch trên lâm sàng không phải là bệnh hiếm thấy, điều trị phần nhiều là khỏi hẳn. Nếu là người bị bệnh lâu ngày, thể trạng hư yếu, khí huyết bất túc nên phối hợp thuốc ích khí dưỡng huyết, dẹp phong hoạt lạc bổ tả cùng dùng, nhưng đừng lạm dụng phong dược sợ nó cay ráo thương âm. cần thiết phải dẹp phong trấn kính có thể trên cơ sở biện chứng thi trị cho uống thêm Khiên chính tán. Nếu điều trị sai lầm hoặc lỡ cơ hội thì vùng mặt khó mà hồi phục nguyên dạng hoặc biến thành cơ thịt ở vùng mặt co giật kế phát hoặc nhăn nheo. Người xưa qua thực tiễn lâm sàng lâu dài quan sát thấy chứng Miệng mắt méo xếch là một dấu hiệu báo trước của Trúng phong, vì vậy tích cực điều trị miệng mắt méo xếch không những có thể tiêu trừ được nỗi đau khổ của người bệnh mà đối với phát sinh Trúng phong cũng có tác dụng phòng ngừa tích cực.

Trích dẫn y văn.

  • Mạch của Túc Dương minh Vị… sở sinh bệnh là… miệng méo (Linh khu – Kinh mạch thiên).
  • Gân của Túc Dương minh… bị bệnh… đột nhiên liệt mặt (Linh khu – Kinh cân).
  • Phong tà phạm vào các kinh Túc Dương minh. Thủ Dương minh gặp hàn thì gân ở má co kéo cho nên méo miệng nói không chuẩn, mắt không nhìn được bình thường.

Xem mạch thấy Phù mà Trì thì chữa được (Chư bệnh nguyên hậu luận – Phong bệnh chư hậu).

  • Chứng Phì phong miệng mắt méo xếch phải phân biệt hàn nhiệt, ở kinh thì nói: “Kinh của Túc Dương minh dẫn đến khuyết bồn và má, méo miệng đột ngột, có kéo thì mắt không nhắm được, nhiệt thì gân chùng ra, mắt không mở được. Gân ở má gặp lạnh thì căng kéo mà lệch miệng gặp nhiệt thì gân nhẽo ra chùng lại không có được cho nên méo”. Đây là phân biệt hàn nhiệt của bệnh, nói đến sự hoãn cấp của gân nhưng huyết khí không suy thì dẫu nhiệt cũng chưa đến nôi chùng, dẫu hàn cũng chưa chắc đã căng, tất cả đều biết đó là khí huyết suy gây nên (Cảnh Nhạc toàn thư – Phí phòng).
  • Hoặc nói là bán thân bất toại đã là không do phong thế thì tại sao còn miệng mắt méo xếch? Tôi nói: Người xưa đặt ra cái tên méo xếch, tất cả là tại lý do lâm sàng không xem xét kỹ, miệng mắt méo xếch không hoàn toàn là méo xếch mà gây nên lệch nửa bên mắt không có khí, không có khí thì nửa bên mắt thu hẹp lại. Một mắt không có khí lực thì không mở tròn được, góc nhỏ của mắt nhíu lại nửa bên miệng không có khí lực cũng không mở được, cơ nhai nhíu lại trên dưới trái nhau nhìn thấy giống như méo, thực ra không phải là méo trái hay méo phải… (Y lâm cải thác -Khẩu nhãn lịch tà biện).
  • Lại nói miệng mắt méo xếch tất cả là do nửa mi mắt không có khí hay sao? Tôi nói: Trên kia chỉ bàn về nửa người bất toại. Nếu là người khỏe mạnh sẽ không bán thân bất toại, đột ngột miệng mắt méo xếch đó là chứng bị phong tà làm nghẽn trệ kinh lạc. Kinh lạc bị phong tà nghẽn trệ khí tất nhiên không đạt lên trên, khí không đạt lên đầu mặt cũng không thể làm thành bệnh miệng mắt méo xệch, dùng thang thuốc thông kinh lạc tán phong chỉ một ấm mà khỏi không phải là dùng phương thuốc để chữa bán thân bất toại.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây