Lưỡi tía, tía đỏ, tía xanh – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Lưỡi có sắc tía hoặc có sắc đỏ hơi tía tối mà không tươi, hoặc trong sắc tía có lẫn sắc xanh mà trơn nhuận đều gọi là chứng Lưỡi tía.

Chứng lưỡi tía rất dễ lẫn lộn với hai chứng Lưỡi đỏ tía và Lưỡi xanh. Trong các y thư cổ đại có nhận định lưỡi tía là một bước phát triển của chứng lưỡi đỏ tía, có khi vì chủ bệnh của chứng Lưỡi tía với chứng Lưỡi xanh có chỗ tương tự nên quy vào một loại; cũng có nhận định cho là sắc xanh thuộc hàn sắc tía thuộc nhiệt mà tách ra làm hai.

Căn cứ vào quan sát lâm sàng hình thành chứng Lưỡi tía có khi từ mầu đỏ tía phát triển thêm một bước mà thành lưỡi tía đỏ. Có khi từ lưỡi hơi trắng nhạt chuyển biến thành trong tía có mầu xanh mà thành lưỡi xanh tía. Nói lên lưỡi tía có biểu hiện tía ngả về đỏ tía, hoặc tía ngả về xanh khác nhau. Vì cơ chế hình thành hai loại này không giống nhau, ý nghĩa lâm sàng cũng khác nhau nên phân biệt lưỡi đỏ tía đơn thuần với lưỡi xanh khác nhau.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Lưỡi tía do huyết phận nhiệt độc: Phần nhiều gặp ở bệnh ôn nhiệt thuộc giai đoạn nhiệt vào huyết phận, Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: chất lưỡi tía mà hơi đỏ tía, sốt cao phiền táo thậm chí hôn mê nói sằng, ban chẩn tía đen hoặc thổ huyết, nục huyết mạch Hồng Sác.
  • Lưỡi tía do hàn tà trực trúng: Phần nhiều gặp ở chứng âm hàn nội thịnh, Thương hàn trực trúng tam âm. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: lưỡi tía mà hơi xanh, thân thể lạnh run rẩy, tứ chi quyết lạnh, đau bụng thổ lợi hoặc tay, chân và móng tay chân môi có sắc xanh, mạch Trầm Trì thậm chí Trầm Phục không nổi.
  • Lưỡi tía do ứ huyết tích ở trong: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: chất lưỡi tía mà kiêm mầu tro tối xám, không tươi hoặc trong bụng có kết khôi kiêm trướng đau chủ yếu là đau nhói, nơi đau cố định không di chuyển, mặt xạm gầy gò, da dẻ tróc vẩy, mạch Tế Sác.
  • Lưỡi tía do tửu độc nung nấu ở trong: Phần nhiều thấy ở người nghiện rượu nặng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu chất lưỡi tía, thể lưỡi sưng to, rêu lưỡi teo khô, mặt đỏ môi tía, miệng đắng lưỡi khô, nôn ọe kém ăn, bụng bĩ trướng tiểu tiện không lợi mạch Huyền Sác.

Phân tích

  • Chứng Lưỡi tía do huyết phận nhiệt độc với chứng Lưỡi tía do hàn tà trực trúng: Hai chứng đều thấy lưỡi tía nhưng một thuộc nhiệt, một thuộc hàn rõ ràng là khác nhau. Bàn theo nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân bệnh huyết phận nhiệt độc là do nhiệt tà thường phát sinh ở bệnh ôn nhiệt, doanh nhiệt không giải, nhiệt tà vào sâu huyết phận, nhiệt sâu độc thịnh bức huyết đi càn, lưỡi có sắc tía là đặc trung của huyết nhiệt quá thịnh như sách Thiệt giám biện chính viết: “Sắc tía khắp lưỡi là tạng phủ đều nhiệt cực”. Nguyên nhân bệnh của chứng hàn tà trực trúng là hàn tà. Hình thành chứng này hoặc do thể trạng vốn hư hàn lại nhiễm hàn tà hoặc do Thương hàn lỡ cơ hội điều trị chữa nhầm chuyển thành, như điều 279 sách Thương hàn luận viêt: Vốn thuộc Thái dương bệnh, thầy thuốc lại dùng thuốc hạ vì thế bụng có lúc đau bệnh thuộc Thái âm” Hàn tà trực trúng thì kinh huyết ngưng trệ như Tố vấn – Cử thống luận viết: “Hàn khí vào kinh mà chậm chạp dồn lại không lưu thông.chất lưỡi vì thế tía mà hơi xanh, sách Thương hàn thiệt giám viết: Lưỡi tía nhạt nổi gân xanh đó là hàn tà trực trúng Quyết âm thuộc chứng chân hàn” Sách Thiệt giám biện chính viết: “Lưỡi tía nhạt hơi xanh, xanh tía không rêu phần nhiều có ánh nước trơn nhuận mà gầy nhỏ, đó là Thương hàn trực trúng Can Thận thuộc âm chứng”. Nhận xét từ biểu hiện lâm sàng: Chứng lưỡi tía do huyết phận nhiệt độc phần nhiều từ lưỡi đỏ tía phát triển mà ra. Vì thế lưỡi tía hơi đỏ tía hoặc kèm vết nứt, rêu khô quắt nổi gai đồng thời kiêm các chứng trạng nhiệt sâu độc thịnh động huyết như nói xằng, ban chẩn, thổ nục… chứng Lưỡi tía do Thương hàn trực trúng phần nhiều từ lưỡi trắng nhợt mà diễn biến ra. Vì vậy lưỡi nhợt tía hơi xanh, bề mặt lưỡi trơn nhuận ít rêu, đồng thời kiêm các hiện tượng hàn như sợ lạnh, tứ chi quyết lạnh, mạch Trì.

Lại từ phương diện điều trị mà nói: Cả hai đều là chứng nguy hiểm cần phải kịp thời chạy chữa. Điều trị chứng huyết phận nhiệt độc đũng như Diệp Thiên Sĩ thường nói: “ Vào huyết còn sợ hao huyết, động huyết cần nên lương huvết tán huyết ngay”. Nên theo phép lương huyết giải độc dùng các phương Tê giác địa hoàng thang, Thần tê đan, Điều trị chứng hàn tà trực trúng nên theo phép hồi dương cứu nghịch ngay dùng các phương Tứ nghịch thang, Hồi dương cứu cấp thang.

  • Chứng Lưỡi tía do ứ huyết tích ở trong: Có hai nguyên nhân: Một là vốn có ứ huyết lại bị tà nhiệt ấp ủ ở trong kinh mạch ứ trệ như Ôn nhiệt luận của Diệp Thiên Sĩ viết” “Nhiệt truyền doanh huyết người bệnh vốn có tổn thương huyết ứ ở hung cách kiêm nhiệt cùng tranh giành nhau thì sắc lưỡi tất phải tía mà tối sờ vào thấy ướt”. Hai là do tình chí uất kết hoặc do hàn thấp ngưng tụ khiến cho tạng phủ mất hòa, khí huyết ứ trệ lâu ngày ú tích thành hòn cục xuất hiện chứng lưỡi tía tức là có ứ huyết tích ở trong. Yếu điểm biện chứng là: Lưỡi có sắc tía hơi có màu tro tối sạm không tươi, ven lưỡi kèm theo nốt ứ huyết, sách Thông tục Thương hàn luận đôi với loại ứ huyết tích ở trong tạo nên chất lưỡi tía phân tích chứng hậu khá rõ: “Lưỡi thấy sắc tía tất cả là do bị ứ ở đường lạc của tạng Can, vì nhiệt mà ứ thì lười phải tía sẫm mà đỏ hoặc khô hoặc quắt, vì hàn mà ứ thì lưỡi phần nhiều tía nhạt hơi xanh hoặc tối hoặc trơn”. Thật là phân tích khá rõ, Điều trị chứng ứ huyết tất cả là đại pháp hoạt lạc hóa ứ dùng các phương như Cách hạ trục ứ thang. Huyết phủ trục ứ thang. Nếu có hòn khối thì hóa ứ và mềm chất rắn cùng dùng. Nếu kiêm doanh nhiệt có thể gia các loại Đan bì, Sinh địa, Nếu thêm khí trệ thì gia các vị Ô dược. Hương phụ để hành khí.
  • Chứng Lưỡi tía do tửu độc ấp ủ ở trong: Lý Đông Viên viết trong Tỳ vị luận – Tửu thương bệnh luận: “ Rượu là thứ rất nóng và có độc, khí và vị đều thuộc dương đó là vật vô hình”. Nếu nghiện rượu kéo dài thành chứng Tích, hoặc uống bừa bãi thỏa tích, tửu độc với thấp trọc uất tích ở trong cơ thể, Tỳ vị bị quấy phá, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tửu độc xông lên Tâm. Sách Thiệt giám viết: “Tửu độc lưu đọng ở Tâm bào ẩn náu ở kinh lạc, huyết khí không dâng lên để nuôi dưỡng huyết, hoặc là sau khi uống rượu lại uống quá miệng nước lạnh làm cho dư độc của rượu xông lên kinh lạc, vị của rượu lọt vào Tâm, tuy đã ra mồ hôi nhưng trong Tâm bào lạc vẫn còn độc rượu chưa hết đều có thể làm cho lưỡi sắc tía. Lâm sàng có thể thấy lưỡi sưng to, sắc tía sẫm, khô ráo ít tân dịch, bề mặt lưỡi khô quắt nổi gai và các chứng trạng Tỳ Vị thấp trọc nghẽn ở trong như đắng miệng buồn nôn vùng bụng bĩ đầy… Điều trị nên thanh nhiệt giải tỉnh chọn dùng phương Cát hoa giải tỉnh thang gia Hoàng cầm, Hoàng liên.

Những trình bầy trên đây, chứng Lưỡi tía có hàn nhiệt có ứ huyết, tửu độc khác nhau, căn cứ vào biểu hiện khác nhau của sắc lưỡi và đặc điểm lâm sàng thì phân biệt không khó. Lại như một số người bệnh tuy được thầy thuốc kiểm tra, vì thời gian thè lưỡi quá dài, lại dùng sức quá đáng khiến cho bề mặt lưỡi gặp trạng thái căng thẳng cũng có thể xuất hiện lưỡi tía, khi lưỡi rụt vào thì mầu sắc giảm,

Vì thế khi chúng ta khám xét sắc lưỡi nên yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi nhẹ nhàng không nên dùng sức để tránh tạo nên hiện tượng giả dẫn đến chẩn đoán sai lầm.

Trích dẫn y văn

Chứng Lưỡi tía ở giữa đỏ sưng khô quắt là sau khi bị ôn nhiệt bệnh, dư tà chưa sạch lại vi phạm rượu thịt quá nhiều, tà nhiệt tụ lại gây nên rất nhiều trường hợp chết đột ngột, bởi vì đó là nội bế ngoại thoát. Gặp tình huống này nên dùng ngay thang Đại Sài hồ để lợi nhẹ. Nếu phiền táo quyết nghịch và mạch Phục, trước tiên hãy cho uống Chỉ thực lý trung, sau đó mới cho uống Tiểu Thừa khí (Thiệt thai thống chí).

Người có thai mà lưỡi tía xanh, đó là thai bào bị nhiệt xông lên gây nên, cho uống Hoàng liên giải độc thang. Nếu nhầm thuốc thì cả mẹ con đều bị nguy vì lưỡi tía mà kiêm sắc xanh là nhiệt, lưỡi xanh mà kiêm sắc tía là hàn (Quốc y thiệt chẩn học).

Nếu thấy thể trạng lưỡi tía mà khô rít, miệng khát môi xe, bên ngoài lại có chứng Thiếu âm đó là Thận âm bất túc, thủy ở trong Khảm suy sụp chủ yếu phải tráng thủy dùng các loại như Lục vị ẩm, Nhất âm tiễn, Nếu kiêm nói sảng, tinh thần hôn mê lại nên điều trị theo Thủ Thiếu âm điều trị nên thanh đàm hỏa dùng các loại như Sinh địa,

Đan sâm, Phục linh, Xuyên bối, Xương bồ, Câu đằng, Thiên trúc hoàng… (Biện thiệt chỉ nam).

– Bất cứ là Thương hàn tạp chứng, nếu thấy lưỡi sắc tía như gan lợn, khô táo không có chút tân dịch nào, đó là Thận dịch đã cạn. Lỵ tật mà thấy loại rêu lưỡi này là Vị âm đã kiệt tất chế (sách đã dẫn).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận