Trang chủChứng trạng Đông yĐầu vậng - Triệu chứng bệnh Đông y

Đầu vậng – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Đầu vậng là chỉ mắt nhìn mọi vật tối sầm, xoay chuyển, tròng trành như ngồi trong thuyền, trong xe. Nghiêm trọng hơn hễ mở mắt ra là thấy trời đất quay tròn, đứng ngồi không vững, trong lúc phát bệnh thì buồn nôn, thậm chí ngã lăn.

Chứng này trong các y thư cổ ghi rất nhiều tên. Tố vấn thì gọi là “Đầu huyễn”, “Trạo huyễn”, “Tuần mông triêu vưu”. Sách Linh khu thì gọi là “Huyễn mạo”, “Mục huyễn”, “Tuần phọc”. Sách Kim quỹ yếu lược thì ghi các tên “Mạo huyễn”, “Điên huyễn”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận gọi là “Phong huyễn”. Sách Thánh huệ phươĩig gọi là “Đầu toàn”. Tam nhân phương gọi là “Huyễn vậng”. Tế sinh phương gọi là “Huyễn vận”. Từ đời Thanh trở xuống phần nhiều gọi là “Huyễn vậng” hoặc “Đầu vậng”.

Có trường hợp trước tiên là hoa mắt rồi sau mới choáng đầu gọi là “Mục huyễn”. Có trường hợp trước tiên là đầu choáng rồi sau mới hoa mắt gọi là “Điên huyễn”. Đầu vậng nặng thì trước mắt như có quầng đen gọi là “Huyễn mạo”. Những bệnh danh của chứng này về bản chất không khác nhau mấy, cho nên đều tập trung vào thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Đầu vậng do phong hỏa quấy rối ở trên: Có chứng đầu choáng váng trướng đau, phiền táo dễ cáu giận, hễ cáu giận thì đau kịch liệt hơn, mặt đỏ, tai ù, kém ngủ hay mê, miệng khô và đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác.
  • Đầu vậng do âm hư dương cang: Có chứng đầu choáng, mắt khô rít, Tâm phiền mất ngủ hay mê hoặc có mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, khô miệng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Huyền Tế.
  • Đầu vậng do Tâm Tỳ huyết hư. Có chứng đầu choáng mắt hoa, hễ lao tâm thái quá thì bệnh nặng hơn, hồi hộp, tinh thần mỏi mệt, đoản hơi yếu sức, mất ngủ, kém ăn, sắc mặt không tươi, môi lưỡi đỏ nhợt, mạch Tế Nhược.
  • Đầu vậng do trung khí bất túc: Có chứng đầu choáng váng, hay nằm, khi đứng hoặc ngồi thì choáng váng nặng hơn, quá mệt nhọc cũng có thể phát bệnh, mệt mỏi, biếng nói, thiếu khí vô lực, tự ra mồ hôi, kém ăn, đại tiện nhão, lưỡi nhợt mạch Tế.
  • Đầu vậng do Thận tinh bất túc: Có chứng đầu choáng váng, ù tai, tinh thần ủy mị, kém trí nhớ, mắt hoa, lưng gổì mềm yếu, di tinh dương nuy, lưỡi quắt mầu đỏ nhợt, mạch Trầm Tế, xích bộ Tế Nhược.
  • Đầu vậng do đơm trọc nghẽn ở trong: Có chứng choáng váng nặng đầu. Hung cách đầy tức, nôn mửa buồn nôn, không thiết uống ăn, chân tay nặng nề, có khi thích ngủ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Hoạt hoặc Huyền Hoạt.

Phân tích

  • Chứng Đầu vậng do phong hỏa quấy rối ở trên:Tốvấn – Chí chân yếu đại luận có viêt: “Các chứng phong quay cuồng đều thuộc Can”. Chứng này phần nhiều vốn dương thịnh hỏa vượng. Can dương găng ở trên, hoặc thường xuyên cáu giận, uất ức mệt mỏi khí uất hóa hỏa hao thương Can âm đến nỗi phong dương nội động, phong hỏa quấy rối ở trên gây nên. Tố vấn – Huyền cơ nguyên bệnh thức – Ngũ vận chủ bệnh có viết: “Phong hỏa đều thuộc dương phần nhiều là kiêm hóa, dương chủ động, hai cái động trọi nhau sẽ làm cho quay cuồng”. Phong hỏa quấy động ởtrên thì đầu mắt choáng váng và trướng đau. Giận thì Can hỏa càng mạnh cho nên đầu choáng và đau càng nặng, phong hỏa quấy rối Tâm thần thì phiền táo hay cáu giận, ít ngủ hay mê, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác đều là chứng hậu do phong hỏa quá thịnh. Điều trị nên thanh hỏa dẹp phong, bình Can tiềm dương dùng phương Thiên ma Câu đằng ẩm. Nếu Can Đởm nhiệt nặng miệng mũi phá lở, tiểu tiện sẻn đỏ nên thanh tả cái hỏa ở Can Đởm dùng phương Long đởm tả Can thang. Từ trung niên trở lên mà bị phong hỏa choáng váng thì nên cảnh giác có dấu hiệu báo trước trúng phong hay không mà phòng chữa kịp thời.
  • Chứng Đầu vậng do âm hư dương cang với chứng Đầu vậng do phong hỏa quấy rối ở trên: Cả hai đều có hiện tượng dương cang như choáng váng, Tâm phiền, ít ngủ; nhưng loại sau ngả về Thực, loại trên ngả về Hư. Âm hư dương cang là do bình thường vốn Thận âm bất túc, hoặc bệnh nhiệt, bệnh lâu ngày thương âm, âm tân bất túc thủy không hàm mộc đến nỗi Can dương cang ở trên, chủ yếu là do âm hư. Âm địch bất túc, mắt không được nhu nhuận cho nên đầu choáng mà mắt khô rít. Thận âm bất túc, Tâm Thận bất giao thì Tâm phiền mất ngủ trong giấc ngủ hay mê. Âm hư sinh nội nhiệt cho nên lòng bàn tay chân nóng, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác đều là hiện tượng âm hư nội nhiệt. Chứng này lây các chứng trạng choáng váng, mắt khô lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có rêu làm đặc điểm. Điều trị theo phép bổ âm bình Can chống choáng váng dùng phương Cúc hoa thược dược thang hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
  • Chứng Đầu vậng do Tâm Tỳ huyết hư với chứng Đầu vậng do trung khí hất túc: Cả hai đều là Hư chứng. Loại trên phần nhiều do khí huyết đều hư, loại sau chủ yếu là khí hư. Tâm chứa thần mà chủ về huyết mạch, Tỳ thông huyết mà chứa ý. Trường hợp iao Tâm thái quá, tư lự vô cùng đều có thể dẫn đến tổn thương Tâm Tỳ, suy hao khí huyết. Hoặc là sau khi ốm nặng, sau khi mất huyết nhiều cũng làm cho khí huyết bất túc như “Huyết là sự phôi ngũ với khí, khí được tươi đẹp là nhờ ở huyết. Các chứng thổ nục băng lậu sau khi đẻ và vong âm… đó là những loại Huyễn vậng do huyết hư gây nên”. Khí huyết suy hao không làm tốt đẹp lên đầu mắt cho nên đầu choáng mắt hoa. Huyết hư thì hồi hộp, tinh thần mệt mỏi khó đi vào giấc ngủ, sắc mặt không tươi, môi lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược. Chứng Đầu vậng thường gặp khi lao tâm thái quá mà nặng hơn, điều trị nên bổ khí huyết ích Tâm Tỳ, điều trị bằng phương Quy Tỳ thang. Đầu vậng do trung khí bất túc phần nhiều không do mất huyết mà do lao lực quá độ, nguyên khí bị tổn thương hoặc vốn có bệnh sử Tỳ Vị hư yếu, trung khí bất túc như Linh khu – Khẩu vấn có viết: “Khí ở trên bất túc làm cho não không được đầy, tai sẽ bị ù, đầu sẽ quay cuồng và mắt hoa”. Khí hư thì thanh dương không bcíc lên làm cho đầu choáng tai ù, đầu lảo đảo muốn nằm, mệt mỏi biếng nói, thiểu khí vô lực, kém ăn đại tiện nhão. Điều trị nên bổ trung ích khí, chủ yếu dùng phương Bổ trung ích khí thang.
  • Chứng Đầu vậng do Thận tinh bất túc: Thận chứa tinh sinh ra tủy là cái gốc của tiên thiên. Tiên thiên bất túc hoặc ở người cao tuổi Thận khí suy yếu hoặc phòng lao quá độ Thận tinh suy hao. Não là bể của tủy, Thận tinh suy hao thì bể của tủy bất túc cho nên đầu choáng. Linh khu – Hải luận có viết: “Tủy hải bất túc thì não quay cuồng, ù tai, chân mỏi choáng váng mắt không nhìn thấy gì, lười biếng chỉ muốn nằm yên. Đầu choáng lâu ngày khó khỏi lại có chứng tinh thần mệt mỏi hay quên, tai ù mắt hoa, lưng đùi yếu mỏi, di tinh dương nuy, xích mạch Tế Nhược là những hiện tượng Thận hư. Điểm khác nhau với chứng Đầu choáng do âm hư hỏa vượng ở chỗ, chứng này lòng bàn chân tay nóng, Tâm phiền mất ngủ là hiện tượng âm hư hỏa vượng rất rõ. Điểm phân biệt với chứng Đầu choáng do trung khí bất túc là ở chứng này thì có những đặc trưng Thận hư như: lưng đùi yếu mỏi, di tinh dương nuy. Điều trị chứng này nên bổ Thận điền tinh chủ trị bằng phương Tả quy hoàn. Nếu nguyên dương ở trong Thận bất túc kiêm chứng sợ lạnh chân tay lạnh, lưỡi nhợt mạch Trầm Vi nên ôn bổ Thận dương chủ trị bằng phương Hữu quy hoàn.
  • Chứng Đầu vậng do đờm trọc ngăn trở ở trong: Vì ăn uống không điều độ tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất sự kiên vận, vận hóa chất tinh vi của thủy cốc không được bình thường thấp tụ lại sinh đờm, đờm và thấp ngăn trở ở trong, thanh dương không thăng trọc dương không giáng cho nên đầu choáng váng và hay nằm, hơn nữa còn có cảm giác nặng nề như Đan Khê tâm pháp – Đầu huyễn có viêt: “Không có đờm không gây nên Huyễn”. Đờm thâp đình trệ ở ngực bụng, khí cơ không lợi thì bụng đầy buồn nôn, không thiết ăn uống. Mình nặng, rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt đều là hiện tượng đờm thấp. Điều trị theo phép khứ đàm hóa thấp chủ yếu dùng phương Bán hạ bạch truật thiên ma thang. Nếu kiêm chứng đầu mắt đau trướng, miệng đắng Tâm phiền rêu vàng nhớt, mạch Hoạt Sác là đàm uât hóa nhiệt nên thanh nhiệt hóa đờm dùng phương Ôn Đởm thang gia Hoàng cầm, Hoàng liên.

Tóm lại chứng Đầu vậng phần nhiều thuộc Hư, rất ít trường hợp thuộc Thực. Như Đầu vậng do phong hỏa quấy rối lên trên tuy là Thực chứng thường kèm theo phần âm tổn thương có thể trong thuốc thanh nhiệt dẹp phong kiêm cả thuốc dưỡng âm chỉ không được đại khái dùng chuyên thuốc đắng lạnh thanh tả. Chứng Đầu vậng do đờm trọc nghẽn ở trong thuộc Thực chứng, mức độ choáng váng khá nặng kèm theo chứng nôn mửa buồn nôn rất dễ chẩn đoán phân biệt với các chứng khác.

Ngoài ra vùng đầu bị chấn thương tổn hại đến não tủy, tuy đã qua khám và chữa thường là để lại di chứng đầu choáng váng kéo dài. Lâm sàng có thể trên cơ sở biện chứng nói trên dùng các loại thuốc hoạt huyết hóa ứ. Còn như những tình huống ngồi trên tàu thuyền mà choáng váng nôn mửa gọi là “vậng xa”, “vậng thuyền” không chữa cũng có thể khỏi hoặc uống các loại thuốc chống choáng, chống say cũng hết.

Trích dẫn y văn

  • Quyết âm nó thắng thì tai ù đầu choáng, ghê ghê buồn nôn, vùng Vị và Cách mô như lạnh… (Tố vấn – Chí chân yếu đại luận).
  • Tầ trúng vào gáy lại gặp lúc thể trạng bị hư, tà sẽ vào sâu qua mục hệ lên não. Vì vào não nên quay tròn, não quay tròn thì co kéo mục hệ, mục hệ bị căng thì mắt hoa và choáng váng (Linh khu – Đại hoặc luận).
  • Ví dụ như người gầy, dưới rốn có máy động, mửa ra bọt dãi mà choáng váng, đó là có thủy, cho uống Ngũ linh tán (Kim quỹ yếu lược – Đờm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trị).
  • Không Hư thì không gây Huyễn^chủ yếu cần điều trị cái Hư và linh hoạt chữa thêm cả Tiêu bệnh (Cảnh Nhạc toàn thư – Huyễn vậng).
  • Can phong khuấy động ở trong cướp đoạt tân dịch làm .cho đầu choáng họng lưỡi khô ráo (Lâm chứng chỉ nam y án – Huyễn vậng).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây