Đại tiện ra huyết – Chẩn đoán bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Lâm sàng thấy đại tiện vô luận là trước ra phân sau ra huyết, hoặc trước ra huyết sau ra phân, hoặc ra huyết và phân lẫn lộn, hoặc chỉ ra huyết đơn thuần, đều gọi là đại tiện ra huyết.

Chứng đại tiện ra huyết, trong các y thư cổ có những tên gọi khác nhau. Linh khu – Bách bệnh thủy sinh thiên gọi là “Hậu huyết”. Tố vấn – Âm dương biệt luận gọi là “Tiện huyết”, Thương hàn luận gọi là “Thanh Huyết”, Kim quỹ yếu lược gọi là “Hạ huyết”, lại dựa vào cơ sở đại tiện ra huyết hoặc trước hoặc sau khác nhau mà có các tên “Viễn huyết” và “Cận huyết”. Đời sau, sách Y học nhập môn lại có tên là “Huyết tiễn” “là vì huyết ra có sức mạnh bắn thành tia xa” Sách Thọ thế bảo nguyên lại đem chứng đại tiện ra huyết, huyết ra trước phân, huyết ra lấp nhấp, sắc huyết trong và tươi gọi là “Trường phong” , sách Y học nhập môn với Huyết chứng luận lại đem chứng đại tiện hạ huyết đục mà không trong, sắc tối không tươi, giang môn sưng cứng và đau gọi là chứng “Tạng độc”.

Chứng này nên chuẩn đoán phân biệt với chứng Hạ lỵ ra máu mủ. Chứng Hạ lỵ ra máu mủ phần nhiều bài tiết máu mủ lẫn lộn và đột xuất đau bụng, lý cấp hậu trọng, Chứng này thì biểu hiện là khi đại tiện huyết tự chảy ra, không có vật như mủ, cũng không đau bụng lý cấp hậu trọng.

Chứng đại tiện ra huyết là chứng trạng thường gặp ở nhiều tật bệnh thuộc giang môn, những trường hợp giang môn bị rách, bệnh Trĩ, dò hậu môn, nhọt ở hậu môn mà Đại tiện ra huyết, đều được giới thiệu trong nội dung của mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Đại tiện ra huyết do phong hoả hun đốt thúc bách Đại trường: Có chứng đại tiện ra huyết kiêm môi khô miệng ráo, khát nước thích uống lạnh, chân răng sưng đau, miệng đắng và hôi, miệng phá lở, đại tiện bí kết, giang môn nóng rát, lưỡi đỏ rêu vàng mạch Sác có lực .v.v…

Đại tiện ra huyết do Đại trường thấp nhiệt ấp ủ độc hại: Có chứng đạ.i tiện ra huyết kiêm chứng mặt mắt vàng, miệng đắng và khô, chán ăn, ngực bụng bĩ đầy, nôn mửa buồn nôn, kém ăn trướng bụng, đại tiện khó khăn, mùi rất hôi, hoặc kiêm chứng giang môn sưng rắn và đau, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc vẩn đục, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác .v.v…

Đại tiện ra huyết do Can Thận âm hư: Có chứng đại tiện ra huyết kiêm chứng đầu choáng mắt hoa, hai gò má đỏ, ngũ Tâm phiền nhiệt, đêm ngủ không yên, xương nóng âm ỉ, mồ hôi trộm, trong giấc ngủ bị xuất tinh, lưng mỏi chân tay ê ẩm, thể trạng gầy còm, chất lưỡi đỏ tía, mạch Tế Sác.

Đại tiện ra huyết do Tỳ Thận dương hư: Có chứng đại tiện ra huyết, bụng đau âm ỉ, sắc mặt không tươi, chân tay mỏi, biếng nói, kém ăn, đại tiện nhão, thậm chí sợ lạnh chân tay lạnh, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Tế vô lực.

Phân tích

  • Chứng Đại tiện ra huyết do phong hoả thúc bách Đại trường với chứng Đại tiện ra huyết ảo Bại trường thấp nhiệt tích độc: cả hai đều thuộc Nhiệt chứng, thực chứng, rất dễ lẫn lộn, Đại tiện ra huyết do phong hoả thúc bách Đại trường phần nhiều do phong tà xâm phạm vào kinh mạch, Dương minh, bị uất hóa nhiệt hoặc do tà khí phong mộc của Can kinh lấn vào Trường Vị ở trong, phong với hoả thúc ép, âm lạc tổn thương, âm huyết không chứa giữ được phát sinh đại tiện ra huyết, do vậy sách Trung tàng kinh viết: “Đại trường nhiệt cực thì đại tiện ra huyết, lại do phong trúng Đại trường cũng đại tiện ra huyết”, loại đại tiện ra huyết này, phần nhiều đời sau gọi là “Trường phong” cho nên lâm sàng thường thấy kiêm các chứng khát nước uống lạnh, chân răng sưng đau, miệng đắng và hôi, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, mạch Sác .v.v… Vả lại, vì chứng phong hoả phát bệnh tuỳ thuộc vào cảm nhiễm, bệnh trình hơi ngắn, vì thế đặc điểm biểu hiện đại tiện ra huyết là huyết ra trước phân theo sau, huyết ra thành tia, chất trong sắc tươi, thậm chí ra đơn thuần máu tươi. Phép điều trị, chủ yếu là lương huyết tả nhiệt, dẹp phong ninh huyết, bài thuốc thường dùng là Hoè hoa tán. Nếu kiêm chứng Can kinh phong nhiệt khấy động ở trong như các chứng bụng sườn trướng đầy, phiền táo hay cáu giận, mạch Huyền Sác .v.v… điều trị nên thanh Can ninh huyết, dùng phương Hoàng cầm thang gia Sài hồ, Đan bì .v.v… Nếu kiêm chứng Dương minh hoả tà nhiệt độc quá thịnh, bức huyết đi bừa, có các chứng đại tiện ra máu tươi dính, miệng ráo môi xe, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác có lực .v.v… điều trị theo phép lương huyết tả hoả, cho uống Uớc doanh tiễn.

Chứng đại tiện ra huyết do Đại trường thấp nhiệt tích độc phần nhiều do ăn uống cay nóng ruỢu chè, ham ăn thức béo ngọt, thấp từ trong sinh ra, hoặc do ngồi lâu nơi đất ẩm lại luôn luôn nhiễm sương móc, thấp từ ngoài nhiễm phải đều làm cho thấp tà uất kết trong cơ thể, dồn xuống Đại trường, hoả nhiệt tích độc hun đốt âm lạc, lấn át khí huyết dẫn đến đại tiện ra huyết. Xuất hiện trên lâm sàng, loại đại tiện ra huyết này phần nhiều xếp vào loại “Tạng độc”, lại vì do tích độc lâu ngày mới xuất hiện lần đầu cho nên đại tiện ra huyết sắc tím đen vẩn đục, tối nhợt không tươi như nước đậu đen, thậm chí có từng mảng từng cục, Thấp nhiệt ấp ủ nghẽn trệ cho nên lâm sàng thường thấy các chứng ngực bụng bĩ đầy, nôn oẹ kém ăn, bụng trướng, táo bón, rêu lưỡi nhớt mạch Hoạt, Thấp nhiệt dằng dai tích chứa hóa độc, dẫn đến giang môn sưng rắn và đau, điều trị theo phép thanh hóa thấp nhiệt, hoà doanh giải độc là chủ yếu dùng phương Xích đậu Đương quy tán hợp với Địa du tán để thanh nhiệt hóa thấp, hòa doanh chỉ huyết, Nếu đại tiện ra huyết vẩn đục quá mức, có thể dùng Hoàng liên thang để hóa thấp giải độc.

– Chứng Đại tiện ra huyết do Can thận âm hư với chứng Đại tiện ra huyết do Tỳ Thận dương hư: Cả hai đều thuộc Hư chứng đều có đặc điểm gặp mệt nhọc thì phát bệnh nhiều lần, Nhưng đại tiện ra huyết do Can Thận âm hư phần nhiều do ốm lâu ngày không khỏi, doanh âm hao ở trong, hoặc no say phòng lao, Thận âm bị suy hoặc ưu tư uất giận ngũ chí hóa hoả, hao thương âm huyết là những nhân tố dẫn đến Can Thận âm huyết suy tổn, thủy suy hoả vượng, khuấy động âm lạc mà phát sinh đại tiện ra huyết, chứng thuộc Hư nhiệt khát với Tỳ Thận dương hư là chứng thuộc Hư hàn, Lâm sàng phần nhiều thấy trước ra phân sau ra huyết, sắc huyết đỏ sẫm, ra giỏ giọt, lượng huyết không nhiều, hơn nữa sau khi đại tiện ra huyết thể lực mệt mỏi khó chống đỡ, lại thêm những biểu hiện âm hư hoả vượng như : miệng ráo họng khô, ngũ Tâm phiền nhiệt, mất ngủ hay mê… về điều trị chủ yếu nên tư âm giáng hoả duỡng huyết ninh huyết, thường dùng phương Tam giáp phục mạch thang, Nếu Tâm phiền ít ngủ thì uống Hoàng liên a giao thang, Đại tiện ra huyết do Tỳ Thận dương hư phần nhiều thể chất vốn dương hư, mệt nhọc quá sức, hoặc ốm nặng chưa hồi phục là những nhân tố làm tổn hại dương khí của Tỳ Vị mà phát bệnh. Tỳ khí hư tổn thì mất khả năng thống nhiếp,Thận khí thiếu thốn thì mất cái gốc kín đáo giữ gìn, huyết tràn ra âm lạc, phát sinh đại tiện ra huyết. Loại đại tiện ra huyết này phần nhiều là trước ra phân sau ra huyết thuộc loại “Viễn huyết” chất trong loãng, sắc tối nhợt, hoặc đen nhớt như dầu Trắc bá. Chứng này cũng thường gặp ở loại hạ huyết lâu ngày, âm tổn hại liên luỵ đến dương, dương hư không giữ được âm nên phát sinh bệnh biến, cho nên lâm sàng phần nhiều kiêm các chứng trạng sắc mặt nhợt không nhuận, đoản hơi biếng nói chân tay lạnh sợ lạnh, đau bụng âm ỉ, tiểu tiện trong, đại tiện nhão, lưỡi nhợt mạch Vi .v.v… Điều trị nên kiện Tỳ ấm Thận ích khí nhiếp huyết làm chủ yếu, dùng phương Hoàng thổ thang, Nếu lâu ngày trung khí hạ hãm, giang môn sa trệ thoát ra ngoài có thể dùng chung với Bổ trung ích khí thang, Nếu đại tiện ra huyết lâu ngày, nên phối hợp với Cố trường thang để cố trường chỉ huyết đề phòng hoạt thoát.

Tóm lại, chuẩn đoán phân biệt chứng đại tiện ra huyết ngoài việc xem xét nguyên nhân cơ chế bệnh, kiêm chứng chủ yếu, càng phải chú ý đến đặc điểm của chủ chứng như đại tiện ra huyết viễn hay cận, màu sắc và tính chất .V.V.. đối với việc phân định vị trí bệnh, xác minh tính chất bệnh, xác lập biện pháp điều trị là những điều hết sức quan trọng. Sách Chứng trị vâng bổ viết: “Đại tiện đơn thuần, huyết trong là thuộc phong. Mầu sắc như bụi tro là do thấp, sắc tối là hàn, sắc đỏ là nhiệt”. Sách Loại chứng trị tài cũng viết: “Sắc huyết tươi dính là thực nhiệt thúc bách dồn xuống… sắc loãng nhạt là Tỳ Vị hư hàn”. Cho nên trước ra huyết sau ra phân, sắc huyết tươi trong là “Cận huyết”, bệnh ở Quảng trường, giang môn, phần nhiều phong hoả thấp nhiệt gây bệnh, thuộc nhiệt thuộc thực, bệnh khá nông nhẹ, điều trị chủ yếu nên khư tà. Trước ra phân sau ra huyết, mầu sắc tối sạm là “Viễn huyết” bệnh ở Tiểu trường và Vị, phần nhiều do ăn uống mệt nhọc tổn thương Tạng khí, Tạng phủ âm dương không điều gây nên, bệnh tình sâu nặng, phần nhiều thuộc hư chứng, cho nên điều trị trước tiên phải phù chính. Lại như huyết ra như phun, chất loãng sắc tươi là do ngoại phong lọt vào hoặc nội phong ở dưới lấn vào Đại trường dẫn đến chứng “Trường phong”. Nếu huyết ra vẩn đục giang môn sưng rắn và đau là thuộc ấp ủ hóa độc thúc bách xuống Đại trường giang môn làm tổn hại âm lạc gây nên bệnh Tạng độc.

Trích dẫn y văn

Chứng Kết âm đại tiện ra huyết là do phong hàn tà khí kết ở âm phận gây nên, không thể so sánh với Thương hàn, Bởi vì tà khí đó lưu ở năm tạng không rút lui, nên gọi là Kết âm, Kết ở trong âm không lưu hành ra ngoài thì bệnh tập trung vào âm phận, cho nên đại tiện ra huyết. Sách kinh điển nói: Kết âm thì đại tiện ra huyết một thăng lại kết hai thăng, ba kết ba thăng, chính là nói chỗ này. Chứng này ở ngoài nên cứu các huyệt Trung quản, Khí hải, Tam lý để tán phong hàn, bên trong cho uống Bình Vị Địa du thang để ôn tán (Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mô).

Tôi xét chứng này với chứng băng lậu của phụ nữ không khác nhau mấy,… vì nó đều là cái huyết ly kinh, tiết xuống dưới mà ra cho nên bệnh tình mới cùng loại, nhưng cái khiếu bài tiết ra thì khác nhau. Băng lậu huyết ra đằng tiền âm, cho nên phần nhiều chữa ở Can để hoà huyết thất, Đại tiện ra huyết đằng hậu âm, cho nên kiêm trị cả Phế Thận làm bền khí ở ruột, Thận chủ hạ tiêu, chủ hóa khí và đi lên, thận dồi dào thì khí không hạ hãm. Phế với ruột cùng biểu lý, Phế khí liễm thì khí ở ruột sẽ bền, Thầy thuốc cần hiểu lý luận này mà tham khảo phép trị băng trung ở phụ nữ, có thể điều trị đúng phép (Huyết chứng luận – Tiện huyết).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận