Khái niệm
Đại tiện không kiềm chế được, hoạt thoạt không nín được, thậm chí vãi phân mà không biết gọi là đại tiện thất cấm (không tự chủ).
Đại tiện thất cấm, trong các y thư cổ không có chuyên luận, hoặc gọi là “Hoạt tiết”, hoặc gọi là “Đại tiện hoạt thoát” hoặc gọi là “Di thỉ” đều là chỉ chứng đại tiện không tự chủ. Nếu đại tiện nhiều lần mà bản thân còn có thể kiềm chế được hoặc sau khi phẫu thuật hậu môn mà đại tiện thất cấm, đều không thuộc phạm vi thảo luận chứng này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Đại tiện thất cấm do nhiệt độc quá thịnh: Phần nhiều gặp ở người bị dịch độc lỵ, phát bệnh nhanh gấp, hạ lỵ ra máu mủ sắc tía tươi hoặc ra nước lẫn phân và máu, sốt cao phiền táo, khát nước thậm chí kinh quyết hôn mê, đại tiện tự són ra, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hồng Sác hoặc Hoạt Sác.
Đại tiện thất cấm do Tỳ Thận dương hư: Có chứng tiết lỵ lâu ngày, đại tiên nhiều lần, giang môn không co thắt, luôn chầy ra phân nước dính, cơ thể lạnh sợ lạnh, chân tay không ấm, kém ăn trướng bụng lưng mỏi tai ù, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn,mạch Trầm Tẽ.
Đại tiện thất cấm do khí hư hạ hãm: Có chứng đại tiện thường són ra mà không hay biết, thậm chí giang môn không kín, hình thể gầy còm, tinh thần bạc nhược, kém ăn, sau khi ăn tức bụng khó chịu, hồi hội đoản hơi, hụt hơi biêng nói, tiếng nói thấp, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhạt bệu, rìa lưỡi có vết răng mạch Trầm Tế vô lực.
Phân tích
Chứng Đại tiện thất cấm do nhiệt độc quá thinh: Thường xảy ra khi dịch độc Lỵ sốt cao tinh thần hôn mê. Tà khí dịch lệ tính rất hung bạo, tác hại con người rất nhanh. Thấp nhiệt dịch độc uất kết ở đường ruột, chính khí bên trong bị hại, chính không thắng nổi tà, nhiệt độc hãm vào Tâm doanh, vít lấp các khiếu và hôn mê, đại tiện tự són ra. Đặc điểm lâm sàng tham khảo mục Đại tiện ra máu mủ, điều trị nên thanh nhiệt giải độc, mát doanh khai khiếu chọn dùng phương Hoàng liên giải độc thang hợp với Bạch đầu ông thang. Để khai khiếu chữa tinh thần hôn mê gia An cung Ngưu hoàng hoàn hoặc Chí bảo đan.
Chứng Đại tiện thất cấm do Tỳ Thận dương hư với chứng Đại tiện thất cấm do khí hư hạ hãm: Cả hai đều là Hư chứng, phát bệnh từ từ, bệnh trình khá dài. Nhưng nguyên nhân cơ chế bệnh khác nhau. Một loại là dương khí suy vi; một loại là Trung khí hạ hãm. Tỳ Thận dương hư phần nhiều gặp ở người bệnh tả Lỵ lâu ngày hoặc ngũ canh tiết tả lâu ngày, tổn thương đến Tỳ Thận, Ty dương không mạnh, trung cung bị hư hàn mất chức năng kiện vận; Thận dương suy hư, Mệnh môn hoả suy , không làm ngấu nhừ thủy cốc để biến hóa chất tinh vi; đến nỗi đi tả kéo dài không dứt, hoạt thoát không tự chủ, ra nguyên đồ ăn không tiêu, chân tay nghịch lạnh là những chứng trạng Tỳ thận dương hư rất rõ. Điều trị chủ yếu phải ôn bổ Tỳ Thận kèm theo thuốc thu sáp cố thoát, dùng phương Lục trụ ẩm gia Nhục quế, Can khương, Xích thạch chi. Nếu trung khí hạ hãm, thường gặp ở người tuổi cao thể trạng yếu, ốm lâu không khỏi, Tỳ khí ngày càng suy, khí hư hạ hãm không khả năng cố nhiếp dẫn đến đại tiện không tự chủ, điều trị nên bổ trung ích khí, thăng cử cố thoát, dùng phương Chân nhân dưỡng tạng thang gia Hoàng kỳ, Can khương, Chứng Đại tiện thất cấm do nhiệt độc quá thịnh là chứng lý thực nhiệt. Chứng Đại tiện thất cấm do trung khí hạ hãm và Tỳ thận dương hư là chứng Lý hư, dương hư kiêm cả hiện tượng hàn, còn khí hư không có hiện tượng hàn, như do khí hư mà lỡ cơ hội điều trị có thể phát triển thành Tỳ thận dương hư.
Trích dẫn y văn
Đại trường là chức quan truyền đạo, chủ về biến hóa cặn bã, có các chứng hậu ở Phách môn. Nếu tạng hàn khí hư không khả năng thu liễm đến nỗi sự biến hóa cặn bã không được chế ước, cho nên són đại tiện không kể giờ giấc nào (Thánh tế tổng lục).