Trang chủChứng trạng Đông yChứng phát ban (nốt không cao khỏi bề mặt da) - Triệu...

Chứng phát ban (nốt không cao khỏi bề mặt da) – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Bề mặt lớp da xuất hiện từng mảng ứ ban không cao khỏi bề mặt da, sờ vào không vướng tay gọi là “Phát ban”. Sách Y lâm thằng mặc viết: “Có nốt, có mầu sắc nhưng không thành hạt gọi là Ban”.

Vì Phát ban có thể xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh về hình trạng to nhỏ và màu sắc không nhất trí, cho nên y gia nhiều đời nêu ra nhiều tên khác nhau. Kim quỹ yếu lược gọi là “Âm dương độc”, Ngoại khoa khải huyền gọi là “Bồ đào dịch”. Mục Phát han chứng sách Thương hàn cửu thập luận thì gọi là “Ban chẩn”. Sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc gọi là “Ban sa” Sách Sương dương kinh nghiệm toàn thưỉại gọi là “Miêu nhãn sương …” tất cả đều là chỉ chứng Phát ban. Sách Đan khê tâm pháp và Minh ỵ chỉ chưởng lại nêu ra hai tên “Âm ban” và “Dương ban”. Gọi là Âm ban là chỉ chứng Ban thuộc Hư hàn, gọi là Dương ban là chỉ chứng Ban thuộc Thực nhiệt.

Cần phải phân biệt rõ giữa Phát ban và “Chẩn”. Mục Biện ban chẩn thiên sách ôn bệnh học viết: “Nốt Ban thành mảng, nói chung không nổi cao hơn lớp da, sờ vào không vướng tay, trông như từng mảng gấm. Còn Chẩn thì như cụm mây lờ mờ, tan vỡ thành từng hạt chấm nhỏ, nói chung nổi cao hơn lớp da, sờ vào vướng tay; nhưng cũng có trường hợp không cao hơn lớp da, sờ vào không thấy vướng tay. Ban và Chẩn phần nhiều đều cùng xuất hiện trong Ôn nhiệt bệnh cho nên trong nhiều y thư thường nêu Ban gồm cả Chẩn hoặc gọi chung là Ban Chẩn. Nhưng cơ chế phát bệnh của Ban và Chẩn có chỗ khác nhau: Ban phần nhiều do nhiệt uất ở Dương minh, Vị nhiệt quá thịnh bên trong dồn ép doanh huyết bên ngoài tràn ra cơ phu mà thanh Ban. Còn Chẩn phần nhiều do Phế nhiệt uất bế lan tỏa tới doanh phận xuyên suốt huyết lạc ở ngoài gây nên bệnh. Phạm vi thảo luận ở mục này chỉ giới hạn chứng Phát ban trong tật bệnh Nội khoa.

Phân tích

Chứng hậu thường gặp

  • Phát ban do nhiệt vào doanh huyết: Phần nhiều xuất hiện trong quá trình nhiệt bệnh cấp tính, sắc ban đỏ tươi hặc đỏ tía, mình nóng không lui hoặc phát nhiệt nặng về đêm, Tâm phiền không ngủ được, miệng khát họng khô, thậm chí hôn mê nói sảng, cứng đờ, co giật, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết hoặc lỏng nhão, hoặc kiêm chứng thể huyết, nục huyết, chất lưỡi đỏ tía, mạch Sác.
  • Phát ban do âm hư hỏa vượng: Có chứng nốt Ban đỏ tươi lúc mọc lúc lặn, Tâm phiền không yên, miệng khát họng ráo, lòng bàn tay chân nóng, triều nhiệt về buổi chiều, khi ngủ ra mồ hôi trộm, choáng váng ù tai hoặc mũi xuất huyết, chân răng xuất huyết, lưỡi đỏ bóng, ít rêu, mạch Tế Sác.
  • Phát ban do Tỳ không thống huyết: Có chứng Ban đỏ tái phát nhiều lần, sắc Ban đỏ nhạt lờ mờ không rõ, mặt vàng bủng, mỏi mệt khiếp nhược, kém ăn trướng bụng, kinh nguyệt quá nhiều, sắc kinh nhợt mà ít, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Nhược vô lực.
  • Phát ban do dương khí suy hư: Có chứng sắc Ban nhợt ít, nói chung phần nhiều thấy mọc ở vùng ngực bụng, hồi hộp sợ sệt, mệt mỏi vô lực, chân tay quyết lạnh hoặc ỉa chảy ra nguyên đồ ăn, sắc mặt tái nhợt hoặc phù nhẹ, kém ăn, đại tiện nhão, chất lưỡi non bệu, ven lưỡi có vết răng, tiểu tiện trong dài, mạch Hư Nhược vô lực.
  • Phát ban do khí trệ huyết ứ: Phần nhiều gặp ở người có chứng Trưng hà tích tụ, sắc Ban tím tái, sắc mặt tối trệ hoặc vàng bủng, tuần hoàn bàng hệ, bì phù nổi sợi huyết chằng chịt, ẩu huyết, tiện huyết hoặc chân răng xuất huyết, sắc lưỡi tía tối, mạch Huyền hoặc Trì sắc.

Phát ban do phong thấp nhiệt uất: Có chứng nhiều nốt Ban hình tròn hoặc kết rắn ở dưới da, tái phát nhiều lần, phần nhiều mọc ở tứ chi, nốt Ban to nhỏ không đều, ở giữa hình tròn, sắc Ban nhợt, chu vi nổi cao, các khớp toàn thân đau nhức hoặc khớp sưng nóng đỏ, mặt tái nhợt nhiều mồ hôi, nặng hơn thì ngực khó chịu, đoản hơi, mạch Sác.

Phân tích

  • Chứng Phát ban do nhiệt vào doanh huyết với chứng Phát ban do âm hư hỏa vượng: Loại trên phần nhiều xuất hiện trong quá trình bệnh sốt cao, tà khí ôn nhiệt dịch độc xâm phạm cơ thể hãm vào doanh huyết tổn thương âm lạc, bức huyết đi càn trào ra cơ phu thành phát Ban. Đặc điểm là: phát sốt, sắc Ban tía tối thậm chí hôn mê nói sảng, kinh quyết co giật hoặc bị thổ huyết, nục huyết và tiện huyết. Loại sau bệnh trình khá dài, sắc Ban đỏ tươi do ốm lâu thương âm hoặc nhiệt bệnh làm hao dịch, âm hư hỏa vượng bức huyết trào ra ngoài cơ phu mà thành phát ban, có kiêm các chứng trạng âm hư như: đầu choáng tai ù, miệng khô họng ráo, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu. Cả hai chứng tuy đều phát Ban do nhiệt (hỏa) nhưng một là tà nhiệt hãm vào trong, một là âm hư hỏa vượng, một Hư một Thực nên phép trị cũng khác nhau.

Phát ban do nhiệt vào doanh huyết điều trị nên thanh doanh lương huyết, tán ứ có thể dùng các phương Tê giác địa hoàng thang hoặc Hóa Ban thang. Nếu sốt cao hôn mê có thể dùng An cung ngưu hoàng hoàn hoặc Chí bảo đan. Chứng Phát ban do âm hư hỏa vượng phép trị nên tư âm giáng hỏa, tán ứ dùng Xuyến căn tán hoặc Tri bá địa hoàng hoàn.

  • Chứng Phát ban do Tỳ không thống huyết với chứng Phát ban do dương khí suy hư: Cả hai đều là hư chứng nhưng cơ chế bệnh có quan hệ nhất định, về chứng trạng lại khác nhau rõ rệt. Tỳ chủ vận hóa có công năng thông nhiếp huyết dịch. Hậu thiên ăn uống không điều hòa dẫn đến Tỳ khí hư suy, công năng thống huyết thất thường, huyết dịch không vận hành theo đường mạch bình thường trào ra ngoài mạch mà thành Ban. Đặc điểm là vừa phát Ban lại vừa biểu hiện chứng Tỳ hư như: kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão. Phát Ban do dương khí suy hư phần nhiều gặp ở người hư lao sau khi ốm lâu, dương khí bị suy nhược. Nói chung do tiên thiên phú bẩm bất túc hoặc buông thả vô độ, Tỳ Thận đều tổn thương, dương khí suy hư thì khí cũng hư, khí không nhiếp huyết cũng có thể phát Ban. Tố vấn – Ảm dương ứng tượng đại luận có viết: “Âm ở trong được dương giữ gìn, dương .ở ngoài được âm sử dụng”. Âm dương hỗ căn, dương hư thì âm không giữ gìn bên trong đến nỗi huyết tràn ra mà phát Ban, vì vậy xuất hiện các chứng tứ chi nghịch lạnh, hồi hộp chinh xung, hình dung tiều tụy, tinh thần mỏi mệt bạc nhược, sắc mặt trắng nhợt phù nhẹ. Tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết, Tỳ hư cũng có thể dẫn đến khí hư hoặc dương hư cho nên trong điều trị cũng có thể bổ ích lẫn nhau. Phát ban do Tỳ không thống huyết điều trị chủ yếu phải kiện Tỳ kiêm bổ khí huyết dùng Quy Tỳ thang gia vị. Phát ban do dương khí suy nhược điều trị phải bổ dương ích khí chiếu cố cả Tỳ và Thận dùng Hữu quy hoàn. Nếu Thận dương hư thì gia Phụ tử, Ba kích, Lộc nhung. Nếu Thận hư âm hư thì gia Huyền sâm, Thiên đông, Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.
  • Phát ban do khí trệ huyết ứ: Thường gặp ở người bệnh bị trưng hà tích tụ. Vì thất tình uất kết ấm lạnh không điều độ rượu chè vô độ đến nỗi công năng tạng phủ mất điều hòa, khí cơ nghẽn trệ, huyết vận hành chậm chạp, ứ đọng thành Ban có chứng sắc mặt đen sạm, bụng nổi gân xanh, sợi huyết chằng chịt, bụng to có hình khối, thể huyết nục huyết và tiện huyết, chứng này phần nhiều thuộc loại chính hư tà thực. Điều trị chủ yếu phải phù chính khu tà kèm theo hoạt huyết hóa ứ dùng Bát trân thang gia Hồng hoa, Xích thược, Miết giáp, Đan sâm.
  • Phát ban do phong thấp nhiệt uất: Tà khí phong hàn thấp xâm phạm cơ thể lưu luyến ở da thịt, kinh lạc bị uất lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt hun đốt huyết lạc, huyết trào ra thành Ban. Ban phần nhiều có hình tròn kiêm các chứng trạng phong thấp nhiệt uất như: đau các khớp toàn thân, mình nóng khát nước. Điều trị theo phép sơ phong thanh nhiệt hoạt huyết thông lạc, dùng Quyên Tý thang gia Nhẫn đông đằng, Phong kỷ, Mộc qua.

Tóm lại chứng Phát ban nguyên nhân bệnh rất phức tạp vừa có nguyên nhân bên trong vừa có nguyên nhân bên ngoài, vừa có nguyên nhân công năng của 5 tạng không điều hòa lại vừa có bệnh của 6 phủ. Nói chung sắc Ban đỏ tươi mềm nhuận, Ban nổi đều đặn hơi thưa không bị sốt cao hôn mê là hiện tượng thuận; ngược lại sắc Ban đen tía chặt chẽ thành từng mảng và sốt cao hôn mê là chứng nghịch.

Trích dẫn y văn

  • Chứng Dương độc phát ban là một loại dương tà cực thịnh, cũng có khi do uống nhầm thuốc cay nóng mà thành bệnh. Sách Kim quỹ nói dương độc gây bệnh mặt đỏ, Ban nổi vằn vện như gấm, họng đau, nhổ ra mủ máu, phát bệnh trong vòng 5 ngày thì còn chữa được, nếu qua 7 ngày thì bất trị, dùng Thăng ma miết giáp thang.

Âm độc phát ban do âm tà ở chỗ cực sâu gây bệnh, sách Kim quỹ nói: “Âm độc gây bệnh thì mặt và mắt xanh biếc, thân thể đau như bị đòn, đau yết hầu, phát bệnh trong 5 ngày còn chữa được qua 7 ngày thì bất trị, dùng Thăng ma miết giáp thang bỏ Hùng hoàng, Thục tiêu mà điều trị. (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Dương độc âm độc nguyên lưu).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây