Chân răng xuất huyết, kẽ răng bị rỉ máu – Chẩn đoán Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Chân răng xuất huyết còn gọi là ‘Xỉ nục” là chỉ chứng trạng các kẽ răng bị rỉ máu.

Chứng này trong sách Nội kinh xếp vào các mục “Huyết giật”, “Nục huyết”. Các sách Kim quỹ yếu lược lại ghi xếp vào chuyên mục “Thổ nục”, Sách Chư bệnh nguyên hậu luận lại có chuyên mục “xỉ gian xuất huyết hậu”. Đến Cảnh nhạc toàn thư đời Minh mới bắt đầu có bệnh danh là “xỉ nục”… Vì đường kinh Túc Dương minh Vị đi vào hàm răng trên, đường kinh Thủ Dương minh Đại trường đi vào hàm răng dưới, đường kinh Thủ Dương minh Đại trường đi vào hàm răng dưới lại vì Thận chủ xương, răng là bộ phận thừa của xương cho nên chứng này có quan hệ chặt chẽ với Vị, Đại trường và Thận. Nhưng thường gặp nhất là những bệnh biến do Vị kinh gây nên.

Xỉ nục với Thiệt nục huyết dịch đều chảy ra từ đằng miệng, nhưng loại Thiệt nục thì huyết chẩy ra ở bề mặt lưỡi và trên lưỡi thường có những điểm lỗ chỗ như đầu kim xuất huyết, khi vọng chẩn phân biệt rất dễ, Lại có chứng “Nha tuyên” giữa kẽ răng thường có huyết dịch chẩy ra nhưng chứng này trước tiên thường thấy chân răng sưng tấy, sau đó thì lợi răng co lại bộc lộ chân răng, đó là đặc điểm để chẩn đoán, không thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Chân răng xuất huyết do thực hỏa ở Vị trường: Có chứng Chân răng xuất huyết dàn dụa, sắc huyết đỏ tươi kiêm chứng chân răng sưng đỏ, đau, hơi trong miệng phả ra hôi, khát nước ưa uống ấm, táo bón, mạch Hồng Sác có lực. Chất lưỡi đỏ hồng, rêu lưỡi vàng nhớt.

Chăn răng xuất huyết do hư hỏa ở trong Vị: Có chứng Chân răng xuất huyết, sắc huyết đỏ nhạt, kiêm chứng chân răng loét nát nhưng không sưng đau lắm, miệng khô muốn uống, mạch Hoạt Sác vô lực, chất lưỡi đỏ hồng ít tân dịch, rêu lưỡi mỏng và khô

Chân răng xuất huyết do Thận hư hỏa vượng: Có chứng chân răng xuất huyết, sắc huyết đỏ nhạt, răng lung lay và đau nhẹ kiêm các chứng đầu choáng tai ù, lưng gối mềm yếu, mạch Tế Sác chất lưỡi đỏ non, ít rêu,

Chân răng xuất huyết do Tỳ không thống huyết: Có chứng Chân răng xuất huyết, sắc huyết đỏ tươi, lợi răng đỏ nhạt, toàn thân có những điểm xuất huyết hoặc xuất huyết dưới da, mạch Hoãn hoặc Nhu Sác, thể lưỡi mập lớn chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phân tích

– Chứng Chân răng xuất huyết do Vị Trường thực hỏa: Nguyên nhân do ăn quá độ đồ cay nóng tích nhiệt ở Vị trường, nhiệt theo hỏa hóa hun đốt lên răng tổn thương đường lạc của huyết cho nên thấy chân răng xuất huyết, bệnh thuộc dương, thuộc nhiệt, thuộc thực chứng. Yếu điểm biện chứng là sắc huyết đỏ tươi, lượng nhiều hoặc chẩy ra dàn dụa, chân răng sưng đau, khát nước, táo bón, mạch Hồng Sác. Điều trị nên thanh Vị tả hỏa chọn dùng các phương Thanh Vị tán hoặc Thông Tỳ tả Vị thang.

– Chứng Chân răng xuất huyết do hư hỏa ở trong Vị với chứng Chân răng xuất huyết do Thận hư hỏa vượng: Cả hai đều là chân răng xuất huyết do hư hỏa mà có điểm chung là sắc huyết đỏ nhạt. Chân răng xuất huyết do hư hỏa ở trong Vị phần nhiều do Thận âm vốn hư, hư hỏa bốc lên hoạt động xông lên chân răng hun đốt đường lạc của Vị mà hình thành chứng này. Yếu điểm biện chứng là: Chân răng xuất huyết đồng thời xuất hiện với chân răng loét nát, miệng khô khát nhưng uống nước không nhiều. Điều trị nên dưỡng Vị âm, thanh Vị hỏa dùng phương Cam lộ ẩm gia Bồ hoàng để chống xuất huyết. Nếu hư hỏa quá thịnh, sắc huyết đỏ tươi có thể dùng Ngọc nữ tiễn để đưa Vị hỏa đi xuống kiêm cả tư âm. Chân răng xuất huyết do Thận hư hỏa vượng phần nhiều gặp ở bệnh nhân Thận âm vốn hư, hoặc sau khi mắc bệnh Thận âm bất túc, răng là phần thừa của xương thuộc Thận, Thận âm hư không chế được hỏa, hỏa bốc lên dẫn đến huyết theo hỏa trôi nổi lên mà hình thành chân răng xuất huyết. Yếu điểm biện chứng là: Chân răng xuất huyết đồng thời có hiện tượng răng lung lay, kiêm các chứng đầu choáng tai ù, lòng bàn chân tay nóng, lưng yếu mỏi, thể hiện đầy đủ đặc điểm về chứng trạng của Thận âm bất túc, nhất là mạch Tế Sác càng rõ. Điều trị nên tư Thận âm giáng tướng hỏa dùng phương Tri bá địa hoàng hoàn gia Ngưu tất, Cốt toái bổ mà điều trị.

– Chứng Chân răng xuất huyết do Tỳ không thông huyết: Phần nhiều do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá mức tổn thương Tỳ Vị khiến cho trung khí sa sút, khí không thống huyết, huyết tràn ra ngoài kinh mà thành chân răng xuất huyết. Yếu điểm biện chứng là: sắc huyết đỏ tươi lại kiêm chứng xuất huyết dưới da, lượng ít hoặc có ban tía kiêm các chứng Tỳ khí bất túc như mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi, chân tay yếu sức, tiếng nói thấp khẽ, lưỡi bệu sắc nhạt. Điều trị nên kiện Tỳ ích khí nhiếp huyết chọn dùng phương Quy Tỳ thang gia Tiên hạc thảo, sao Trắc bá diệp.

Chứng Chân răng xuất huyết gặp trên lâm sàng không phải là ít. Tựu trung phần nhiều gặp loại Vị kinh thực hỏa. Sách Huyết chứng luận nói: “Trong Vị có thực hỏa, khát nước, chân răng sưng phát nhiệt táo bón, mạch Hồng Sác rõ là điều khẳng định trong biện chứng. Trong biện chứng nếu như phân tích được rõ ràng thì có thể theo đường kinh mà sử dụng vị thuốc dẫn kinh. Ví dụ hàm răng trên thuộc VỊ thì gia Thăng ma, hàm răng dưới thuộc Đại trường thì gia Đại hoàng hiệu quả càng tốt. Nhưng quả là chân răng xuất huyết không dứt lại kèm theo mình nóng không lui và có nhiều chỗ xuất huyết khác thì nên suy nghĩ tới tiên lượng xấu. Đại kỳ luận – sách Tố vấn có viết: “Mạch đến mà đập mạnh xuất huyết mình nóng thì chết”. Điều này đối với các bệnh xuất huyết thuộc huyết dịch trong y học hiện đại khá giống nhau, thiết nghĩ không được coi là nhỏ nhặt mà coi thường.

Trích dẫn y văn

Huyết từ kẽ chân răng chẩy ra gọi là Xỉ nục, đây là bệnh của hai kinh Thủ Túc Dương minh và Túc Thiếu âm Thận, bởi vì Thủ Dương minh ở hàm răng dưới, Túc dương minh ở hàm răng trên, lại vì Thận chủ xương răng là bộ phận cuối cùng của xương, như vậy tuy đều là bệnh ở răng, nhưng xuất huyết từ đường kinh thì chỉ có Dương minh là hay gặp nhất, cho nên Dương minh hỏa thịnh thì hôi miệng và chân răng loét nát sưng đau, hoặc là xuất huyết dàn dụa nhưng răng thì không lung lay tất phải do người bệnh vốn hay ăn đồ cay nóng béo ngọt hoặc hay uống các thứ kích thích Vị, phần nhiều xuất hiện chứng Dương minh thực nhiệt (Cảnh nhạc toàn thư – Huyết chứng).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận