Trang chủBệnh truyền nhiễmSốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Bệnh Sốt xuất huyết gặp nhiều ở trẻ em, ở vùng lưu hành Sốt xuất huyết nặng và từ lâu, bệnh tấn công chủ yếu vào trẻ em, ở vùng mới lưu hành Sốt xuất huyết, bệnh tấn công cả vào trẻ em và người lớn

Bệnh cảnh lâm sàng Sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn tuy rất giống nhau trên những nét cơ bản, nhưng cũng có những điểm khác nhau về mức độ.

Ở bệnh nhi Sốt xuất huyết, một số triệu chứng không phổ biến hoặc không nổi rõ bằng ở bệnh nhân người lớn như: đau cơ khớp, giãn mạch ngoại vi, mạch chậm, xuất huyết mảng dưới da, đái ra huyết cầu tố và thể não.

Ngược lại ở bệnh nhi Sốt xuất huyết có một số triệu chứng khác hay gặp hơn so với người lớn, như: đau bụng, gan to, xuất huyết đốm dưới da, xuất huyết tiêu hoá, sốc, tràn dịch màng phổi – màng bụng, bứt rứt, và vật vã, co giật.

Khác biệt rõ nhất là; đau bụng và gan to gặp nhiều ở bệnh nhi so với người lớn với tỷ lệ 39-75% đau bụng và 25-55% gan to so với 15-39% và 10-15% ở người lớn (xem bảng 22); tỷ lệ vật vã giãy giụa và tỷ lệ sốc ở bệnh nhi cũng cao hơn hẳn, 22-47% vật và giãy giụa và 33,5-70% sốc só với 4,2-7% và 7,3- 19,3% ở người lớn; tràn dịch màng phổi gặp ở 18-19% bệnh nhi so với 1,3% ở người lớn.

Trong công trình nghiên cứu về tổn thương giải phẫu bệnh lý ở 71 thi thể, chết vì Sốt xuất huyết, giáo sư Vũ Công Hoè ghi nhận: xuất huyết não phổ biến ở bệnh nhân người lớn so với bệnh nhi (8/10 ở người lớn và 7/71 ở trẻ em), ngược lại ở bệnh nhi xuất huyết đường tiêu hoá phổ biến hơn và nặng hơn. Cũng vì thế ở bệnh nhi Sốt xuất huyết, thể não gặp ít hơn và thể xuất huyết tiêu hoá gặp nhiều hơn so với người lớn; riêng xuất huyết tiêu hoá tuy gặp nhiều ở bệnh nhi nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi 7-8 tuổi trở lên, còn lứa tuổi 2-6 tuổi ít có xuất huyết tiêu hoá hơn (Bs Nguyễn Hữu Bình, 1970).

Bảng Cơ CẤU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN (%)

STT Triệu chứng Bệnh nhi Sốt xuất huyết (a) bệnh nhân Sốt xuất huyết lớn tuổi <b>
1 Đau cơ khớp 50% 85-100%
2 Giãn mạch ngoại vi 80% 95-100%
3 Choáng váng chóng mặt 60% 20-23%
4 Đau bụng 39-5% 1 5-39%
5 Gan to 25-55% 10-15%
6 Đốm xuất huyết dưới da 91,4% 66,7%
7 Mảng xuất huyết 2,7% 14,7%
8 Xuất huyết niẽm mạc (mũi lợi) 18-34% 19-48%
9 Xuất huyết phủ tạng 20,3-42,1% 13-36%
10 Sốc 33,5-70% 7,3-19,3%
11 Mạch chậm 33,5% 45,7%
12 Bứt rứt, vật vã 22-47% 3,2-7%
13 Co giật 2,4-6% hiếm hơn
14 Hôn mê

(hội chứng não cấp)

2-2,2% 1 -9%
15 Suy gan cấp 1,4% (c)
16 Đái ra huyết cầu tố hiếm hơn 1,5-3%
17 Tràn dịch màng phổi

18-19% 1,3% (c)

Ghi chú; (a); theo tài liệu của Bệnh viện BĐ1 (1974) và Bệnh viện B (1969): (b): theo tài liệu của Viện 108, Bệnh viện Việt Nam Cuba và vụ dịch Sốt xuất huyết ở Tân Sơn Nhất (1974): (c):% trong số Sốt xuất huyết các thể năng.

Kinh nghiệm tại Bệnh viện B cho thấy: có tới 60% bệnh nhi bị choáng váng chóng mặt (thậm chí phải dìu mới đi được), tỷ lệ này ở bệnh nhân người lớn là 20-23% (Bùi Đại, 1969; Nguyễn Xuân Nguyên, 1974); đau cơ khớp chỉ gặp ở 50% bệnh nhi (Bệnh viện B, 1970), ít hơn hẳn so với người lớn (100% ở Viện 108 và trong vụ dịch Tân Sơn Nhất, 85-96% ở Bệnh viện Việt Nam Cuba và E7), cũng có khả năng việc khai thác triệu chứng chủ quan ở bệnh nhi thường khó; ở Bệnh viện B đã có bệnh nhi đau cơ cổ, cơ vai, cơ đùi nhầm với triệu chứng cứng gáy và Kernig của hội chứng màng não (Bùi Xuân Bách, 1970)

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây