Các bệnh giun sán ký sinh ở người

Bệnh truyền nhiễm

Giun sán là những động vật đa bào ký sinh trong cơ thể sống. Các bệnh do giun sán ký sinh trong cơ thể người gọi là bệnh giun sán.

Cơ thể người có thể là vật chủ của 150-200 loài giun sán trong đó một nửa là giun tròn và một nửa là giun dẹt gồm sán dây và sán lá.

Có 67 loài giun sán thường sống trong cơ thể người, trong số này có 22 loài phổ biến nhất.

Vai trò của giun sán trong bệnh học của con người rất lớn. Giun sán có thể sống ở bất kỳ cơ quan nào hoặc mô nào, nhưng thường hay gặp nhất ở ruột . Ảnh hưởng do giun sán gây ra cho cơ thể con người rất đa dạng, chúng có thể gây tác hại có tính chất độc hoặc tác hại cơ học. Nhiều giun sán gây ra những bệnh nặng, làm hại đến sức khoẻ của con người.

  • Bệnh giun sán là một vấn đề thời sự đối với y tế, vì phổ biến rộng rãi ở nhiều nước. Các phương pháp đấu tranh chống bệnh giun sán trước hết tuỳ thuộc vào sự hiểu biết những đặc trưng của quá trình dịch tễ của từng bệnh giun sán. Do đó cần phải phân loại các bệnh giun sán của người phù hợp với những yếu tố truyền bệnh rất khác nhau. Giun sán chia thành 2 nhóm chủ yếu:
  1. Giun sán ở đất
  2. Giun sán sinh học sống trên sinh vật trung gian

Cơ sở của sự phân loại này là sự khác biệt trong chu kỳ phát triển của giun sán và trong các phương thức lây bệnh, nhờ yếu tố đất hoặc nhờ vật chủ sinh học. Sự phân loại giun sán như vậy (dựa trên sinh học của tác nhân gây bệnh và trên cơ chế truyền bệnh) là hợp lý, vì nó tạo ra khả năng đạt một sự hệ thống hoá rõ rệt các giun sán về mặt dịch tễ học.

Trong dịch tễ học, các bệnh giun sán có những đặc điểm nhất định gắn liền với sinh học của giun sán, có những mối quan hệ qua lại với cơ thể vật chủ. Đặc điểm quan trọng nhất là những chu kỳ phát triển phức tạp của giun sán ; đôi khi không thể thực hiện được trong cơ thể người mà cần phải thực hiện ở môi trường bên ngoài hoặc trong cơ thể động vật.

Thời gian nhiễm giun sán, khi bị lây một lần, có giới hạn được quy định bởi tuổi sống tự nhiên của một giai đoạn phát triển (trứng, ấu trùng) trong cơ thể người, ở các bệnh giun sán, không có thời kỳ ủ bệnh rõ rệt và những biểu hiện lâm sàng cấp tính tương đối ít gặp. Miễn dịch được tạo ra ở các bệnh giun sán thường không đầy đủ ; điều này làm cho người ta có thể bị nhiễm rất nhiều giun sán và hay bị nhiễm lại.

Tất cả những đặc điểm dịch tễ học của các bệnh giun sán có ý nghĩa thực tế to lớn đối với các biện pháp chống bệnh giun sán.

Hiện nay, khoa học hiện đại và thực tế đã đề ra những biện pháp cho phép tiêu diệt những loài giun sán riêng biệt trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ sinh học của chúng, và ở bất cứ nơi cư trú nào của chúng.

BỆNH DO GIUN SÁN SỐNG Ở ĐẤT (GÉOHELMINTHES)

Các bệnh do giun sán sống ở đất là những bệnh do các loại giun sán có thể thực hiện chu kỳ phát triển của chúng mà không cần có sự tham gia của vật chủ trung gian: sự phát triển của trứng và ấu trùng xảy ra ở môi trường bên ngoài, ở ngoài cơ thể vật chủ (như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun kim).

  1. Một vài đặc điểm

Về các giai đoạn phát triển của giun sán sống ở đất: Trừ trứng giun kim (Entérobius vermicularis hay Oxyuris) khi trứng của các giun khác phát triển tuỳ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên, khí hậu, địa lý và trước hết tuỳ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và sự thoáng khí của đất. Trừ một số rất ít ngoại lệ, trước giai đoạn nhiễm giun (trong ruột), trứng của chúng không thể phát triển được trong ruột, vì thiếu một lượng oxy cần thiết, và đối với một số trứng nhiệt độ cao cần thiết cho chúng phát triển. Ngoài trứng của giun lươn do giun cái đẻ ra, phát triển rất nhanh đến giai đoạn ấu trùng linh hoạt trong thành ruột vì các mô được máu cung cấp nhiều oxy. Nhưng giai đoạn nhiễm của ấu trùng chỉ xảy đến sau khi chúng đã sống qua ở môi trường bên ngoài.

Sự phát triển của những giai đoạn khác nhau (trứng, ấu trùng) ở môi trường bên ngoài, ở những loài giun khác nhau, xảy ra trong những giới hạn nhiệt độ nhất định và ở những nhiệt độ tối thiểu nhất định ; ở những nhiệt độ này, chu kỳ phát triển được hoàn chỉnh trong một thời hạn ngắn nhất. Điều này phản ảnh một số đặc điểm về sự phân bố của loại giun này về mặt lãnh thổ.

  1. Nguồn nhiễm giun:

Nguồn nhiễm giun ở đa số các bệnh giun sán là người (không kể bệnh giun lươn rất ít thấy ở người). Sự ký sinh của giun tóc và giun kim ở khỉ, không có vai trò đáng kể trong dịch tễ học của con người.

Theo cơ chế truyền bệnh ở các bệnh, có thể phân biệt:

  • Nhiễm giun ở ruột (giun đũa, giun lươn và giun kim)
  • Nhiễm giun ở lớp bao phủ bên ngoài (giun móc, giun lươn)

Cơ chế lây bệnh chủ yếu của người, khi bị nhiễm giun ở ruột, là ăn phải các trứng giun ; và khi bị nhiễm ở lớp bao phủ bên ngoài là sự xâm nhập tích cực của ấu trùng qua da.

Như vậy, ở các bệnh giun móc và giun lươn, trứng giun phải trải qua ở môi trường bên ngoài một thời gian nhất định, trước khi đến giai đoạn nhiễm là giai đoạn có khả năng làm lây cho người ; rồi từ môi trường bên ngoài, các trứng và ấu trùng ở giai đoạn nhiễm này bằng nhiều con đường khác nhau mới xâm nhập trở lại được cơ thể người.

  1. Các biện pháp phòng bệnh giun sán:
  • Tẩy giun ở các nguồn xâm nhập
  • Làm cho môi trường bên ngoài không bị nhiễm trứng, ấu trùng và làm thanh khiết môi trường đó.
  • Phòng cho người không bị lây từ môi trường bên ngoài.

Có thể đạt được hướng thứ nhất bằng cách trị liệu hoá học đối với vật ký sinh trong cơ thể vật chủ ;

Hướng thứ hai, bằng cách tập trung phân ở những nơi có cấu trúc hợp lý, tiệt khuẩn hợp lý và sử dụng hợp lý phân ; xây dựng hệ thống cung cấp nước đúng quy cách.

Hướng thứ ba, bằng giám sát thực phẩm về mặt vệ sinh, tổ chức ăn uống công cộng; chống ruồi, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh giun sán ở nông thôn và trong sản xuất.

  1. Các loại giun sán sống ở đất:

Các loại giun sán sống ở đất gây bệnh cho người gồm nhiều loại, ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số bệnh sau đây: bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc, bệnh giun lươn, bệnh giun kim.

BỆNH DO GIUN SÁN SỐNG TRÊN SINH VẬT TRUNG GIAN (BIOHELMINTHES)

Đặc trưng của các loại giun sán sống trên sinh vật trung gian này là chúng đều có chu kỳ phát triển phức tạp với sự tham gia của 2-3 động vật thuộc những loài khác nhau.

Động vật ở đó giun sán đạt mức độ trưởng thành về sinh dục, được gọi là vật chủ cuối cùng của ký sinh vật. Người là vật chủ cucíi cùng của các loại sau:

  • Của sán lá như Opistorchis, và của hầu hết các sán dây như sán lợn, sán bò.
  • Của một số giun như: giun chỉ, giun xoắn

Cơ thế mà ở đó giun sán phát triển ở giai đoạn ấu trùng, được coi là vật chủ trung gian.

Loài ốc sên là vật chủ trung gian của sán Opistorchis

  • Tôm Cyclopes là vật chủ trung gian của sán Diphyllobothrium latum. – Lợn, chó là vật chủ trung gian của sán Taenia solium
  • Con người và động vật ăn cỏ là vật chủ trung gian của sán Enchinococcus

Đôi khi, dể hoàn thành đầy đủ chu kỳ phát triển, giun sán cần phải có một vật chủ trung gian thứ hai, từ đó ký sinh vật sang vật chủ cuối cùng. Thí dụ, ở bệnh sán Opistorchis và ở bệnh sán Diphyllobothrium, vật chủ trung gian thứ hai là một số loài cá khác nhau.

Đa số các giun sán sống trên các sinh vật trung gian này, hoàn toàn không cần đến môi trường bên ngoài vật chủ mà vẫn phát triển (nhóm thứ nhất). Vật chủ cuối cùng bị lây bệnh giun chỉ (filaire) là do bị vật chủ trung gian (muỗi) đốt.

Ở bệnh giun xoắn, giun hoàn thành chu kỳ phát triển của mình trong một vật chủ: vật chủ này lần lượt có thể là vật chủ cuôl cùng, rồi sau đó lại là vật chủ trung gian. Lây bệnh giun xoắn có thể là do ăn phải thịt động .vật bị nhiễm (nhóm thứ hai)

Ở những bệnh giun sán khác sống trên sinh vật (nhóm thứ ba), môi trường bên ngoài chỉ là nơi mà vật chủ trung gian bị lây những trứng giun sán được giải phóng ra cùng với phân của vật chủ cuối cùng. Khác với của giun sán sống ở đất, những trứng của giun sán sống trên sinh vật, khi được giải phóng ra ngoài, đã có thể làm nhiễm bệnh, ở những giai đoạn đầu tiên, giun sán cần phải có một môi trường bên ngoài để phát triển ; khác với giun sán sống ở dất, ấu trùng phát triển ở trong trứng không có khả năng làm lây cho vật chủ trung gian. Đối với một số giun sán, lại cần phải trải qua hai vật chủ trung gian (sán Diphyl- lobrothrium).

Ớ các bệnh do giun sán sống trên ký sinh vật, sự lây bệnh ở người có thể xảy ra:

  • Khi nuốt phải ấu trùng đã phát triển ở vật chủ trung gian, cùng với thức ăn hoặc nước (sán lá).
  • Khi ấu trùng (đã phát triển ở vật chủ trung gian) vào nước và xâm nhập vào da của vật chủ (sán máng).

Trong số những giun sán sông trên sinh vật, có loại sán hymenolepis rất khác biệt. Trứng phát triển đến giai đoạn nhiễm ngay khi còn ở trong tử cung của sán mẹ và như vậy không cần phải nhờ đến môi trường bên ngoài để phát triển. Điều này làm nó giống loài giun sán sống trên sinh vật ở châu Âu (Pháp, ý) việc tìm vật chủ trung gian của nó đã không đưa đến kết quả mong muốn. Nhưng ở Braxin đã tìm thấy ấu trùng sán Hymenolepis trên các côn trùng. Rõ ràng là hiện nay, giun sán ở một số nước đã mất khả năng lây truyền qua vật chủ trung gian, nhưng ở một số nước khác, vẫn còn khả năng lây bệnh qua vật chủ trung gian.

Các bệnh do giun sán sống trên sinh vật trung gian có nhiều, ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số bệnh sau đây: bệnh sán hymenolepis nana, bệnh sán Hymen- nolepis diminuta, bệnh ấu trùng sán Echinococcus (gồm E.granulosus và E.mul- tilocularis), bệnh sán bò và sán lợn (Taenia saginata và Taenia solium), bệnh giun xoắn, bệnh sán Diphyllo-bothrium latum, bệnh sán Opistorchis felineus.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận