Tên khác: bệnh thiếu máu của thợ mỏ hoặc của thợ đóng gạch, hoặc bệnh xanh xao ở Ai Cập.
Định nghĩa
Là bệnh nhiễm giun-sán đường ruột kèm theo thiếu máu giảm sắc và tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu, kèm theo rối loạn tiêu hoá và đôi khi cả tổn thương phổi.
Căn nguyên: tác nhân gây bệnh là một loài giun tròn, có tên khoa học là Ankylostoma duodenale hoặc Necator americanus tuỳ theo từng vùng trên thế giới. Giun móc đực có kích thước 8-11 mm và giun cái có kích thước 10-18 mm. Loài necator thì nhỏ hơn một chút, nhưng chu kỳ biến thể của hai loài nói trên giống như nhau.
Giun móc trưởng thành ký sinh trong tá tràng, bám vào niêm mạc ruột bởi một miệng có hai răng hình móc câu và có khả năng hút máu. Giun thường xuyên di chuyển trong ruột và ở mỗi điểm bám chúng lại gây ra một điểm xuất huyết nhỏ. Giun móc cái đẻ khoảng 10.000 trứng mỗi ngày, trứng được bài tiết theo phân ra ngoài, ở môi trường ngoài cơ thể, những trứng giun này nhanh chóng phân bào, và trở thành ấu trùng hình que sau từ 1 đến 2 ngày. Một vài ngày sau đó, ấu trùng hình que biến thể thành hình sợi ỉà thể lây nhiễm, và có thể tồn tại nhiều ngày trong nền đất ẩm. Nếu thể hình sợi này tiếp xúc với da người (đi bộ không mang giầy trên đất có ấu trùng), thì chúng sẽ xâm nhập qua da vào mao mạch máu, rồi vào dòng máu tuần hoàn để tới phổi. Từ các phế nang trong phổi, ấu trùng giun móc di chuyển dần lên trên theo hệ thống cây phế quản (lúc này chúng có thể gây ra hội chứng Loeffler), để tới họng (hầu), rồi được nuốt xuống dạ dày (ngày thứ 3-7). Khi tới tá tràng, ấu trùng trở thành giun trưởng thành vào ngày thứ 28. Sau khi giao phối với giun đực, giun cái đẻ trứng và chu kỳ lại tiếp diễn. Giun trưởng thành có thể sống được tới 5 năm. Trứng đã chứa phôi được bài tiết theo phân ra ngoài, nếu là thuộc giống A. duodenale thì được bài tiết ra ngoài sau 40 ngày kể từ khi bị nhiễm, nếu thuộc giống N. americanus thì thời gian này là 60 ngày.
Cả hai giống Ankylostoma và Necator đều lây nhiễm vào cơ thể người bằng cách chui qua da, nhưng riêng giống Ankylostoma thì còn có thể lây nhiễm theo đường tiêu hoá.
Dịch tễ học
Những điều kiện tồn tại của giun móc làm cho bệnh giun móc hầu như chỉ là bệnh của riêng những xứ nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, và ở những vùng mưa nhiều. Điều kiện thuận lợi cho giun móc tồn tại còn thấy ở trong những hầm lò của các mỏ, và các nhà máy làm gạch, tuy nhiên bệnh đã không còn thấy ở những nước công nghiệp nhờ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Ankylostoma duodenale có ở những nước thuộc Địa Trung Hải và ở thung lũng sống Nil.
Necator americanus có ở những xứ nóng ẩm thuộc châu Mỹ, ở các hải đảo thuộc Thái Bình Dương, ở Đông Phi, và Đông Nam á, ở đây đôi khi có thể có cả Ankylostoma ceylanicum.
Triệu chứng
Ở NƠI ẤU TRÙNG XÂM NHẬP: ở nơi da bị ấu trùng giun móc xâm nhập, thường thấy ban đỏ và phù nề, nhất là ở da bàn chân, trong khoảng giữa các ngón chân (gọi là viêm da do giun hoặc “bệnh lở chân thợ mỏ”)
ẤU TRÙNG DI CƯ ĐẾN PHổI: ấu trùng giun di chuyển đến phổi có thể gây ra sốt, ho, khó phát âm, đôi khi ho ra máu (khái huyết) và các ! triệu chứng phổi khác nữa (xem: hội chứng Loeffler). Đôi khi thấy cả những triệu chứng về họng (“viêm long trong bệnh lỏ chân”).
ẤU TRÙNG DI CƯ VÀO NHÃN CẦU: hay xảy ra, thường kèm theo phù nề mí mắt.
Bảng 2.10. Nhiễm arbovirus (virus lây truyền qua côn trùng chân đốt)
Bệnh/virus | Nhóm virus | Vectơ | Phân bố theo dịa lý |
VIÊM NÃO
Viêm não ngựa typ phía tây |
Alphavirus | Muỗi | Châu Mỹ từ Bắc tới Nam |
Viêm não ngựa typ phía đông | Alphavirus | Muỗi | Bờ biển phía Đông châu Mỹ |
Viêm não ngựa typ Venezuela | Alphavirus | Muỗi | Venezuela, Floride, Mêhicô |
Viêm não Trung Âu | Flavivirus | Tỉc | Trung Âu và Đông Ảu |
Viêm não Nhật Bản B | Flavivirus | Muỗi | Từ Nhật Bản tốl Phillipin |
Viêm não Nga xuân-hè | Flavivirus | Tic | Nga, Trung Âu |
Viêm não St-Louis | Flavivirus | Muỗi | Hoa Kỳ, vùng biển Caribê |
Sốt thung lũng Murray | Flavivirus | Muỗi | Australia, Tân-Guinê |
Sốt do virus Powassan | Flavivirus | Tic | Bắc Mỹ |
Sốt Tây sống Nil | Flavivirus | Muỗi | Ai Cập, Israel,Ân Độ |
SỐT VÀ ĐAU KHỚP Bệnh O’nyong-nyong | Alphavirus | Muỗi | Châu Phi |
Sốt do virus Ross-River | Alphavirus | Muỗi | Australia, Tân-Guinê |
Dengue (týp 1,2,3 và 4) | Flavivirus | Muỗi | Châu Phi, châu Á, châu Mỹ |
Sốt tic Colorado | Orbivirus | Tic | Miền Tây Hoa Kỳ |
SỐT CẤP LÀNH TÍNH Sốt do virus Mayaro (Uruma) | Alphavirus | Muỗi | Panama, Trinidad |
Sốt do virus Sindbis | Alphavirus | Muỗi | Châu Âu, châu Phi, Australia |
Sốt do virus Mucambo | Alphavirus | Muỗi | Nam-Mỹ |
Sốt mòng | Bunyavlrus | Muỗi cát | Địa Trung Hải, châu Á, châu Phi |
Sốt tỉnh Naple, thuộc Sicile | Phlebovirus | Muỗi | Italia, AI Cập |
Sốt tỉnh Candiru, Punta del Toro | Phlebovlrus | Muỗi | Braxin, Panama |
SỐT XUẤT HUYẾT Sốt vàng da | Flavivirus | Muỗi | Châu Phi, châu MỹLatlnh |
Dengue xuất huyết | Flavivirus | Muỗi | Đông Nam Á, vùng biển Carlbê |
Sốt xuất huyết vùng Omsk | Flavivirus | Tic | Siberi |
Sốt rừng Kyasanur | Flavivirus | Tic | Ấn Độ (bang Mysore) |
Sốt do virus Chlkungunya | Alphavirus | Muỗi | Châu Phi, Đông Nam Á |
Sốt vùng Crimẽ-Congo | Nairovirus | Tỉc | Châu Phi, Crum, Kazactan |
Sốt thung lũng Rift | Phlebovirus | Muỗi | Đông Phi, Ai Cập |
Bảng 2.11. sốt xuất huyết do các virus khác
|
GIUN KÝ SINH CỐ ĐỊNH Ở RUỘT: gây ra đau bụng, nôn, ỉa chảy. Bệnh nhân hay bị thiếu máu. ở bệnh nhi có thể thiếu máu nặng, và dẫn tối biến chứng suy tuần hoàn, phù nề, và phù toàn thân, đôi khi trẻ chậm phát triển.
THIẾU MÁU: là do mất máu liên tục ở ruột. Nếu nuôi dưỡng kém thì làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
“NGUỜI LÀNH” MANG MẦM BỆNH: có nhiều ở trong những vùng dịch địa phương lưu hành.
Xét nghiệm cận lâm sàng
– Xét nghiệm phân: chẩn đoán được xác định nếu tìm thấy trứng giun trong phân, phân thường có lẫn máu. Mức độ nhiễm giun nặng được đánh giá bằng số lượng trứng giun thấy ở trong 1 gam phân: nhiễm nhẹ (nếu dưới 2.000 trứng), nhiễm trung bình (nếu từ 2.000 đến 5.000 trứng), nhiễm nặng (nếu trên 5.000 trứng).
cấy phân: cho phép phân biệt giữa Ankylostoma và Necator.
Huyết đồ:
+ Tăng bạch cầu hạt ưa acid (15-30%, đôi khi tới 70-80%), tăng tôì đa vào tháng thứ 2.
+ Thiếu mau giảm sắc hồng cầu bé (hồng cầu < 3.500.000/pl, và hàm lượng hemoglobin < 70%).
+ Tăng bạch cầu ở giai đoạn ấu trùng xâm nhập cơ thể.
Chẩn đoán: một đối tượng sống ở trong vùng có dịch địa phương lưu hành hoặc làm việc ở môi trường ẩm ướt (mỏ than, nhà máy gạch) thì có thể nghi ngờ bị bệnh, nếu người này bị thiếu máu, tăng bạch cầu hạt ưa acid, có những rối loạn tiêu hoá và phổi.
Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh:
Bệnh tê phù (thiếu vitamin Bl) và bệnh sốt rét ở những vùng có dịch sốt rét địa phương.
Viêm thận mạn tính, bệnh thận hư (đều có phù nề)
Thiếu máu do các nguyên nhân khác.
Tiên lượng
Đối với trẻ em, nếu bị lây nhiễm bởi số” lượng lớn giun, kéo dài và trẻ bị -suy dinh dưỡng, thì bệnh có thể làm cho trẻ chậm phát triển. Còn ở người lớn, tiên lượng thường thuận lợi.
Điều trị
Ngoài việc phải cho ăn tốt và điều trị thiếu máu bằng muối sắt II, có thê cho một trong những thuốc sau đây:
Mebendazol: thuốc đầu bảng, liều lượng: 200-400 mg uống mỗi ngày, trong 4 ngày.
Tiabendazol: 50 mg/kg cân nặng cơ thể/mỗi ngày (tối đa là 3 g) cho theo đường uống trong 3 ngày.
Pyrantel: liều duy nhất 10 mg/kg cân nặng cơ thể để điều trị thể Ankylostoma, nếu điều trị thể Necator, thì cũng sử dụng liều như vậy hoặc gấp đôi nhưng cho trong 3 ngày liên tiếp.
Phòng bệnh: ở những vùng có dịch địa phương lưu hành, phải vệ sinh môi trường tốt, xây dựng đủ nhà tiêu (nhà vệ sinh). Công nhân làm việc dưới hầm lò hoặc nhà máy gạch phải mang giày ủng. Giáo dục y tế, điều tra sàng lọc và điều trị hệ thống những “người lành” mang mầm bệnh.