Chụp động mạch vành

Bệnh tim mạch

Chụp động mạch vành cho phép quan sát các động mạch vành phải và trái cùng các nhánh. Hai ống thông được luồn qua động mạch đùi và được đẩy vào động mạch chủ, tới tận các lỗ động mạch vành, vào động mạch vành phải và một vào động mạch vành trái.

Sau đó tiêm một chất cản quang qua ống thông vào từng động mạch vành. Một máy quay sẽ ghi hình động của tuần hoàn vành ở các thời điểm.

Trong nhiều trường hợp, chụp động mạch số hoá cho phép thu được các hình ảnh khá tốt về động mạch vành mà chỉ cần chụp động mạch chủ, không cần phải luồn ống thông vào từng động mạch vành. Chụp mạch vành thường được bổ sung bằng chụp tâm thất và nghiên cứu huyết động học.

Chỉ định

ĐỂ CHẨN ĐOÁN

  1. Đau vùng trước ngực nghi là đau thắt ngực ở người có Điện tâm đồ và/hoặc nhấp nháy đồ cơ tim lúc nghỉ ngơi và lúc gắng sức bình thường hoặc kết quả mập mờ.
  2. ĐTĐ bệnh lý, nghi bị thiếu máu hoặc bị tổn thương ở người có nguy cơ cao do nghề nghiệp (phi công chuyên nghiệp, lái xe buýt, điều khiển máy ở công trường).
  3. Đau ngực ổn định, đau ngực không ổn định, đau ngực Prinzmetal (cần tìm các cơn co thắt mạch vành).
  4. Dị tật mạch vành: nguyên uỷ bất thường, phình động mạch vành, có cầu cơ tim chèn ép phần trước -giữa hai tâm thất.
  5. Đánh giá sau khi nối thông động mạch chủ – vành, nong mạch hoặc làm tan huyết khối.

CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

  1. Nối thông chủ – vành hoặc nong mạch: chụp động mạch vành là không thể thiếu được để quyết định cách điều trị, chọn nội khoa hay phẫu thuật nối thông chủ – vành hoặc nong mạch.
  2. Bệnh van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh đã đến giai đoạn phải mô ở người trên 35 – 40 tuổi, cần chụp động mạch vành để đánh giá tình trạng mạch vành.
  3. Đánh giá tình trạng mạch vành trước khi phẫu thuật lớn về tim mạch; ví dụ, mô phình động mạch chủ ngực, đứt dây chằng tim, thủng vách tim.

Hội chứng X. “Hội chứng X” gồm đau ngực điển hình, nghiệm pháp gắng sức âm tính và chụp động mạch vành thấy hoàn toàn bình thường.

Chống chỉ định

  1. Dị ứng với các chất có iod: nếu không thể không chụp thì phải chuẩn bị bệnh nhân bằng corticoid và tiến hành chụp động mạch vành với sự có mặt của nhóm chuyên khoa hồi sức.
  2. Chống chỉ định tương đối: nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định đang trong giai đoạn cấp.

Tai biến

Tỷ lệ tử vong do chụp động mạch vành là khoảng 1/1000. Các tai biến nặng (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, phản ứng kiểu phản vệ): 1 đến 6 phần nghìn. Tương đôi hay gặp là loạn nhịp nặng hoặc nhẹ (1 – 10%). Ngoài ra còn có nguy cơ tắc động mạch đùi (1%).

Hạn chế của chụp động mạch vành

Việc phân tích phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng chung (tuổi bệnh nhân, khả năng làm việc, hội chứng đau như thế nào, các bệnh khác kèm theo v.v…). Không thể đưa ra quyết định về nội khoa và ngoại khoa nào mà chỉ dựa vào hình ảnh chụp động mạch vành, cần chú ý là các tiêu chuẩn đánh giá hẹp động mạch vành tuỳ thuộc vào bác sĩ X quang. Nói chung, theo quan điểm huyết động học, người ta cho rằng có hẹp nặng khi lòng động mạch vành bị thu nhỏ tới 75%. Đau ngực có thể vẫn còn dù không có các tổn thương làm hẹp động mạch vành (co thắt, đau ngực Primzmetal) và ngược lại, có khi có chít hẹp động mạch nhưng lại không có liên quan gì tới hội chứng thấy ở lâm sàng.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận