Sỏi ống mật chủ (sỏi ống choledoc)

Bệnh tiêu hóa

Tên khác: sỏi ống choledoc.

Định nghĩa: có sỏi trong ống mật chủ.

Căn nguyên

Xem sỏi túi mật. ống mật chủ là một phần của đường mật chính, nối tiếp ống gan chung.

Sỏi trong cíng mật chủ thường là sỏi từ túi mật qua ống túi mật xuống. Không tìm thấy sỏi túi mật ở 5% số trường hợp; hoặc do sỏi được tạo thành tại chỗ, hoặc các viên sỏi khác đã vào tá tràng.

Triệu chứng

  • Sỏi ống mật chủ: có thể yên lặng ở 30-40% số trường hợp.
  • Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải (xem cơn đau quặn gan).
  • Vàng da ứ mật (ngoài gan) do tắc ống mật chủ: nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu. Đôi khi có ngứa.
  • Định luật Courvoisier:thường không sờ thấy túi mật khi bị vàng da do sỏi ở ống mật chủ vì túi mật đã bị xơ. Ngược lại, thường sờ thấy túi mật trong vàng da tắc mật do ung thư tụy.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Triệu chứng vàng da do tắc mật có tăng bilirubin trực tiếp. Bilirubin huyết có thể dao động và ít khi vượt quá 170 μmol/l (100 mg/l). Nếu tắc do khối u thì bilirubin huyết cao hơn và ổn định. Phosphatase kiềm tăng, transaminase ít thay đổi.

X quang: chụp đường mật qua gan và chụp mật-tụy ngược dòng qua nội soi có thể thấy sỏi.

Siêu âm: thấy đường mật chính bị giãn nhưng không phải lúc nào cũng thấy sỏi.

Biến chứng

Viêm đường mật: sốt, rét run. Nếu bị tắc hoàn toàn: có nguy cơ viêm đường mật có mủ và nhiễm khuẩn huyết vi khuẩn Gram âm, sốc nhiễm độc và urê huyết cao. Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân tăng. Cấy máu đôi khi cho kết quả dương tính (nhiễm khuẩn huyết).

Viêm tụy:thường nặng, xuất huyết, tiến triển kéo dài. Amylase trong máu và trong nước tiểu tăng.

Xơ gan thứ cấp do mật(xem bệnh này); nếu tắc mật kéo dài nhiều tháng.

Chẩn đoán

Nghi bị sỏi mật khi lâm sàng có đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, sốt và rét run.

Điều trị

  • Lấy sỏi bằng nội soi:mở cơ thắt vòng (cắt các sợi cơ của cơ thắt) để sỏi rơi vào trong tá tràng. Phương pháp này được dùng ở người không chịu được phẫu thuật hoặc có nguy cơ cao khi phẫu thuật. Tỷ lệ thành công là 90% nếu sỏi < 1 cm nhưng chỉ là 30% nếu sỏi > 2cm. Thời gian nằm viện chỉ 1-2 ngày. Sau đấy có thể cắt bỏ túi mật qua soi ổ bụng.
  • Phẫu thuật:mở bong, cắt bỏ túi mật sau khi đã mở ống mật chủ để lấy sỏi ra và dẫn lưu mật theo đường mật chính.
  • Tán sỏi bằng xung ngoài cơ thể: dùng để làm vỡ sỏi, tạo điều kiện để lấy sỏi bằng đường nội soi.
  • Làm tan sỏi trực tiếp bằng methyl-ter-butyl-ether (MTBE) bơm theo ống thông mũi-mật qua cơ thắt vòng đã được mở.
  • Nếu bị viêm đường mật, tháo mật bằng nội soi hoặc phẫu thuật.

GHI CHÚ – Hội chứng Mirizzi là đường mật chính bị sỏi lớn trong túi mật chèn ép, làm tăng áp lực trong đường mật, gây vàng da tắc mật. Khó chẩn đoán phân biệt với sỏi Ống mật chủ.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận