Ỉa chảy mạn tính

Bệnh tiêu hóa

Đại cương

Định nghĩa: ỉa chảy mạn tính > 300 g/ngày kéo dài hơnl tháng

Chẩn đoán phân biệt:

Mất trương lực cơ thắt hậu môn.

ỉa chảy giả sau táo bón.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Hỏi:

  • Bối cảnh lâm sàng: chế độ ăn, tuổi, du lịch, thuốc, rượu.
  • Tính chất phân (bọt, nhầy, máu, lỏng) và cách tiến triển.
  • Dấu hiệu kết hợp: gầy sút, dấu hiệu tại tiêu hóa và ngoài tiêu hóa (ban, đau khớp, hồng ban nút).

Khám lâm sàng:

  • H/C thiếu hụt: albumin, thiếu máu (sắt), chảy máu (vitamin K), loãng xương (vitamin D), Tetanie (Ca).
  • Dấu hiệu cường giáp: khám da, mắt, hậu môn, khốp. Cận lâm sàng:
  • Công thức máu, máu lắng, điện di protein, HIV
  • Xét nghiệm phân, định lượng mỡ trong phân (phân mỡ) nếu > 6 g / 24 giờ.
  • Test thở Carmin, ký sinh trùng trong phân, TSH.
  • Nội soi tiêu hóa cao và soi đại tràng và sinh thiết nhiều nơi (chẩn đoán viêm đại tràng vi thể)

Thể lâm sàng

Ỉa chảy với kém hấp thu 10%:

Xét nghiệm kém hấp thu: A, D,E, K, phospho, calci, thiếu máu (sắt, íolate, B12)

Khám ruột non (phân mỡ, Test vói D – Xylose ) và hồi tràng (Shiling +/-)

Nguyên nhản trước ruột

  • Khó tiêu (D – Xylose, thiếu A, D, E, K), suy tuỵ ngoại tiết (viêm tuỵ mạn, K tuỵ, Mucoviciclose), thiếu hụt mật (ứ mật, bệnh hồi tràng, cắt đoạn ruột non).
  • Viêm mủ do vi khuẩn ở ruột non, nguyên nhân: bất thường hình thái sau phẫu thuật, hẹp, túi thừa, giảm vận động, trào ngược đại tràng – ruột non.

Nguyên nhân tại ruột

  • Teo nhung mao: bệnh Coeliaque, Sprue tropicale, ký sinh trùng, thuốc, không dung nạp sữa, thiếu hụt miễn dịch.
  • Cắt đoạn ruột non.

Nguyên nhân sau ruột

  • Bệnh lý ruột xuất tiết: thiếu hụt  anti trypsin, tổn thương đại tràng, u lympho.
  • Thâm nhiễm dưới niêm mạc bệnh Whipple: đại thực bào PAS (+) trong lớp lamina Propria và Lymphome.

Ỉa chảy không có kém hấp thu 90%:

ỉa chảy do nhu động (phân lỏng, sô” lượng nhiều, thường xảy ra vào buổi sáng, sau ăn):

  • Tăng tiết hormon: cường giáp, u carcinoid, u tuỷ giáp trạng).
  • Bệnh thần kinh thực vật: đái đưòng, amylose.
  • Bệnh đại tràng chức năng: chiếm 80% ỉa chảy mạn tính.

la chảy do tăng tiết (> 500g/ngày dù nhịn ăn):

  • Hội chứng Zollinger –
  • Thuốc: nhuận tràng loại kích thích, Biguanide, Colchicin, Digitalin.
  • Viêm đại tràng vi thể, u nhú.
  • VlPome, bệnh lý đại thực bào hệ thống.

ỉa chảy thẩm thấu (lỗ thẩm thấu >50 mosm, nhịn ăn có hiệu quả):

  • Bệnh do dùng thuốc nhuận tràng.
  • Thiếu hụt disaccharid (nhất là thiếu hụt lactose).

ỉa chảy xuất tiết (chẩn đoán bằng độ thanh thải phân của ajanti trypsin )

  • Viêm dạ dày phì đại (ménetrier).
  • Tổn thương đại tràng (viêm loét đại trực tràng chảy máu).

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận