PHÒNG CHỐNG
Béo phì là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, mọi người đều phải quan tâm. Đề phòng chống bệnh thừa cân, béo phì có hiệu quả buộc phải có những chương trình quốc gia để quản lý, giám sát (bảng 17.5).
Tựu chung lại, phòng chống bệnh béo phì có 3 mục tiêu tiếp cận với 3 mục đích khác nhau:
- Phòng bệnh chung (mức cộng đồng).
- Phòng bệnh chọn lọc: tập trung vào nhóm người có yếu tố nguy cơ.
- Phòng bệnh với những mục tiêu cụ thể, chọn lọc từ nhóm trên, để lấy ra những người được xem là có những yếu tố nguy cơ nổi trội nhất, đặt ra những mục tiêu cụ thể buộc phải được hoàn thành trong những giai đoạn nhất định.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nơi đang có những thay đổi nhanh chóng về môi trường sống về lối sống, đang có sự thay đổi đáng kể về mô hình bệnh tật. Cho tới nay nhiều chuyên gia cho rằng ở khu vực này, nguyên nhân gây bệnh do các các yếu tố môi trường, ngoại lai nhiều hơn là những khiếm khuyết trong chuyển hóa – vốn được coi là nguyên nhân chính trong bệnh căn “của bệnh béo phì”.
Phòng bệnh ở cộng đồng
Chủ yếu là bằng tuyên truyền, giáo dục để làm giảm cân nặng bằng cách:
- Thay đổi lối sống.
- Tăng hoạt động thể lực.
- Giảm và bỏ hẳn thuốc lá.
- Hạn chế rượu, bia và các thói quen có hại khác trong sinh hoạt.
Phòng bệnh có chọn lọc
Tập trung vào nhóm người có yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh béo phì. Đôi tượng nên tập trung vào những người có yếu tố gia đình, người lao động tĩnh tại, làm việc nhiều với máy vi tính, người quá cân .v.v.
ở Singapore lại tập trung can thiệp vào lứa tuổi học sinh và đã giảm được tỷ lệ bệnh từ 15% xuống còn 12% sau 5 năm thực hiện chiến lược phòng bệnh.
Phòng bệnh có mục đích cụ thể
Tập trung vào một mục đích là chống tăng cân và những vấn đề có liên quan do tăng cân nặng gây ra. Thường những đối tượng này lại rất dễ mắc những bệnh như bệnh mạch vành, đái tháo đường typ 2, nhưng họ lại chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì theo các tiêu chuẩn của WHO.
Bảng 17.5: Tóm tắt các nhóm can thiệp đối với béo phì.
Hình thức ngăn ngừa | Chỉ số | Tiền sử gia đinh | Các yếu tố khác |
Phòng bệnh chọn lọc (Nhóm chung) | BMI > 23 (Châu Á) BMI > 25 (Châu Âu) BMI > 26 (Các đảo Thái bình dương) | Béo phì Đái tháo đường typ 2 Tăng huyết áp Rối loạn Lipid máu | – Thói quen hút thuốc lá
– Cân nặng khl sinh thấp – Nghề nghiệp tĩnh tại – Các nhóm người đặc biệt*. |
Ngăn chặn có chủ đích (nhấn vào những cá nhân cụ thể) | BMI > 25 châu Á BMI > 30 châu Âu BMI > 32 (một số đảo Thái bình dương
– Vòng eo >90 nam > 80 nữ (châu Á) – Vòng eo > 94(nam) > 80 (nữ) – châu Âu |
Đái tháo đường typ 2 |
* Ví dụ: Người châu Á gốc Ấn, người Austrlia bản xứ, một số các dân tộc ít người khác.
CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ
Người ta đã ước tính chi phí cho điều trị béo phì là rất tốn kém, tuy nhiên nếu xét về mục dích dự phòng đái tháo đường typ 2 thì còn rẻ hơn nhiều. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, nếu năm 1997 chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường mất 98,2 tỷ đôla thì béo phì chỉ mất có 47,6 tỷ.
Có thể tham khảo chi phí điều trị cho bệnh béo phì ở một số quốc gia:
Tên | Năm | Số dân (triệu) | Chi phí |
Newzealand | 1996 | 3,6 | 135 triệu đôla NZ |
Australia | 1994 | 18,4 | 464 triệu AUD |
Netherlands | 1995 | 15,7 | 1,0 tỷ NG |
Pháp | 1995 | 58,0 | 12 tỷ Fran |
Mỹ | 1998 | 274,0 | 51,6 tỷ USD |
ĐIỀU TRỊ
Cho đến nay điều trị béo phì chủ yếu vẫn là thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập; những can thiệp y tế chỉ được đặt ra khi các biện pháp can thiệp trên không có kết quả (xem các bảng 17.6 và 17.7).
Thay đổi về lối sống
Nhiều công trình khoa học đã chứng minh thay đổi lối sống bao gồm thực hiện hành vi ăn, uống hợp lý; tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện được tình trạng thừa cân. Nhiều quốc gia đã có chương trình hành động cụ thể và đã thu được kết quả tốt đẹp.
Bảng 17.6: Những tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của điều trị – Tiêu chuẩn WHO (2000).
Tiêu chuẩn | Điều trị thành công |
Giảm cân nặng dư thừa Duy trì BMI
Áp lực máu (huyết áp) Đường máu HbA1C Các yếu tố nguy cơ khác |
5-6 kg hay 10% trọng lượng cơ thể
< 23kg/m2 Giảm Giảm Tốt lên Giảm |
* BMI này giành cho các dân tộc châu Á. Các vùng khác có thể cao hơn (châu Âu hoặc một số dân tộc khác có BMI tăng cao hơn)
Chế độ ăn
Nguyên tắc:
- Chọn những thực phẩm phổ biến, tiện lợi vốn rất nhiều ở nước ta.
- Phân bố bữa ăn thích hợp.
- Số lượng thực phẩm cho một bữa ăn phù hợp, cố gắng không cần đến các bữa phụ.
- Tỷ lệ dầu và mỡ chứa dưới 20-30% . Việt;Nam đề nghị 15%.
- Tỷ lệ Carbohydrate 55-65%. Việt Nam để nghị 60-65%.
- Protein < 15%.
- Hoa quả tươi, rau tươi và các thức ăn tự nhiên phải được tăng cường.
- Hạn chế uống rượu, bia.
Trong thực tế nhiều quốc gia có hướng dẫn chế độ ăn dựa trên thói quen của dân tộc, nhiều quốc gia châu Á có chế độ ăn trong đó tỷ lệ carbohydrate và mỡ cao, tỷ lệ protein thấp.
Trong chiến lược phòng chống bệnh béo phì thì công tác giáo dục cho người dân ý thức và kiến thức đế họ tự lưạ chọn thực phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại.
Các “chất ngọt không năng lượng” cũng nên được sử dụng, các thực phẩm thay thế chất béo nên được khuyến khích.
- Tăng hoạt động thể lực
Là yêu tố quan trọng đảm bảo sự thành công. Tăng hoạt động thể lực nhưng phải phối hợp với thực hiện chế độ ăn. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp người ta chỉ hạ được cân nặng từ 4-5 kg/>3 tháng.
Kê hoạch tăng cường hoạt động thể lực còn phải dựa vào tuổi, vào những ham muôn và sở thích cá nhân, dựa trên cơ sở thói quen tập tục văn hoá của từng dân tộc.
Singapore có phong trào Trim and Fit (TAF) nhằm vào đối tượng từ học sinh phổ thông cơ sở đến sinh viên đại học. Chương trình này chủ yếu nhằm thay đổi lối sống luyện tập thể lực và ăn uống hợp lý; năm 2002 cho kết quả hạ tỷ lệ béo phì trong học sinh trung học xuống còn 9,8%.
Bảng 17.7: Chọn phương pháp điều trị béo phì.
Chế độ ăn | Luyện
tập |
Thuốc | Chế dộ ăn calo rất thấp | Ngoại
khoa |
|
* BMI 23-25kg/m2 | |||||
– Không có yếu tố nguy cơ | + | + | – | – | – |
– Vòng eo quá giới hạn | + | + | – | – | – |
– DM/CHD/HT/HL | + | + | + | ||
* BMI 25-30 | |||||
– Không có yếu tố nguy cơ | + | + | ± | ||
– Vòng eo quá giới hạn | + | + | ± | ||
– DM/CHD/HT/HL | + | + | + | ||
* BMI> 30 | |||||
– Không yếu tố nguy cơ | + | + | ± | ± | ± |
– Vòng eo quá giới hạn | + | + | + | ± | ± |
– DM/CHD/HT/HL | +(tc) | +(tc) | + | +(béo) | +(béo) |
Giải thích:
+: Chỉ định; ±: Cân nhắc ; -: Chống chỉ định.
DM: đái tháo đường ; CHD: Bệnh mạch vành ; HT tăng huyết áp. HL: Tăng Lipid máu; tc = tích cực.
Thuốc
Thuốc chỉ nên dùng trong những trường hợp bắt buộc, phải xem thuốc là phương tiện trợ giúp cho chế độ ăn uống và luyện tập. về sử dụng thuốc nên được cân nhắc khi:
- Ăn nhiều hoặc luôn có cảm giác đói là nguyên nhân chính gây tăng cân.
- Nhiều yếu tố nguy cơ cùng xuất hiện như: rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Nhiều biến chứng do béo phì đã xuất hiện như : viêm xương khớp, cơn ngừng thở khi ngủ, bệnh lý thực quản…
Các thuốc chống béo phì có thể chia ra 2 nhóm lớn
Thuốc tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương
Thuốc tác dụng theo con đường serotoninergic (5HT):
- Fenfluramin và Dexfenfluramin: Ngày nay ít dùng và thuốc có tác dụng gây tăng áp động mạch phổi và gây tổn thương phì đại các van tim.
- Fluoxiten: Là một thuốc chống trầm cảm loại serotoninergic tác dụng làm chán ăn, gây giảm cân nặng.
Thuốc tác dụng lên con đường noradrenergic:
- Ephedrin và caffein
- Phentermin và Diethylproprion: Là những amphetamin có tác dụng gây chán ăn, giảm cân; đây là những thuốc có tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương, chỉ nên dùng trong vòng 3 tháng.
Thuốc đồng thời tác dụng lên hệ serotoninergic và noradrenergic:
- Sibutramin: Thuốc ức chế tái tiếp nhận serotomin và noradrenalin, do vậy làm tăng cảm giác chán ăn sau ăn tăng tỷ lệ chuyển hóa, tăng tiêu hao năng lượng.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy sibutramin trong 6 tháng có thể làm giảm 4,4 – 6,3kg.
Tác dụng không mong muốn là làm tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim, nhưng chỉ xảy ra ở một số trường hợp.
Thuốc tác dụng lên hệ tiêu hoá
- Metformin
Được khuyến cáo cẩn thận khi quyết định sử dụng với mục đích giảm cân, vì dễ thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt là gây nhiễm toan lactic.
- Orlistat
ức chế lipase của tuỵ, nhưng thuốc cũng gây suy giảm khả năng hấp thụ các vitamin tan trong mỡ vì thế có nhiều người khuyên khi dùng orlistat phải tăng chế độ ăn giàu vitamin như rau tươi, hoa quả.
Cũng có ý kiến cảnh báo rằng dùng orlistat có tỷ lệ ung thư vú cao hơn bình thường. Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận xét ban đầu, để có kết luận chính xác, cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa.
Các thuốc không phù hợp để điều trị béo phì
- Các lợi tiểu, an thần, HCG (human chorionic gonadotrophin) không nên dùng
- Các thuốc amphetamin, dexamphetamin và thyroxin có thể nguy hiểm mà không thể đạt được mục đích giảm cân nặng
- Các thuốc chống béo phì fenluramine và D-fenfluramin từ 1997 đã bị cấm sau khi có đủ bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc với các rối loạn hoạt động của van tim
Chống chỉ định của thuốc chống béo phì
- Những đối tượng sau không sử dụng thuốc chống béo phì:
Trẻ em (dưới 16 tuổi).
Người bệnh bị dị ứng với thuốc hoặc không dung nạp thuốc đã từng bị những tác dụng phụ nặng nề.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Người đã dùng thuốc ức chế tái tiếp nhận serotonin chọn lọc khác (SSRIs).
- Các thuốc ức chế monoamin oxidase.
Chế độ ăn có hàm lượng calo thấp
Người ta coi chế độ ăn có hàm lượng calo thấp (VLCD = very low calories diets ) khi lượng calo từ 400-800calori/24 giờ, với lượng calo này sẽ giảm được l-l,5kg/tuần.
Để thực hiện được chế độ VLCL đòi hỏi người thực hiện phải rất quyết tâm; vì nếu có đạt được mục tiêu giảm cân ban đầu mà sau đó người bệnh lại ăn như cũ thì cân nặng lại sẽ tăng lên nhanh chóng. Những yêu cầu khác cũng cần được thực hiện là; phải tôn trọng thói quen ăn uống của đối tượng và họ buộc phải tăng cường hoạt động thế lực trước khi thực hiện chế độ VLCD.VLCDs là phương pháp điều trị có thể áp dụng ở nhiều đối tượng, thậm chí cả những người mắc bệnh béo phì nặng; những đối tượng này thường cần thời gian tới 12 tháng.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định cho những đối tượng có BMI > 40kg/m2.
Quản lý trẻ em béo phì
Đây là vấn đề phức tạp, vì điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ em, là điều chỉnh chế độ ăn cho cả gia đình. Cho tới nay phương pháp có giá trị nhất là tăng cường các hoạt động thể lực và thói quen ăn uống hợp lý.
Chế độ ăn của trẻ cũng là điểu cần hết sức quan tâm vì ở lứa tuỏi này còn đang trong giai đoạn hoàn thiện của cơ thể. Nhiều tác giả khuyên không dùng chế độ VLCDs cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Người ta cũng chú ý đến việc luyện tập ở trường của các học sinh thừa cân, béo phì. Thời gian xem tivi, chơi trò điện tử trên máy vi tính với thời gian dài đều là nguyên nhân hạn chế thời gian luyện tập của trẻ.
Việc dùng thuốc cần hạn chế đến mức tối đa, nhất là với những trẻ em <18 tuổi.