Béo phì và nguyên nhân dẫn đến béo phì

Bệnh Nội tiết

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa: Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thông thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi… còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp, ung thư…

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tại các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn, Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 4% ở Hà Nội (1995) và thành phố Hồ Chí Minh (2000); 10,7% ở lứa tuổi 15 – 49 và 21,9% đ lứa tuổi 40 – 49. Tỷ lệ béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (1996) và 12,2% ở thành phố Hồ Chí Minh (1997).

Để có chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng công thức:

BMI = W/(H2)

W – Cân nặng (kg)

H – Chiều cao (m)

Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20 – 25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5 – 23.

Một điều cần chú ý nữa là vùng chất mỡ tập trung. Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên dáng người “quả táo tàu” thường được gọi là béo kiểu “trung tâm”; kiểu phần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và mỡ tập trung ở phần háng tạo nên vóc người “hình quả lê” hay còn gọi là béo phần thấp hay kiểu dáng đàn bà. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI, nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/vòng mông. Khi tỷ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường đều tăng lên rõ rệt.

Béo phì không tốt đốì với sức khỏe. Người béo phì có các nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, tiểu đường hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật.

“Béo phì không hẳn do ăn uống hay lười hoạt động” là tuyên bố mới đây nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế”.

Chỉ bằng cách quan sát, chúng ta thường đưa ra kết luận nguyên nhân dẫn đến béo phì là do ăn quá nhiều.

Đặc biệt, hầu như tất cả chúng ta đều lên án sự phát triển của thị trường đồ ăn nhanh, thực phẩm ướp muối và việc ngồi trước màn hình ti vi thay vì luyện tập, “Và trên thực tế, chúng ta đang phải trả giá cho sự chú ý quá lớn tối 2 thủ phạm này”, tiến sĩ David B. Allison, giám đốc University Alabama thuộc trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng Birmingham và các cộng sự khẳng định.

Vai trò của 2 thủ phạm này luôn được thừa nhận và điều này đã khiến các nhà nghiên cứu coi thường những nhân tố được giả định khác. Vậy là các bác sĩ chỉ tập trung sự chú ý vào thói quen ăn uống cũng như khuyên bệnh nhân năng vận động nhưng kết quả là tỷ lệ béo phì không thuyên giảm là bao.

Hình ảnh người béo phì
Hình ảnh người béo phì

Chúng ta đều thừa nhận rằng, lười hoạt động và đồ ăn nhanh có liên quan tói căn bệnh béo phì. Nhưng để chứng minh rằng chúng là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này thì rõ ràng là vẫn mang tính suy diễn. Thậm chí ngay cả khi một số nguyên nhân dưới đây chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến béo phì thì chúng cũng cần được xem xét một cách cẩn thận, bởi sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau sẽ làm chứng béo phì trở nên trầm trọng và việc thay đổi chế độ ăn hay luyện tập không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Nhằm khuyến khích một cuộc tranh luận sôi nôi, tìm ra nguyên nhân thực sự của càn bệnh béo phì đang ngày càng trỏ nên trầm trọng ỏ tất cả các quốc gia, tiến sĩ Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc tế vê béo phì:

– Ngủ quá ít: Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi.

– o nhiễm: Một số loại hormon kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ sẽ tác động rất lớn tới những hormon này.

– Điều hòa không khí: Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt, Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng.

– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì.

– Thuốc men: Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormon, thuốc tiểu đường, thuốc chông suv nhược và thuổc áp huyết cao… Đâv là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng, sử dụng những loại thuõc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hưóng đi lên.

– Tuổi thọ và chủng tộc: Những người trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu.

– Phụ nữ sinh đẻ muộn: Đã có một số bằng chứng cho thấy, những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già.

– Di truyền: Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gen di truyền của ông bà vôn đã bị “lặn” ở thế hệ cha mẹ trở thành “trội” ở thế hệ các cháu.

– Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản: Có một số bằng chứng cho thấy những người béo phì thường sinh đẻ dễ dàng hơn những phụ nữ gầy. Nếu như béo phì thực sự có liên quan đến di truyền học thì tỷ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của nhân loại.

* Sự kết hợp của những cặp béo phì: Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng kết hôn với những nam giới thừa cân. Con cái của những cặp đôi này có nguy cơ cao cũng bị béo phì.

Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, ít sử dụng các sản phẩm sữa và những hormon từ ngành nông nghiệp biến đổi gen…

Bệnh Nội tiết
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận