Viêm VA

  • Viêm VA (Vésgétations Adénoides) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi.
  • Tỉ lệ viêm VA khoảng 20-30% trong số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Bệnh hay tái phát và thường gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, tắc nghẽn đường thở kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt của trẻ.
  • Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
    • Vi khuẩn thường gặp: group A beta hemolytic streptococcus, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonie, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Mycobacteria,
    • Virus: Rhinovirus, Epstein barr, Adenovirus, Influenza A và B…

I.     LÂM SÀNG:

  1. Chẩn đoán:
  • Cấp: sốt cao, chảy mũi xanh, nghẹt mũi cả 2 bên, đôi khi có viêm tai giữa.
  • Mạn: nghẹt mũi kéo dài, chảy mũi xanh, biến dạng xương vùng mặt, nghe kém.
  • Họng: thành sau họng dịch nhầy đục từ trên chảy xuống, niêm mạc họng đỏ.
    1. Cận lâm sàng:
  • Xét nghiệm máu: BC tăng
  • Nội soi mũi: VA to ở cửa mũi sau
  • X quang cổ nghiêng
    1. Biến chứng:
  • Viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch
  • Viêm mũi xoang
  • Viêm họng – Amidan
  • Viêm thanh quản cấp
  • Biến dạng sọ mặt: trẻ có khuôn mặt “ VA” như mặt nhỏ, miệng há, cằm nhô ra.

II.  ĐIỀU TRỊ VIÊM VA:

  1. Nội khoa:
  • Rửa mũi, khí dung mũi ( ).
  • Kháng sinh: thời gian điều trị 10 -14 ngày
    • Nhóm Betalactam:

+ Amoxicillin: 50mg -100mg / kg x 3 lần / ngày

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic: 50mg/kg x 2 lần / ngày

+ Cephalosporine: tùy theo mức độ bệnh có thể chọn

Thế hệ I: Cephalexin, Cephadroxil : 50mg/kg x 3 lần /ngày

Thế hệ II: Cefuroxim (Zinnat) …    : 30mg/kg chia 3 lần mỗi ngày

Thế hệ III: Cefpodoxim (Napotel), Cefetamet (Cetamet) …: 10mg/kg x 2 / ngày

* Nhóm Macrolide: Azithromycin (Azoget 250mg) 10 – 20mg/ kg lần duy nhất / ngày x 3 – 5 ngày,  ……

  • Hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần  cách nhau 6 giờ.
  • Kháng dị ứng: chlopheramin 4mg
  • Loãng nhầy Acetylcystein
  • Giảm ho
    1. Ngoại khoa:
  • Nạo VA khi điều trị nội khoa thất bại hoặc VA quá phát gây biến chứ
    • Chỉ định nạo VA:
  • Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/ 1năm.
  • VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi).
  • Viêm VA đã gây biến chứng (viêm tai giữa, viêm họng).

IV. THEO DÕI:

Sau nạo VA:

* Theo dõi:

– Chảy máu ra ngoài mũi hoặc nôn ra miệng.

Nhiệt độ: để phát hiện sớm nhiễm trùng.

– Hô hấp.

* Xuất viện :

  • Khi dấu hiệu sinh tồn ổn và hết chảy máu.
  • Hướng dẫn chế độ ăn:
  • 2-3 giờ sau nạo nếu không có chảy máu cho trẻ uống sữa lạnh, sau đó ăn nhẹ, thức ăn mềm loãng.
  • Ngày 2 ăn cháo hoặc cơm.

Tài liệu tham khảo:

1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  1. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây