Trang chủBệnh tai mũi họngDị hình bẩm sinh ở tai

Dị hình bẩm sinh ở tai

Những dị hình bẩm sinh thường gặp ở tai ngoài, ít gặp ở tai giữa và hiếm gặp ở tai trong.

DỊ HÌNH

Có thể gặp ở vành tai hay ở ống tai, 2 dị hình này cũng thường phối hợp với nhau.

Dị hình vành tai

Thường gặp hơn. Nói chung ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ít hoặc không ảnh hưởng chức năng. Thể hiện:

-Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ờ một bên hay cả hai bên tai. Vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, cục. Hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống tai.

-Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy ở 1 bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

-Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gò nếp. Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai khó khăn và phức tạp.

-Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2, 3 nắp tai.

Các dị hình ở tai
Các dị hình ở tai

 

Dị hình ống tai

Thường gặp tịt lỗ ống tai ngoài hoàn toàn hay một phần làm chít hẹp ống tai lại. Tịt hay chít hẹp có thể do lớp da đơn thuần hoặc cả sụn xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc theo cả ống tai. Dị hình ống tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa.

Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém truyền âm đơn thuần, có thể gây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài.

Cần chụp X-quang đê xác định tình trạng của tai giữa và hệ thống xương con.

Phẫu thuật chỉnh hình lại ống tai ngoài hay lấy bỏ các phần chít hẹp, cần ghép da tốt vì dễ gây sẹo chít hẹp lại.

RÒ BẨM SINH

Thường gặp nhất là rò trước tai hay rò Helix (Elic) thường gọi là rò luân nhĩ.

Lồ rò có thể thấy ở 1 bên hay cả 2 bên, ờ phía trên nắp tai, trước gờ rìa tai. Tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai…

Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết chất nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên trước năp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ.

Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm các chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc cồn iod 5% vào làm cháy lóp biểu bì để đường rò dính tịt lại.

Tốt hơn hết là phẫu thuật: bơm xanh methylen vào để theo dõi đường rò, qua đó lấy bỏ toàn bộ.

Rò luân nhĩ
Rò luân nhĩ

Khi bị áp xe không nên trích rạch rộng rãi vì làm mất đường rò sau khó phẫu thuật.

CẦN NHỚ

  1. Chỉnh hình ống tai ngoài dễ bị sẹo chít hẹp trở lại
  2. Lấy bỏ đường rò luân nhĩ không hết sẽ bị tái

phát.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây