Viêm tai giữa cấp tính

Bệnh tai mũi họng

Căn nguyên

Viêm tai giữa, nhất là viêm thùng nhĩ, thường là thứ phát sau nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc sau bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, nhất là tinh hồng nhiệt, sởi, cúm. Mầm bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi là tụ cầu vàng và Pseudomonas aeruginosa: sau 3 tuổi là phế cầu, Haemophilus influenzae và các liên cầu dung huyết beta. Viêm tai do virus thường bị bội nhiễm các loại vi khuẩn trên.

Giải phẫu bệnh

Nếu không được điều trị thì niêm mạc tai trong bị viêm sẽ hoá mủ (viêm tai hoá mủ), sau đó màng nhĩ bị hoại tử và bị thủng.

Triệu chứng

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn, nhất là từ 6 tháng đến 3 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Đau tai, cảm giác tai bị đầy, điếc dẫn truyền và chảy nước tai ở giai đoạn muộn.

Sốt và có các triệu chứng toàn thân.

Có tiền sử nhiễm khuẩn mũi – họng mấy ngày trước.

Soi tai: màng nhĩ bị sung huyết rồi đỏ, phồng lên, đôi khi sẫm màu, chiếu đèn thấy có mức nước (viêm tai xuất tiết). Nếu màng nhĩ bị thủng thì thấy trong ổng tai có dịch.

Biến chứng

Nếu không được điều trị thích hợp: viêm xương chũm cấp, viêm mê lộ, viêm màng não. Nếu sau điều trị vẫn bị điếc dẫn truyền ở một mức độ nào đó thì có khả năng bị viêm tai thanh mạc.

Điều trị

  • Nội khoa: nghỉ ngơi tại giường, thuốc giảm đau và kháng sinh trong 10 – 15 ngày. Thuốc hàng đầu cho trẻ dưới 6 tuổi là amoxicillin vì nguyên nhân thường gặp là do influenzae.

Do ngày càng hay gặp các chủng sinh ra beta-lactamase, nên kết hợp amoxicillin với acid clavulanic (co – amoxiclav) hoặc một cephalosporin uống (ví dụ: cefaclor, cefuroxim axetil hoặc cefixim).

Cũng có thể dùng co-trimoxazol hoặc erythromycin. Không dùng tetracyclin cho trẻ nhỏ và phụ nữ có mang.

  • Chọc hút: cần chọc hút mặc dù được điều trị nội khoa, nếu màng nhĩ vẫn căng phồng, các triệu chứng nặng lên. Gây tê tại chỗ để chọc hút. Nếu dẫn lưu không tốt thì có thể trở thành mạn tính (phải chọc để mở rộng).
  • Nếu điều trị đúng mà vẫn còn chảy nước tai thì phải nghĩ đến viêm xương chũm.
  • Trẻ nhỏ bị viêm tai cấp tái phát thì phải nghĩ đến viêm VA và phải nạo VA.

GHI CHÚ – viêm màng nhĩ có phồng nước là viêm màng nhĩ do nhiễm vi khuẩn (phế cầu, mycoplasma v.v…) hoặc virus; bị đau đột ngột, sốt và điếc.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận