Thái tử sâm

Thái tử sâm
Thái tử sâm

Thái tử sâm ( 太子参 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Thái tử sâm

(Xuất xứ: Bản thảo tòng tân).

+ Tên khác: Hài nhi sâm (孩儿参),

Đồng sâm (童参).

+ Tên Trung văn: 太子参TAIZISHEN

+ Tên Anh Văn: “HeterophyllyFaalsestarwortRoot,

RootofHeterophyllyFaalsestarwort”

+ Tên La tinh: Pseudostellaria heterophylla(Miq.)Paxex Pax et Hoffm.[P.Rhaphanorhyza(Hemsl.)Pax]+ Nguồn gốc: Là rễ củ của Dị diệp giả phồn lũ, thực vật họ Thạch Trúc (Caryophyllaceae).

– Phân bố –

Ở các vùng Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc (Trung Quốc).

– Thu hoạch –

Khỏang đại thử (khoảng 22, 23, 24 tháng 7) đào, rửa sạch đất, bỏ vào trong nước sôi ngâm nóng, độ 3 ~ 5 phút lấy ra phơi khô, lúc rễ râu khô, thì xoa nhẵn rễ râu, sau đó phơi đến khô hòan tòan. Cũng có thể không ngâm qua nước nóng, sau khi bỏ đi rễ râu phơi khô trực tiếp.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, hơi ấm.

– Trung dược học: Ngọt, hơi đắng, bình.

– Bản thảo tái tân: Vị ngọt, tính ấm, không độc.

– Ẩm phiến tân sâm: Ngọt nhuận, hơi đắng bình.

– Trung dược chí: Ngọt đắng, hơi hàn.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Phế.

– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Phế.

Công dụng và chủ trị

Bổ Phế kiện Tỳ.

Trị Phế hư ho, Tỳ hư ăn ít, tim hồi hộp, tự ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi. Ích khí kiện Tỳ, sanh tân nhuận Phế. Dùng vào Tỳ hư cơ thể yếu, sau khi bệnh hư yếu, khí âm không đủ, tự ra mồ hôi miệng khát, Phế kêu ho khan.

– Bản thảo tòng tan: Đại bổ nguyên khí.

– Bản thảo tái tân: Trị khí hư Phế táo, bổ Tỳ thổ, tiêu thủy thũng, hóa đàm ngừng khát.

– Ẩm phiến tân sâm: Bổ Tỳ Phế nguyên khí, cầm mồ hôi sanh tân, ngừng hư sợ.

– Giang Tô thực dược chí: Trị bao tử yếu tiêu hóa không tốt, tinh thần suy nhược.

– Trung dược chí: Trị Phế hư ho, Tỳ hư tiêu chảy.

– Thiểm Tây Trung thảo dược: Bổ khí ích huyết, kiện Tỳ sanh tân. Trị sau khi bệnh cơ thể hư yếu, Phế hư ho, Tỳ hư tiêu chảy, trẻ con hư yếu ra mồ hôi, tim hồi hộp, miệng khô, không muốn ăn uống.

– Dùng thuốc phân biệt –

Tây dương sâm và Thái tử sâm đều là thuốc song bổ khí âm, đều có công ích khí Tỳ Phế, bổ âm của Phế Tỳ, sanh tân ngừng khát. Nhưng Thái tử sâm tính bình lực yếu, lực bổ khí, dưỡng âm, sanh tân và thanh hỏa không bằng Tây dương sâm. Phàm chứng nhẹ khí âm hư bất túc, hỏa không thịnh và trẻ con nên dùng Thái tử sâm; Khí âm lưỡng thương mà hỏa khá thịnh, nên dùng Tây dương sâm.

– Liều dùng và cách dùng –

Sắc uống, 9 ~ 30g.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm hàm chứa amino acid, amylase, saponin(e), flavone, tannin, coumarin, sterol, triterpene và nhiều lọai nguyên tố vi lượng v.v….(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thái tử sâm có tác dụng kích thích rõ rệt đối với tế bào Lim pha (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị tự ra mồ hôi: Thái tử sâm 3 chỉ, Phù tiểu mạch 5 chỉ. Sắc nước uống.

(Thiểm Tây Trung thảo dược)

Cách dùng Thái tử sâm bồi bổ cơ thể

Tên khác:

Hài nhi sâm, đồng sâm

Nguồn gốc:

Đây là loại rễ củ khô dị diệp giả phồn lũ của loài thực vật họ Thạch trúc, vùng sản xuất chủ yếu ở Giang Tô, Sơn Đông, An Huy v.v…

Phân biệt tính chất, hình dạng:

Thái tử sâm có hình trụ nhỏ và dài hoặc hình thoi dài, hơi cong, đào từ 2 đến 10 cm, đường kính 0,2 – 0,6cm, đầu mút có ngấn thân, bề mật màu vàng tràng, khá láng bóng, hơi có vân dọc, chồ lõm vào có ngân rễ phụ. Chất cứng ma giòn, mặt cắt bằng phẳng, màu trắng vàng nhạt, có chất sừng; hoặc màu trắng, có tinh bột. Hương nhẹ, vị hơi ngọt. Loại nào con sâm mập đều, màu vàng trắng, không có rẻ chùm là tốt.

Tính vị và công hiệu:

Thái tử sâm tính hơi ôn, vị ngọt, đắng, lợi tâm, tỳ phế.

Có công dụng, bổ khí dưỡng huyết, tư dưỡng cường tráng, bổ tì, sinh nước bọt v.v…

Chủ trị:

Tỳ vị hư nhược, khí huyết bất túc, hư nhược cơ thể sau khi ốm dậy, mệt mỏi bải hoải, ăn uống không ngon miệng, phế hư, hen suyễn, thiếu nước bọt, khát nước, đái nhiều, đổ mồ hôi trộm, tim đập hồi hộp v.v…

Theo các công trình nghiên cứu hiện đại thì thái tử sâm có hàm chứa chất đường trong hoa qua, chất tinh bột, chất nhầy…

Thái tử sâm sắc lấy nước cốt, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào hạch rất rõ rệt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió, chống ẩm, chống mọt.

Những phương thuốc thường dùng

Thái tử sâm ô mai ẩm (thuốc sâm ô mai)

Thái tử sâm 15g

Ô mai 15g

Cam thảo 6g

Đường phèn (hoặc đường kính) vừa phải.

+ Cho thái tử sâm, ô mai, cam thảo vào nước sắc lên, cho thêm đường uống thay trà.

+ Thích hợp với các bệnh viêm nhiệt về mùa hè.

Hao tổn khí huyết, nước bọt

Khát nước, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi v.v…

Sâm mạch trà (trà sâm mạch)

Thái tử sâm 9g

Phù tiểu mạch 15g

Bỏ thuốc vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào ủ trong 20 phút

Uống thay trà ngày một thang.

+ Thích hợp chữa các bệnh:

Khí huyết thiếu hoặc khuy hư sau khi ốm dậy

Mệt mỏi rã rời, mồ hôi ra mãi không thôi

Ăn vào không thấy mùi vị

Tim đập hồi hộp, khô miệng….

Sâm hộc trà (trà sâm thạch hộc)

Thái tử sâm 15g

Thạch hộc 10g

Ngũ vị tử 6 hạt

+ Cả ba vị trên bỏ chung vào với nhau thái vụn nghiền nát thành bột mịn

Đổ nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày một thang.

+ Thích hợp dùng trong các trường hợp:

Ốm do nhiệt, thươmg âm, khô miệng khát nước

Hoặc dạ dầy âm thiếu, đau âm ỉ bên trong.

Hay nôn khan, lưỡi trơn tưa lưỡi ít.

Người già hụt hơi đuối sức, đầu váng tâm hoảng loạn v.v…

Dục lân cao (bánh dục lân)

Thái tử sâm, phục linh, sơn dược, bột gạo lức mật ong, đường trắng, mỗi thứ sử dụng với liều lượng vừa phải.

+ Đem tất cả ép chung thành bột, nhào nặn thành bánh ngọt mà ăn.

+ Thích hợp chữa các chứng bệnh:

Trẻ con ăn không tiêu, rối loạn tiêu hoá, bị bệnh gù.

Tỳ hư, ỉa tháo tỏng, trùng tích v.v…

Thái tử sâm bách hợp ngân nhĩ thang (thang sâm bách hợp mộc nhĩ trắng)

Bách hợp 15g

Thái tử sâm 15g

Bạch mộc nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12g

+ Cho nước vào nấu lên uống ngày một thang

+ Thích hợp với các bệnh:

Ho, thiếu khí, thiếu lực, mồm khô, ăn kém, lưỡi đỏ mà thiếu nước bọt, do tỳ vị khí âm lưỡng hư sinh ra.

Thái tử kê: (thái tử sâm hầm gà)

Thái tử sâm 15g

Thịt gà với lượng vừa phải

+ Đem hầm thái tử sâm với thịt gà, uống thang, ăn thịt.

+ Thích hợp chữa trị các bệnh:

Ho lâu không ngớt, khí đoản mà suyễn, do tỳ phế khí hư sinh ra.

Bụng trướng, đi lỏng, tinh thần mệt mỏi, sức yếu

Cũng có thể sử dụng cho bệnh ung thư phổi, hư thoát từng cơn.

Đồng sâm hoàng kỳ bổ khí thang (thang bổ khí đồng sâm hồng kỳ)

Thái tử sâm 50g

Hoàng kỳ 20g

Ngũ vị tử 15g

Mạch môn đông 15g

+ Sắc uống

+ Thích hợp chữa các chứng tự đổ mồ hôi, miệng khát, khí đoản lực thiếu V. V…

Nhị sâm mạch đông tiễn (thuốc sắc hai sâm mạch đông)

Thái tử sâm 25g

Sa sâm 20g

Mạch môn đông 20g

Xuyên bối 10g

+ Sắc uống, ngày 1 thang

+ Thích hợp với các bệnh:

Ho khan ít đờm hoặc ho không long đờm, hong khô, khí đoản… do phế âm bất túc sinh ra.

Sâm nhĩ bổ khí thang (thang bổ khí thái tử sâm mộc nhĩ trắng)

Thái tử sâm 25g

Bạch mộc nhĩ 15g

Đường phèn vừa phải

+ Sắc uống.

+ Thích hợp với các bệnh: Họng khô miệng háo, khí đoản lực thiếu, tim đập hồi hộp v.v… do khí âm bất túc sinh ra.

Những điều cấm kỵ khi dùng thuốc:

Không dùng chung với lê lô.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây