I ĐẠI CƯƠNG:
- Áp xe quanh amidan là sự nung mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài bọc
-Tác nhân:
+ Vi khuẩn yếm khí có tỉ lệ cao ( 75%).
+ Vi khuẩn hiếu khí: Streptococcus pneumonie, Hemophilus influenza, Staphylococcus aureus.
II. LÂM SÀNG:
- Chẩn đoán:
- Khởi đầu bằng đau họng, đau lan lên tai.
- Sốt 39-400, bộ mặt nhiễm trùng.
- Chảy nước bọt, gịọng ngậm hột thị.
- Hơi thở hôi.
- Há miệng hạn chế.
- Khám: họng đỏ, lưỡi gà bị đẩy lệch 1 bên, trụ trước amidan sưng phồng và amidan to đẩy vào
- Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: BC tăng
- Phết họng hay chọc hút mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
III. ĐIỀU TRỊ:
- Kháng sinh phổ rộng: tùy theo mức độ của bệnh lựa chọn kháng sinh cho phù hợp
+ Curam 1g 1 lọ x 2 TMC
+ Cephalosporine thế hệ II, III
Thế hệ II: Zinacef 1lọ x 3 TMC/ ngày Biloxim 1,5g 1lọ x 2 TMC/ ngày
Thế hệ III: – Cefotaxim 1g 1lọ x 2 TMC /ngày
– Cetriazon 1g 1lọ x 2 TMC /ngày
- Thời gian điều trị 5 -7 ngày
- Kết hợp thêm Metronidazole 500mg/100ml 1chai x 2 truyền tĩnh mạch / ngày
- Kháng viêm chống phù nề: Corticoid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg/ lần cách nhau 6 giờ…….
Paracetamol 1g/100ml truyền tĩnh mạch.
- Rạch dẫn lưu ổ mủ.
- Nâng tổng trạng.
- Cắt Amidan sau 3 tháng.
Tài liệu tham khảo:
- Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
- Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
cám ơn