ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN
Cảm phải khí lục dâm của thời tiết mà sinh bệnh gọi chung là cảm mạo. Cúm là một thể của cảm mạo nhưng khác ỏ chỗ cúm do thời khí trái thường (dịch lệ), bệnh lây lan nhiều người cùng bị vào một lúc. Cảm mạo không lây lan như cúm.
THỂ BỆNH
-
Phong nhiệt
Triệu chứng:
Sốt sợ gió, đầu nặng, có mồ hôi, ho, đau họng khát nưóc, tiểu tiện vàng, mạch phù sác.
Điều trị: Thuốc:
Bạc hà 8g Kim ngân hoa 12g
Lá tre 2ồg Cam thảo nam 12g
Kinh giới 8g
Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml uống nóng.
Châm cứu: Đại chùy, Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan (châm tả).
-
Phong hàn
Triệu chứng:
Sợ lạnh nhiều, sốt vừa, đau đầu, không có mồ hôi, ho, cổ ngứa, không khát, mạch phù.
Điều trị:
Thuốc:
Hương phụ (củ gấu) 12g
Tử tô
Trần bì (vỏ quýt)
Cam thảo Nam
Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml.
Châm cứu: Phong môn, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Liệt khuyết. Gia giảm: đau đầu gia Thái dương, ngạt mũi gia Nghinh hương.
Đối với hai thể cảm mạo, trước khi dùng thuốc có thể dùng phép xông rất thông dụng trong dân gian.
Lá bưởi (hoặc chanh , cam) Hương nhu
Tía tô Cúc tần
Ngải cứu Lá sả
Mỗi thứ một nắm nấu xông, có khi chỉ xông bệnh cũng khỏi không phải uống thuốc.
-
Cúm
Triệu chứng:
Sốt cao, đau đầu nhiều, toàn thân nhức nhối, họng khô hoặc đau, ho, chảy nước mũi, nôn mửa. Trẻ em kinh giật, suyễn thở.
Điều trị:
Thuốc:
Lá tía tô Cam thảo dây Hương nhu
Vỏ vôi 20g
Trần bì 10g
Gừng khô 4g
ĐỔ 400ml nước sắc lấy 200ml uống.
Bài này khi có dịch cúm nên tán sẵn uống 12g/lần, uống 2 lần/ngày, uống xong đắp chăn nằm 15 phút.
PHÒNG BỆNH
Những khi thay đổi khí hậu đột ngột, nóng chuyển sang rét lạnh, cần phải mặc ấm, nhất là đối với các cháu bé. Khi có dịch cúm nên có rượu tỏi phòng cúm. Tỏi 100 g giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60° trong hai ngày, lọc lấy nước uống 3 lần/tuần, uống với nước lọc 20 – 30 giọt /lần. Đồng thời giỏ mũi bằng nước tỏi khi có dịch cúm.