Trang chủChứng trạng Đông yTiểu tiện vặt nhiều lần - Chẩn đoán bệnh Đông y

Tiểu tiện vặt nhiều lần – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Tiểu tiện vặt nhiều lần là chỉ một chứng trạng có số lần đi tiểu tiện tăng lên rõ rệt thậm chí mỗi ngày tiểu tiện tới vài mươi lần, gọi là chứng Tiểu tiện vặt nhiều lần.

Linh khu – Kinh mạch, và Kim quỹ yếu lược – Thủy khí bệnh mạch chứng tính trị gọi là chứng này là “Tiểu tiện sác” (tiểu tiện luôn) Tố vấn – Kỳ bệnh luận gọi là “Long”, Kim quỹ yếu lược – Tiêu khát tiểu tiện bất lợi lâm bệnh mạch chứng tính trị gọi là “Niệu sác”, Mạch quyết – Đại tiểu tiện bệnh mạch gọi là “Tiểu tiện điều sác”.

Chứng này với khái niệm các chứng tiểu tiện trong dài, đêm đi tiểu tiện nhiều lần có khác nhau, Chứng Tiểu tiện trong dài là chỉ tiểu tiện trong vắt lượng nhiều, Chứng đêm đi tiểu tiện nhiều lần là chỉ loại chỉ riêng ban đêm số lần đi tiểu tiện tăng nhiều, còn đặc điểm của chứng này là số lần tiểu tiện tăng nhiều, nhưng lượng nước tiểu có thể nhiều, có thể ít, không phân biệt ban ngày hoặc ban đêm.

Sách Tố vấn gọi là “Long” mang nhiều hàm nghĩa, Kỳ bệnh luận viết: “Long là chứng một ngày tiểu tiện vài mươi lần” là chỉ chứng này. Tuyên minh ngũ khí thiên viết: “Bàng quang không lợi là Long”, là chỉ chứng tiểu tiện không thông, Từ “Long” các đời sau thường gọi, phần nhiều là chỉ chứng Tiểu tiện không lợi hoặc chứng Tiểu tiện không thông, cần lưu ý phân biệt.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tiểu tiện nhiều lần do Bàng quang thấp nhiệt: Có chứng tiểu tiện vặt nhiều lần, tiểu tiện vội và đau, niệu đạo cảm giác nóng rát, tiểu tiện sẻn vàng vẩn đục, miệng khô mà dính, bụng dưới trướng đầy, đại tiện bí kết hoặc thấy phát nhiệt ố hàn, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

Tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận âm khuy hư:Có chứng tiểu tiện nhiều lần mà sẻn vàng, kiêm chứng đầu choáng tai ù, miệng khô họng ráo, gò má hồng môi đỏ, hư phiền mất ngủ, lưng gối mềm yếu lao nhiệt, xương nóng âm ỉ, mồ hôi trộm, đại tiện cứng rắn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận khí không bền: Có chứng tiểu tiện nhiều lần trong dài hoặc kiêm chứng són đái không tự chủ, sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng tai ù, đoản hơn suyễn nghịch, lưng gối yếu ớt, chân tay không ấm, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế Nhược.

Tiểu tiện vặt nhiều lần do Phế Tỳ khí hư:Có chứng tiểu tiện nhiều lần trong dài hoặc kiêm són đái không tự chủ, môi nhợt miệng hoà, ho mửa ra bọt dãi, đầu choáng, đoản hơi, cớ thể lạnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn đại tiện nhão, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Hư Nhược.

Phân tích

  • Tiểu tiện vặt nhiều lần do Bàng quang thấp nhiệt với chứng Tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận âm khuy hư:

Đều có chứng tiểu tiện nhiều lần sẻn vàng, đều là bệnh ở Hạ tiêu. Loại trên là thực chứng, vì thấp nhiệt dồn xuống Bàng quang khí hóa thất thường gây nên. Loại sau là hư chứng, Thận âm suy hư mất chức năng nhiếp nạp, hơn nữa do âm hư sinh nội nhiệt, ảnh hưởng đến khí hóa của Bàng quang cho nên tiểu tiện vặt nhiều lần. Yếu điểm chẩn đoán phân biệt là: Loại trên, tiểu tiện vặt nhiều lần kiêm chứng tiểu tiện vội và đau, tiểu tiện có cảm giác nóng rát, bụng dưới khó chịu, nước tiểu vàng đỏ sẫm. Loại sau, kiêm chứng choáng váng tai ù, lao nhiệt xương nóng âm ỉ, hư phiền mồ hôi trộm nước tiểu vàng nhạt, Chứng tiểu tiện vặt nhiều lần do Bàng quang thấp nhiệt điều trị nên thanh lợi thấp nhiệt, dùng phương Bát chính tán, Chứng Tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận âm khuy hư điều trị nên tư âm giáng hoả dùng phương Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm.

  • Chứng tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận khí không bền với chứng Tiểu tiện vặt nhiều lần do Phế Tỳ khí hư:

Cả hai đều thuộc hư chứng, đều có chứng tiểu tiện trong dài, Chứng tiểu tiện vặt nhiều lần do Thận khí không bền vốn thể trạng duơng hư, ốm lâu thương dương, Thận mất sự kín đáo, Bàng quang mất sự co thắt cho nên tiểu tiện nhiều lần, Chứng Tiểu tiện vặt nhiều lần do Phế Tỳ khí hư vì ăn quá nhiều thức sống lạnh, mệt nhọc quá sức, hàn tà làm thương dương dẫn đến Phế Tỳ khí hư không kiềm chế bộ phận dưới, Bàng quang mất sự co thắt cho nên tiểu tiện nhiều lần. Loại trên có kiêm chứng đầu choáng tai ù, lưng gối yếu mỏi, chân tay không ấm, phần nhiều gặp ở người cao tuổi Thận hư hoặc trẻ em tuổi thơ dương khí chưa đầy đủ. Loại sau có kiêm chứng ho mửa ra đờm dãi, kém ăn đại tiện nhão, thường do mệt nhọc quá sức mà dụ phát, phần nhiều gặp ở lứa trung niên làm lụng nhọc mệt.

Điều trị chứng Tiểu tiện nhiều lần do Thận khí không bền theo phép ôn bổ Thận dương, dùng phương Hữu qui hoàn, Điều trị chứng tiểu tiện nhiều lần do Phế Tỳ khí hư theo phép ôn Phế kiện Tỳ dùng phương Ôn Phế thang hợp với Bổ trung ích khí thang.

Chứng Tiểu tiện nhiều lần có chia ra hư thực khác nhau Hư chứng phần nhiều là dương hư, nước tiểu thường là trong dài. Thực chứng phần nhiều là thấp nhiệt, thường kiêm chứng tiểu tiện vội và đau, niệu đạo bài tiêt cảm giác khó chịu. Chứng này Ihường trách cứ vào công năng ba tạng Phế, Tỳ, Thận không điều hoà, có thể chỉ phát bệnh đơn thuần một tạng, cũng có thể kiêm bệnh của vài Tạng trong một lúc. Ngoài ra, có khi còn do Can khí uất kết mà tiểu tiện nhiều lần, có khi vì tình chí mất điều hoà, Can khí uất kết, khí cơ không thư sướng, liên luỵ đến Bàng quang mà tiểu tiện nhiều lần, đặc điểm là tiểu tiện nhiều lần còn kiêm chứng sau khi tiểu tiện có cảm giác như tiểu tiện chưa hết và vùng sườn khó chịu, tiểu phúc trướng đau, đầu choáng, đau đầu, đắng miệng trằn trọc dễ cáu giận, thường do biến đổi của tình chí mà lúc nặng, lúc nhẹ, điều trị nên sơ Can giải uất, dùng phương Tiêu gia tán gia giảm.

Trích dẫn y văn

  • Thái dương bệnh, nếu sau khi dùng các phép thổ, phép hạ, phép hãn, hơi phiền, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện do đó mà rắn, cho uống Tiểu thừa khí thang để hoà thì khỏi (Thương hàn luận – Biện dương minh bệnh mạch chứng tính trị).
  • Người cao tuổi hay bị chứng tiểu tiện nhiều lần, đó là Bàng quang huyết thiếu, dương hoả thiên vượng, phép trị nên tư Thận thủy chân âm, bổ Bàng quang tân dịch làm chủ yếu mà kèm theo các phương thuôc thu sáp như Lục vị hoàn gia Mạch đông, Ngũ vị, không được dùng ôn dược (Trương thị y thông – Tiểu tiện bất cấm).
  • Tiểu tiện nhiều lần mà không tự chủ,đại tiện lại bế không đi được gọi là Tỳ ước. Đó là vì tân dịch ở Tỳ không tiết ra không có gì để nhuận Trường cho nên thế, Trọng Cảnh điều trị bằng Tỳ ước hoàn, Đan Khê dùng phép Thanh Phế táo, Phế được thanh thì tiểu tiện được lợi, mà Tỳ được tươi tắn, nên dùng Thanh táo cứu Phế thang mà điều trị (Huyết chứng luận – Tiện bế).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây