Khái niệm
Miệng có vị chua là chỉ chứng trạng trong miệng tự cảm thấy có vị chua, thậm chí phả hơi ra cũng có hơi chua.
Miệng có vị chua tức “Khẩu toan” khác với chứng “Thôn toan”. Thôn toan là nước chua ở trong VỊ trào lên, còn “Khẩu toan” là chỉ tự cảm thấy có vị chua chứ không có nước chua trào lên. Xin tham khảo mục “Thôn toan”.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Miệng có vị chua do Can nhiệt: Có chứng trong miệng có vị chua và đắng, ngực sườn đầy và đau, nóng nẩy dễ cáu giận hoặc mặt đỏ đầu choáng, trong tâm ảo não, đại tiện khô, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, mạch Huyền hơi Sác
- Miệng có vị chua do Tỳ hư mộc lấn: Có chứng trong miệng cảm thấy vị chua hoặc mửa ra nước chua nước đắng hoặc Ợ hơi thở dài, ăn không thấy ngon, sau khi ăn thì bụng bĩ đầy và trướng, mệt mỏi yếu sức, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Huyền hoặc Huyền Hoãn.
- Miệng có vị chua do túc thực đình trệ: Có chứng trong miệng có vị chua hoặc ợ hơi hăng chua, kém ăn, ngán ăn, bụng bĩ đầy và trướng, đại tiện hoặc kết hoặc nhão mà rất hôi hoặc đại tiện bài tiết khó khăn, rêu lưỡi dầy nhớt hoặc vàng, mạch Hoạt có lực.
Phân tích
- Chứng Miệng có vị chua do Can nhiệt với chứng Miệng có vị chim do Tỳ hư mộc lấn : Miệng có vị chua do Can nhiệt là thuộc Can có thực nhiệt hoặc do tình chí ức uất hóa hỏa sinh nhiệt, hoặc do tà nhiệt nung nấu Can Đởm. Vị chua là vị của mộc, Can nhiệt bị hun đốt bốc lên cho nên chua và thường cảm thấy trong miệng có vị chua và đắng. Miệng có vị chua do Tỳ hư mộc lấn thì trước tiên lỗi ở Tỳ hư sau mới đến mộc lấn, gốc của bệnh ở Tỳ thuộc chứng hư thực lẫn lộn, tức như sách Y học chính truyền có nói: “ Cũng có trường hợp Tỳ VỊ khí yếu, mộc lấn vị trí của thổ mà miệng có vị chua”. Cho nên Tỳ Vị hư yếu được coi là chủ chứng. Trong miệng phát sinh vị chua lại kiêm chứng nôn mửa ra nước chua và đắng hoặc ợ hơi có vị hăng chua, đồng thời ăn uống kém, sau khi ăn thì bụng trướng bĩ đầy, đại tiện nhão. Mộc lấn vị trí của thổ cho nên liên sườn trướng đau mà hay thở dài, mạch Tế Hoãn mà kiêm Huyền. Loại trên là một loạt các hiện tượng Can thực nhiệt như các chứng: ngực sườn đầy đau, nóng nẩy hay cáu giận, Tâm phiền mắt đỏ đau đầu choáng váng, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, mạch Huyền Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng. Loại trên điều trị chủ yếu phải sơ Can thanh nhiệt, nhiệt trừ được thì hết vị chua, có thể dùng Sài hồ thanh Can ẩm, nặng hơn thì dùng Đương quy long hội hoàn. Loại sau điều trị chủ yếu theo phép kiện Tỳ hòa Vị kiêm bình Can, thổ vượng thì mộc không lấn nổi có thể dùng Lục quân tử thang hợp với Tả kim hoàn gia giảm
- Chứng Miệng có vị chua do túc thực đình trệ với chứng Miệng có vị chua do Tỳ hư mộc lấn: Nguyên nhân đều do Tỳ Vị cho nên triệu chứng có chỗ gần giống nhau như kém ăn bụng trướng đầy… Những loại trên là do ăn uống quá liều lượng hoặc ăn nhiều thức béo ngọt nồng hậu, ảnh hưởng đến vận hóa của Tỳ Vị gây nên bệnh. Bệnh chủ yếu là thực chứng. Loại sau thì do Tỳ Vị vốn hư hoặc do ốm lâu điều dưỡng không tốt, bệnh lấy hư chứng là chủ yếu và hư thực lẫn lộn. Do túc thực đình trệ thì dứt khoát phải có bệnh sử về thương thực mà triệu chứng chủ yếu là ứ đọng đồ ăn và Vị mất hòa giáng như các chứng: sợ ăn không biết đói, miệng có vị chua hoặc ợ hăng phả ra hơi chua, rêu lưỡi vàng dầy nhớt, mạch Hoạt Thực. Cùng là loại Tỳ hư mộc lấn mà chủ yếu là Tỳ hư kiêm cả chứng Can khí có chỗ khác nhau, về nguyên tắc điều trị chủ yếu nên tiêu thực đạo trệ hòa Vị giáng khí, chọn dùng phương Bảo hòa hoàn hoặc Mộc hương tân lang hoàn mà điều trị.
Tóm lại, chứng Miệng có vị chua nên phân biệt hư thực và ở tạng phủ nào cho rõ ràng. Thuộc hư phần nhiều do Tỳ thổ bất túc. Thuộc thực phần nhiều do Can Vị hoặc do Can nhiệt hoặc do Vị thực.
Trích dẫn y văn
Miệng có vị chua là thấp nhiệt, vào mùa nóng nực lại ăn canh thịt cá quá mức, ban đêm sẽ thấy vị chua mới biết là vị chua do thấp nhiệt hóa sinh, cho uống Cát căn hoàng liên hoàng cầm thang gia Phòng kỷ, Nhân trần, Mộc thông, Hoạt thạch, Hoa phấn, Vân linh mà điều trị hoặc gia Xương truật, Hoàng bá, Hoàng liên, Ngô thù cũng điều trị được (Huyết chứng luận – Khẩu thiệt).