Trang chủChứng trạng Đông yPhù ở mặt - Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Phù ở mặt – Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

 Khái niệm

Phù ở mặt là chỉ vùng mặt phù nhẹ gây thũng nhưng ấn vào nổi lên ngay.

Nếu vùng đầu mặt phù thũng dưới mắt như tằm ngủ, ấn vào lõm đó là một chứng trạng của phù thũng. Mặt phù là do khí hư dẫn đến khí thũng; phù thũng là do thủy tà gây bệnh thủy thũng. Hai loại này khác nhau, loại trên xu thế thũng không nặng lắm, loại sau xu thế thũng khá kịch liệt.

Chứng phù thũng có chuyên mục giới thiệu riêng, không thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Phù ở mặt do Phế khí hư yếu: Có chứng mặt phù sắc mặt nhợt, thở suyễn đoản hơi, tiếng nói yếu ớt, động làm thì hổn hển, thân thể lạnh sợ gió, tự ra mồ hôi, ho kéo dài không dứt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược vô lực.
  • Phù ở mặt do Tỳ dương bất túc: Có chứng mặt phù sắc mặt vàng bủng, chân tay không ấm, tự cảm thấy vùng mặt căng trướng, mệt mỏi yếu sức, kém ăn bụng trướng đại tiện lỏng nhão, cơ bắp gầy còm, chất lưỡi nhợt bệu có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược.

Phân tích

  • Chứng Phù ở mặt do Phế khí hư yếu với chứng Phù ở mặt do Tỳ dương bất túc: Cả hai đều thuộc khí hư nhưng tạng phủ bị tổn thương khác nhau. Phù ở mặt do Phế khí hư yếu phần nhiều gặp ở người cao tuổi, thể lực yếu hoặc người ho lâu ngày không khỏi. Tuổi cao Phế khí hư yếu bất túc, ho lâu ngày Phế khí bị tổn hại mất chức năng trị tiết, khả năng tuyên tán túc giáng không mạnh. Phế chủ khí, Phế hư thì không làm chủ được khí cho nên mặt mắt phù nhẹ mà thũng. Mục Phế nuy, Phế ung Khái thấu, Thượng khí hênh mạch chứng trị – sách Kim quỹ yếu lược nói: “Thượng khí mặt phù thũng so vai, mạch Phù Đại không chữa được”, có thể thấy chứng này tiên lượng không tốt. Chứng Phù ở mặt do Tỳ dương bất túc vì mệt nhọc quá độ, ăn uống không tốt hoặc ỉa chảy kéo dài, hoặc bị các bệnh mạn tính khác tổn hại Ty dương, Phế khí hư yếu mất chức năng vận hóa thanh dương không thăng lên phát sinh Phù ở mặt. Yếu điểm biện chứng: Phế khí hư yếu gây nên mặt phù thì sắc mặt phần nhiều trắng nhợt không tươi kiêm các chứng trạng Phế hư như đoản hơi suyễn gấp, thiểu khí biếng nói, tiếng ho thấp khẽ, tự ra mồ hôi, sợ gió. Chứng phù ở mặt do Tỳ dương bất túc thì sắc mặt vàng bủng không tươi kiêm các chứng trạng Tỳ hư như: kém ăn trướng bụng, đại tiện nhão, thoát giang, chân tay lạnh, mệt mỏi. Hai chứng này chẩn đoán phân biệt không khó. Nguyên tắc điều trị chứng Phù ở mặt do Phế khí hư yếu chủ yếu phải bổ Phế ích khí kiêm hóa đàm chỉ khái, cho uống Bổ Phế A giao thang gia giảm. Chứng Phù ở mặt do Tỳ dương bất túc điều trị nên kiện Tỳ ích khí thăng dương dùng phương Bổ trung ích khí thang gia Phụ tử. Can khương có thể thu hiệu quả tốt.

Phù ở mặt thường là một chứng trạng của bệnh mạn tính, tình trạng thũng không nặng lắm, ấn tay vào nổi lên ngay, về cơ chế bệnh phần lớn thuộc Phế Tỳ dương khí hư yếu gây nên thuộc loại khí thũng. Nhưng khí thũng cũng có khi do ngoại tà xâm phạm khiến cho Phế khí úng tắc gây nên thuộc loại Thực chứng, điều trị nên tuyên Phế giáng khí là chủ yếu. Nhưng loại trên thường gặp nhiều hơn, còn loại dưới ít khi gặp.

Trích dẫn y văn

– Sách kinh điển nói: Mạch của Túc Dương minh lạc ở cạnh mũi dưới mặt, gặp chứng mặt phù thũng mà đau là thuộc phong. Sách nói: “Mặt thũng là phong, chân thũng là thủy. Nên điều trị bằng Thăng ma cát căn thang gia Bạch chỉ. Nếu kiêm chứng thủy thấp thì gia Ngũ bì ẩm rất hay. Nhưng lại có loại Hoàng bạn mặt thũng là do thấp nhiệt; có loại vàng bủng mà phù nhẹ là do Tỳ hư. Do thấp nhiệt thì chủ trị bằng Hòa trung hoàn, do Tỳ hư chủ trị bằng Lục quân tử thang (Y học tâm ngộ).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây