Trang chủChứng trạng Đông yDa đầu tê dại (ma mộc) - Triệu chứng bệnh Đông y

Da đầu tê dại (ma mộc) – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Da đầu tê dại là chỉ một loại chứng trạng da đầu không biết đau ngứa, tê dại không biết gì.

Các y thư cổ có bàn đến chứng này. Sách Y học nhập môn từng có câu: “Từ cổ trở lên khoảng tai mắt và quầng lông mày có chỗ tê dại không biết đau ngứa… hoặc là tự cảm thấy lớp da đầu như dầy ra, tê đi”. Sách Y lâm dắng mặc – Đầu phong cũng có ghi: “Da đầu tê dại ở lớp trên”.

Người xưa cho rằng “Ma” (tê) với “Mộc” (dại) có khác nhau. Sách Y học chính truyền viết: “Ma có nghĩa là không ngứa, không đau, bì bì không biết đau ngứa y như cái dây thừng cọ sát”. Sách Y học nhập môn nói: “Mộc cũng không đau không ngứa, sờ vào không cảm giác, xoa cũng không cảm giác, dầy như sờ vào gỗ. Tê dại thường là do ứ huyết, đôi khi cũng do thấp đàm”. Mục Quyết – sách Đan Khê tâm pháp lại viết: “Ma là thuộc khí hư … Mộc là thuộc thấp đàm… đem các chứng trạng và nguyên nhân bệnh của ma với mộc để phân biệt. Trên lâm sàng ma với mộc thường đồng thời xuất hiện cho nên gọi chung là Ma Mộc.

Đau đầu kéo dài không khỏi có lúc cũng xuất hiện chứng da đầu ma mộc, loại này đã giới thiệu ở mục Đầu thống, ở mục này chỉ bàn đến chứng hậu da đầu ma mộc được coi là chủ chứng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp.

  • Da đầu ma mộc do huyết hư. Có chứng Da đầu ma mộc mà lấy tê (ma) làm chủ chứng, sắc mặt không tươi, đầu choáng hồi hộp, môi lưỡi móng chân tay cũng không tươi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế vô lực.
  • Da đầu ma mộc do đờm thấp ngăn trở đường lạc:

Da đầu ma mộc mà lấy dại (mộc) làm chứng chủ yếu thì đầu choáng váng, chân tay mình mẩy rã rời, ngực bụng đầy tức, nôn ọe, mửa ra dãi, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Phân tích

  • Chứng Da đầu ma mộc do huyết hư với chứng Da đầu ma mộc do đờm thấp ngăn trở đường lạc: Loại trên phần nhiều do mất huyết quá nhiều hoặc là Tỳ hư, sự sinh hóa bất túc, hoặc là ốm lâu khí huyết hao tổn “Doanh khí hư thì bất nhân”. Huyết hư thì bì phu không được nhu dưỡng cho nên có chứng da đầu ma mộc. Loại sau phần nhiều do mệt nhọc thương Tỳ, Tỳ mất sự kiện vận, thủy thấp đọng ở trong tụ lại sinh đờm, đờm thấp ngăn trở kinh lạc ảnh hưởng đến vận hành của khí huyết cho nên xuất hiện da đầu ma mộc. Đầu là nơi hội của các kinh dương bị đờm thấp lấn át, thanh dương không thăng cho nên chứng da đầu ma mộc khá nặng. Khi biện chứng Da đầu ma mộc do huyết hư thường là ma (tê) làm chủ chứng, lại kiêm có các chứng huyết hư như: môi miệng móng chân tay không tươi, đầu choáng hồi hộp, chất lưỡi nhợt. Chứng Da đầu ma mộc do đờm thấp ngăn trở đường lạc thường lấy mộc (dại) làm chủ chứng và kiêm các chứng đơm thấp ngăn trở ở trong như: choáng váng, chân tay rã rời, nôn ọe, rêu lưỡi nhớt… Hai chứng nói trên một thuộc hư, một thuộc thực biểu hiện lâm sàng khác nhau rất xa, rất dễ phân biệt. Da đầu ma mộc do huyết hư điều trị theo phép dưỡng huyết khu phong dùng phương Tứ vật thang phối hợp với Kê huyết đằng, Địa long, Khương hoạt. Da đầu ma mộc do đờm thấp ngăn trở đường lạc điều trị theo phép hóa đờm khư thấp, thông lạc, chọn dùng phương Tiêu đàm ẩm. Cả hai chứng trên nếu kiêm có ứ nghẽn có thể phối hợp thêm các thuốc hành ứ thông lạc như Đào nhân, Hồng hoa …

Chứng Da đầu ma mộc các y thư cổ chưa có ghi chép chuyên đề, ở đây giới thiệu hai chứng Da đầu ma mộc do huyết hư với chứng Da đầu ma mộc do đờm thấp ngăn trở đường lạc chỉ là nêu lên những chứng hậu thường gặp. Ngoài ra các loại khí hư hoặc phong tà đôi khi cũng gặp chứng Da đầu ma mộc. Lâm sàng có thể căn cứ vào chứng hậu và cơ chế bệnh mà chẩn đoán phân biệt.

Trích dẫn y văn

  • Bì phu tê dại là do Can khí không lưu hành gày nên (Lan thất bí tàng – Tạp chứng môn).
  • Một nơi bị tê dại gặp trời âm u giá lạnh thì bệnh tăng là do đờm ứ nghẽn ở trong dùng Bạch giới tử tán bột trộn với nước gừng và hành tươi mà đắp (Trung y lâm chứng bị yếu).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây