Trang chủChăm sóc béĐau chân, đau tay ở trẻ - Nguyên nhân, hướng xử lý

Đau chân, đau tay ở trẻ – Nguyên nhân, hướng xử lý

Cảm giác đau tạm thời ở cánh tay hay cẳng chân của bé thường do ngã, va đập nhẹ hoặc căng cơ. Khám bác sĩ nhi thường là không cần thiết, chườm lạnh cùng thuốc giảm đau (như acetaminophen và ibuprofen) là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất. Mặt khác, đau do một chấn thương nghiêm trọng dễ nhận thấy hơn như gãy xương, lại cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Và ngay cả khi không có dấu hiệu chấn thương, bé cũng nên được bác sĩ khám nếu cảm giác đau ở chi hoặc ở chân của bé kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày hoặc ngày càng đau.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu cảm giác đau ờ chi của con trầm trọng hoặc đi kèm với:

  • Khập khiễng
  • Một cục sưng ở chỗ cơ bị dập không chịu tan đi
  • Khó cử động chi bị ảnh hưởng
  • Sưng hoặc đau tăng không ngừng sau 24 giờ.

CẢNH BÁO!

Đừng bỏ qua đau chi và đau cơ. Bác sĩ nhi xác định nguyên nhân thể chất có thể điều trị được. Căng thẳng cũng có thể gây ra những triệu chứng không rõ ràng như cảm giác đau.

Tránh chấn thương do quá sức

Tập luyện quá nhiều so với giai đoạn phát triển hoặc thể trạng của bé có thể gây ra các chấn thương do quá sức như bong gân, căng cơ, gãy xương do lực nén, đau cơ quanh xương ống, sưng gân. Đau ở chân và các chi thường là kết quả của chấn thương ở xương mô mềm, và sụn tăng trưởng chỉ có ở trẻ em. Trẻ em đặc biệt dễ bị chấn thương do quá sức vì độ dài xương của các bé phát triển với tốc độ nhanh hơn so với khối lượng cơ. Sự khác biệt trong tốc độ phát triển đặt những áp lực không đều nhau lên hệ cơ xương.

Trừ khi được kiểm soát cẩn thận, chấn thương do quá sức có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài. Để tránh cho bé các chấn thương do quá sức, hãy khuyến khích bé tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn dưới đây:

  • Bắt đầu và kết thúc mỗi buổi tập thể thao hay thể dục bằng các bài tập khởi động, như đi bộ, chạy chậm, đạp xe, theo đó là các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng.
  • Dần dần chuyển lên những mức độ cao hơn về tần suất, thời lượng và cường độ tập luyện.
  • Đừng luyện tập quá nhiều.
  • Tuân theo chỉ dẫn của huấn luyện viên khi học một môn vận động.
  • Kiểm tra cỡ giày ít nhất 3 tháng một lần, và mua giày thể thao ở cửa hàng mà người bán hàng được đào tạo về cách chọn giày thể thao cho trẻ em.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Cơn đau xuất hiện đột ngột khi cử động. Vị trí đau bị sưng hoặc cứng. Căng cơ hoặc bong gân. Chườm lạnh để giảm đau và sưng, bảo bé nâng vùng bị đau lên và để yên. Nếu cảm giác đau không hết, hãy gọi bác sĩ nhi, họ có thể khám cho bé.
Con bạn phàn nàn bị đau do chuột rút ờ các cơ đùi, bắp chân, hoặc lòng bàn chân. Cảm giác đau thường đến vào ban đêm sau một ngày hoạt động nhiều. Co cơ do quá sức. Xoa nhẹ nhàng vùng bị đau để giảm sự khó chịu cho bé.
Con bạn ở tuổi thiếu niên, hiếu động, bé bị đi khập khiễng, ống khuyển bé mềm, ấn vào đau nhưng không bầm dập. Đau cơ quanh xương ống.

Chấn thương do sức nén

Trợt đầu trên xương đùi.

Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và đưa ra cách điều trị phù hợp. Có thể nên nghỉ ngơi.
Con bạn ở tuổi đi học (5-10 tuổi), gân như tối nào cũng bị đau chân. Ngoài ra bé khỏe mạnh và không có triệu chứng gì. Đâu do phát triển (những cơn đau không rõ nguyên nhân). Nếu các cơn đau làm cho bé lo lắng, hãy thảo luận những lo ngại của bạn với bác sĩ nhi. Bác sĩ nhi có thể muốn khám cho bé để loại trừ bất cứ nguyên nhân đau nghiêm trọng nào và sẽ thảo luận các cách kiểm soát căng thẳng ở trường và ở nhà.
Nhiệt độ của con bạn cao hơn 38,3°c. Đồng thời bé bị chảy nước mũi, viêm họng và chảy nước mắt. Nhiễm virus. Làm cho bé cảm thấy thoải mái; cho bé uống nước lạnh hoặc ăn súp để giảm đau họng và uống acetaminophen để giảm sốt và giảm khó chịu. Nếu các triệu chứng không dứt hoặc tệ đi trong 48 tiếng tiếp theo, hoặc nhiệt độ tăng lên trên 38,3°c, hãy gọi bác sĩ nhi.
Con bạn ở tuổi thiếu niên và đi khập khiễng từ khi tham gia vào chương trình luyện tập hoặc thể thao vận động nhiều. Một hoặc cả hai ống quyển của bé bị đau. Bạn có thể cảm thấy vết sưng nhẹ phía trên vùng mềm. Đau cơ quanh xương ống chân (xương chày). Chườm lạnh để giảm đau và sưng; để yên chân cho tới khi cảm giác đau qua đi. Để cho bé phục hồi việc luyện tập dần dần theo thời gian và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn bằng cách điều chỉnh dần. Hãy bắt đầu và kết thúc các buổi tập luyện bằng cách khởi động và kéo giãn cơ. Có thể dùng acetaminophen và Ibuprofen để giảm đau.
Con bạn bị đau và sưng ở các khớp. Bé bị sốt hoặc nổi mẩn. Nhiễm trùng cần được chẩn đoán và điều trị.

Viêm khớp tự phát ở thiếu niên.

Viêm đa khớp ở tuổi thiếu niên.

Sốt thấp khớp.

Bệnh Lyme.

Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra và làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
Con bạn bị đau dữ dột ở một vùng. Da xung quanh sưng, ấm và tấy. Nhiễm trùng xương (viêm tuỷ xương), da hoặc khớp. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm chụp X-quang. Nếu phát hiện hiện tượng nhiễm trùng xương, bác sĩ nhi sẽ khuyên xin ý kiến tư vấn của một chuyên gia sức khỏe khác.
Con bạn kêu đau chân thường xuyên và dữ dội. Bé xanh xao và mệt mỏi khác thường. Bé có số lượng vết bầm bất thường. Trong các trường hợp hiếm hoi, một khối u, rối loạn về máu hoặc bệnh khác cần được chẩn đoán và điều trị. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé, thực hiện các xét nghiệm phù hợp và khuyến nghị cách điều trị cần thiết.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây