Trang chủChăm sóc béSốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Nguyên nhân, hướng...

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Nguyên nhân, hướng xử lý

Sốt – hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể – là một trong những hàng rào phòng thủ của cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài, như nhiễm trùng chẳng hạn. Hiếm gặp hơn, sốt có thể là dấu hiệu của một sự đe dọa từ bên trong, như rối loạn tự miễn dịch. Nhiệt độ bình thường không phải là một con số duy nhất; nó là một dây số: từ 36°c tới 37,9°c. Nó cũng thay đổi tuỳ theo thời gian trong ngày và độ tuổi, sức khỏe tổng quát và hoạt động thể chất của trẻ. Một trận ốm nhẹ có thể đẩy nhiệt độ lên một nấc, nhưng các bác sĩ nhi sẽ không coi đó là sốt trừ khi nhiệt độ tăng lên tới 38°c hoặc cao hơn.

Hầu hết các cơn sốt đều do các căn bệnh không nguy hiểm gây ra, nhưng sốt ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi hoặc trẻ có bệnh (như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hoặc suy giảm miễn dịch) nên được chú ý kịp thời. Với phần lớn trẻ, bản thân cơn sốt không nguy hiểm. Ở một số trẻ dưới 6 tuổi, sốt có thể gây co giật mà có thể đáng sợ với cha mẹ, nhưng lại thường không dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng; tuy nhiên, bác sĩ nhi nên khám cho bé sau lần co giật do sốt đầu tiên để đảm bảo nguyên nhân không phải là một căn bệnh nguy hiểm hơn. Nếu bé có xu hướng hay bị co giật do sốt, nên đưa bé đi khám nếu có từ hai cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ, nếu bé có thêm các triệu chứng khác nữa, hoặc nếu bé không trở lại bình thường trong vòng hai tiếng sau một cơn co giật. Trẻ thường hết co giật do sốt khi được khoảng 6 tuổi.

Cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm nhiệt độ có thể khiến bé dễ chịu hơn, giúp bé nghỉ ngơi thoải mái và tránh mất nước, nhưng những loại thuốc này không thay đổi diễn biến của cơn bệnh.Sốt nhẹ kéo dài

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Mới 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn
  • Có vẻ ốm và uể oải bất thường hoặc đau đẩu trầm trọng, bất kể ở tuổi nào
  • vẫn có vẻ ốm sau khi nhiệt độ đã giảm
  • Bị mê sảng hoặc ảo giác
  • Không chịu uống gì
  • Bị một rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc phương pháp điều trị ức chế miễn dịch
  • Đã đi ra nước ngoài cùng gia đình trong 8 tuần trước đó.

CẢNH BÁO!

Đừng dùng acetaminophen quá liều bác sĩ khuyên bằng cách cho bé uống thuốc cảm cũng có chứa acetaminophen. Đừng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi uống acetaminophen hay các thuốc khác mà không có lời khuyên của bác sĩ. Trừ khi có ý kiến của bác sĩ, đừng cho bé uống aspirin để giảm sốt. Dùng aspirin có thể làm tăng nguy cơ hội chứng Reye – một căn bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng tới não và gan – theo sau nhiễm virus.

Sốt: Triệu chứng, không phải bệnh

Nhiều bậc phụ huynh rất căng thẳng khi con mình bị sốt. Trong thực tế, sốt là một triệu chứng, không phải một căn bệnh. Nhiệt độ cơ thể của chúng ta được kiểm soát bởi một phần của não gọi là vùng dưới đồi có chức năng cân bằng các tín hiệu từ các cơ quan cảm nhận nhiệt nóng và lạnh trong toàn bộ hệ thần kinh. Các tác nhân ảnh hưởng tới nhiệt độ bao gồm nhiễm trùng; các loại bệnh; chấn thương; viêm sưng, miễn dịch tự động và rối loạn các tuyến; các khối u. Nhiệt độ cũng tăng khi tập thể dục hoặc tiếp xúc lâu với nhiệt. Nhìn chung, nếu bé bị sốt nhẹ trong một hoặc hai ngày và nhỏ hơn 3 tháng tuổi, có vẻ khỏe mạnh và không có các triệu chứng khác thì không cần điều trị. Nếu bé vui vẻ, uống sữa và ngủ tốt thì hãy khoan cho bé uống thuốc giảm sốt. Nhưng bạn nên theo dõi sát sao và sẵn sàng gọi bác sĩ nhi trong trường hợp các triệu chứng mới xuất hiện hoặc nếu cơn sốt cao hơn 38,3°c trong hơn 48 tiếng.

Nhiều bác sĩ tin rằng sốt thực ra có thể rút ngắn quá trình nhiễm trùng bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch. Tìm ra nguyên nhân sốt còn quan trọng hơn là loại bỏ nó.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn còn bị ho, sổ mũi, khó thở, viêm họng hoặc đau cơ. Cảm thường.

Cúm.

Dạng viêm đường hô hấp trên khác.

Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và cho bạn lời khuyên về cách làm cho bé dễ chịu hơn.
Con bạn còn bị mẩn và viêm họng hoặc sưng hạch. Một bệnh lây nhiễm khác như đau họng cấp tính, viêm họng do virus, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân hoặc bệnh tay chân miệng. Bác sĩ nhi sẽ chẩn đoán bệnh và khuyến nghị cách điều trị.
Con bạn bị đau tai và có dịch chảy ra từ tai. Viêm tai. Gọi bác sĩ nhi. Viêm tai có thể cần được điều trị.
Con bạn còn có cảm giác đau và rát khi đi tiểu. Bé bị đau bụng. Viêm đường tiết niệu. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé, và nếu cần thiết, sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
Con bạn còn bị buồn nôn hoặc nôn kèm tiêu chảy và vọp bẻ. Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở dạ dày hoặc niêm mạc ruột). Cho bé uống đồ uống sạch, không ăn đồ ăn trong vài tiếng. Nếu các triệu chứng của bé không cải thiện trong 12 tiếng, hãy gọi bác sĩ nhi.
Con bạn sốt nhẹ trong 5 ngày hoặc hơn. Tình trạng sức khỏe cần được chẩn đoán và điều trị.

Sốt xuất huyết.

Gọi bác sĩ nhi và hẹn một buổi khám.
Con bạn thấy khó chịu, lơ mơ (thiếu năng lượng), và sốt liên tục. Bé bị đau dạ dày, sưng hạch ở cổ và bị mẩn. Môi và lưỡi bé ửng đỏ. Bé cũng bị viêm kết mạc (viêm lớp màng tạo ngân cho mí mắt), bàn tay và bàn chân bé bị sưng phù. Bệnh Kawasaki kèm sốt và viêm ảnh hưởng đến mạch máu. Gọi bác sĩ nhi. Nguyên nhân căn bệnh bất thường này chưa được biết rõ, nhưng bác sĩ nhi sẽ điều trị để ngăn chặn bất cứ rắc rối về sức khỏe nào mà nó có thể gây ra.
Con bạn còn có những triệu chứng không rõ ràng như mệt mỏi và đau khớp. Bé bị mẩn. Bệnh Lyme hoặc rối loạn tự miễn dịch khác. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Có thể cần phải điều trị kháng sinh.
Gần đây nhiệt độ của con bạn cao trong 3 tới 5 ngày. Hiện giờ bé bị nổi các nốt mẩn đỏ trên thân. Hiện tượng mẩn xuất hiện khi nhiệt độ của bé trở lại bình thường. Bệnh sốt phát ban (một bệnh truyền nhiễm do virus). Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khuyên các cách kiểm soát nhiệt độ. Nếu tình trạng của bé không cải thiện, hoặc cơn sốt không dứt trong 3 hay 4 ngày, bạn sẽ cần nói chuyện với bác sĩ nhi lần nữa. Cách ly bé khỏi các trẻ khác.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây