Trang chủChăm sóc béVai trò dinh dưỡng của Ngũ cốc với trẻ em

Vai trò dinh dưỡng của Ngũ cốc với trẻ em

Gạo

* Giá trị dinh dưỡng.

Trong gạo có:

  • 75 – 80% gluxit
  • 7 – 8% protein
  • Có ít
  • Các muối khoáng: photpho, sắt, canxi (hàm lượng canxi ở gạo rất thấp).

Gạo càng trắng, tỷ lệ protein, vitamin, muối khoáng càng ít. Vì các chất này tập trung phần lớn ở vỏ. Gạo thô chế thành gạo trắng tinh mất đi một số chất sau:

  • Vitamin B mất 70 – 90%.
  • Chất kẽm mất gần hết.
  • Chất sắt mất 55%
  • Chất mangan mất 86%.

Trẻ ăn cơm nấu từ gạo quá tráng mà có ít thức ăn khác thì rất dễ bị tê phù, loét lưỡi vì thiếu vitamin B1, B2; viêm khớp không vận động được. Nếu người mẹ thiếu vitamin B1, trẻ có thể bị suy tim dẫn đến chết đột ngột lúc mới sinh.gạo nếp thơm

Trong 400 – 500g gạo, có 35 – 45g protein. Gạo mới có thể có lượng protein bằng lượng protein trong 20 – 30g thịt, chưa kể đến các chất dinh dưỡng khác. Gạo càng xấu, hàm lượng protein càng giảm.

Gạo cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể. Cho nên chất lượng gạo quyết định giá trị dinh dưỡng. Cần chú ý chọn gạo kỹ càng.

  • Chú ý khi chọn gạo.
  • Gạo tốt là gạo mới, có mùi thơm, mới xay xát nhưng không trắng quá, còn nguyên hạt.
  • Gạo kém chất lượng là gạo đã để lâu, có mùi hôi, quá trắng làm mất nhiều chất protein, B1. Hạt gạo không tròn, đã mất mầm.
  • Gạo tấm cũng là gạo ít chất dinh dưỡng vì gãy vụn, nát, mất nhiều vitamin B1 và protein.
  • Chú ý khi nấu cơm.

Nấu cơm đúng cách sẽ giảm được thấp nhất lượng hao phí chất dinh dưỡng có trong gạo. cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi vo gạo, không để lâu trong nước, nhặt sạn, thóc trước khi vo.
  • Cần vo nhanh để loại bỏ chất bẩn ở bên ngoài.
  • Không vo kỹ vì làm như vậy sẽ mất rất nhiều vitamin B1, có khi tới 45 – 50%.
  • Nấu nước sôi mới cho gạo vào nấu. Nấu cho vào từ đầu, lượng vitamin B1 bị hao hụt tới 10 – 15%.
  • Cho nước vừa đủ, tránh chắt nước cơm đi để không mất vitamin B1. Nếu không có thể mất tới 60%.
  • Tránh khuấy nhiều lần.

Tóm lại, chọn gạo tốt và nấu đúng cách thì tỉ lệ vitamin B1 chỉ giảm đi khoảng 10%, trái lại có thể mất tới 60 – 70%.

* Một số điểm chú ý khi cho trẻ ăn:

  • Gạo và các lương thực khác chỉ chiếm 50% năng lượng ở trẻ nhỏ.
  • Các bà mẹ nên cho ăn với lượng như sau:

+ Trẻ từ 4 – 10 tháng tuổi : 20 – 40g bột gạo/bữa.

+ Trẻ từ 10 – 15 tháng tuổi : 40 – 50 – 60g bột gạo/bữa.

+ Trẻ từ 15 – 36 tháng tuổi: 60 – 80g gạo/bữa.

+ Trẻ từ  3   – 4 tuổi      :   80 – 100g gạo/bữa.

+ Trẻ từ  4   – 5 tuổi      :   100 – 120g gạo/bữa.

+ Trẻ từ  5   – 6 tuổi      :   120 – 140g gạo/bữa.

Khoai.

Gồm: khoai lang, khoai sọ, khoai tây, củ mài, củ từ… Tất cả loại khoai này đều có ít protein nhưng lại nhiều gluxit.

Khoai cung cấp một số dinh dưỡng sau:

  • Nhiều
  • Muối khoáng
  • Betacaroten (tiền vitamin A).
  • Vitamin c mà ở lương thực không có.
  • Tỷ lệ canxi và photpho nhỏ nhưng cân đối nên có thể dễ hấp thụ.
  • Có nhiều chất xơ (celluloza và semieelluloza).
  • Lượng gluxit nhiều.

100g khoai lang tươi có giá trị dinh dưỡng bằng: 20g bột gạo + 1/4 lòng đỏ trứng gà + 10g rau non.

100g khoai lang tươi có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn 30g gạo.

* Một sô điểm cần chú ý khi cho trẻ ăn khoai.

  • Nên cho trẻ ăn bột khoai tây thay thế một phần bột gạo. Vì khoai tây có nhiều tinh bột. ít chất xơ, nên có thể dễ hấp thụ (nhất là khi nhuyễn).
  • Không nên dùng khoai tây dỡ non, vỏ còn xanh, khoai tây đã nảy mầm vì có chất solamm rất độc, có thể gây chết người.
  • Trước khi nấu phải gọt sạch vỏ, loại bỏ mầm và chân mầm.
  • Phải hầm nhừ khoai nếu cho khoai vào nấu cùng bột, cháo.
  • Có thể cho trẻ ăn khoai luộc (không bị mất dinh dưỡng).
  • Có thể làm vài món khoai cho trẻ.
  • Có thể cho trẻ ăn no khoai 1 bữa và bổ sung vào các bữa hác thịt, cá, đậu đỗ…

Các bà mẹ nên chú ý khoai lang dễ sinh hơi nếu ăn không quen có thể gây rối loạn tiêu hoá lúc ban đầu. Khoai sọ có khi gây khó tiêu, tạo cảm giác khó chịu khi chưa quen ăn.

  • Có thể cho trẻ ăn khoai cùng các thực phẩm khác sẽ đem đến giá trị dinh dưỡng cao.

Ngô.

* Giá trị dinh dưỡng.

Trong ngô có lượng protein ít hơn so với gạo vì không đủ axít amin cần thiết.

Ngô có:

  • Protein: 9 – 10%.
  • Gluxit: 60%
  • Lipit: 4 – 5%.

Protein của ngô nghèo lizin và tryptophan. Lipit chủ yếu tập trung ở mầm ngô. Ngô có nhiều vitamin B1, ít vitamin pp và tỷ lệ muối khoáng, photpho, canxi, sắt thấp.

Nếu ăn ngô nhiều rất dễ bị bệnh thiếu vitamin pp.

  • Một số điểm cần chú ý khi ăn ngô:
  • Không ăn ngô bị mốc, vì có độc tố.
  • Không nên cho trẻ quá nhỏ ăn ngô, nên cho trẻ lớn ăn vì ngô là thức ăn khó tiêu hoá.
  • Không nên dùng ngô làm thức ăn chính.
  • Khi nấu phải nấu thật nhừ và ăn thêm các thức ăn khác.

Sắn.

  • Thành phần:

Sắn có ít protein nhất, nghèo vitamin và muôi khoáng, sắn tươi có chất độc nên ăn vào rất dễ gây ngộ độc (gọi là say sắn). Trẻ dưới 3 tuổi ăn một lượng sắn nhỏ tươi cũng có thể gây tử vong. Chất độc sắn thường tập trung ơ vỏ, hai đầu củ, ruột sắn.

* Một số điểm cần chú ý khi ăn sắn:

  • Khi sơ chế nên bỏ vỏ và cắt hai đầu củ.
  • Trước khi nấu nên ngâm khoảng 12 giờ.
  • Loại bỏ bớt chất độc ở sắn bằng cách:

+ Đun sôi rồi gạn bỏ nước sau đó cho thêm nước, tiếp tục đun.

+ Đun kỹ đến khi cạn nước, mở vung để bay hết chất độc.

  • Không nên dùng sắn làm lương thực.
  • Nên ăn sắn với thức ăn giàu protein làm nguồn dinh dưỡng tốt.

Các loại đậu, đỗ.

a) Giá trị dinh dưỡng.

Đậu, đỗ có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • 28 – 30% protein (cao gấp đôi ở thịt nạc).
  • Có vitamin B, C, PP, betacaroten.
  • Các muối khoáng: canxi, sắt,…

Cho năng lượng tương đương với gạo:

100g gạo cho 350 kcal.

100g đậu cho 320 kcal.

Đậu, đỗ bổ sung axít amin tốt cho ngũ cốc. Trong đậu, nhất là đậu khô có rất nhiều canxi. Đó là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ, là nguồn bổ sung dinh dưỡng và năng lượng rất tốt.

b) Những điểm cần chú ý khi ăn đỗ, đậu…

  • Các loại đậu, đỗ ăn vàc đều gây khó tiêu, đầy bụng, không thích hợp lắm cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
  • Nên sử dụng đậu đỗ dưới dạng bột đậu, sữa đậu nành, đậu phụ… để tránh lâu tiêu.
  • Khi nấu cần hầm kỹ để chất kháng torepxin trong đậu bị phá huỷ, tạo điều kiện để cơ thể dễ hấp thụ.
  • Không nên ăn đậu tương sông vì có thể dẫn đến bướu cổ, tổn thương gan, sụt cân…
  • Nên cho trẻ ăn ít các loại đậu cô ve, đậu ván, đậu mắt cua vì chứa nhiều chất xơ nên độ hấp thụ kém. Nếu cho trẻ ăn thì phải nghiền nát hoặc chế biên thành bột và sô lượng ít.
  • Nên phối hợp thức ăn có nguồn protein động vật với một lượng đậu đỗ thích hợp’.
  • Ăn một lượng đậu đỗ chính là hướng đưa bữa ăn trở nên hợp lý.

Lạc.

Giá trị dinh dưỡng:

Lạc có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Lipit
  • Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là pp.
  • Các loại muối khoáng: canxi, photpho, kali, natri, magiê…

Cứ 100g lạc có 27g protein và 43,6g lipit. So với đậu đỗ, lạc có nhiều protein hơn nhưng chất lượng lại không bằng.

Những điểm cần lưu ý khi ăn lạc:

  • Có thể cho trẻ trên 4 tháng tuổi ăn bột lạc rang trộn với thức ăn và nấu cháo.
  • Với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho ăn 20 – 30g bột lạc rang một ngày.
  • Lạc rất dễ bị mốc, các độc tố ở mốc lạc khi ăn vào có thể gây ung thư. cần bảo quản lạc nơi khô ráo, loại bỏ hạt mốc.
  • Nên ăn phối hợp lạc với vừng sẽ tốt hơn ăn riêng. Tỷ lệ trộn lạc vừng là: 2/1.

Vừng.

Giá trị dinh dưỡng:

Trong vừng có:

  • Methionin – axít amin quý.
  • Giàu chất béo (chiếm 45 – 60%).
  • Có hàm lượng canxi cao: 120mg/100g,
  • Các loại chất khoáng: canxi, sắt, photpho, natri…
  • Các loại vitamin: A, B1; B2,

Cứ 100g vừng cho 560cal:

  • Protein chiếm 18g
  • Chất béo chiếm 48g
  • Chất sắt chiếm 10,4mg
  • Photpho chiếm 616mg
  • Kali chiếm 720mg
  • Natri chiếm 60mg
  • Vitamin A: 30 đơn vị…

Những điểm cần chú ý khi ăn vừng:

  • Nên ăn chung vừng với gạo để nâng giá trị sử dụng hấp thụ protein trong cơ thể.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây