ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ BỆNH
Lactat được tạo ra từ quá trình phân huỷ glucose ở mô và lại được tái tổng hợp thành glucose sau khi tham gia vào chu trình Cori ở gan.
Bình thường nồng độ lactat trong huyết tương từ 0,6 mmol/l đến 1,2 mmol/l. Lactat có thể tăng lên một cách sinh lý trong nhiều trường hợp, ví dụ trong luyện tập nặng, nó có thể tăng > 10 mmol/l, nhưng sau đó được gan nhanh chóng chuyển hóa để trở về bình thường (bảng 12.6).
Bảng 12.6. Các nguyên nhân bệnh lý gây tăng lactat máu.
Phân loại | Cơ chế | Nguyên nhân |
Typ A | Thiếu dịch ở mô | Sốc tim, sốc do mất máu, sốc do nhiễm khuẩn máu, sau cơn động kinh. |
Typ B, Typ B2
Typ b3 |
Bệnh kết hợp với Thuốc kết hợp với Dị tật bẩm sinh | Bệnh gan mạn tính
Biguanid, alcohol ở người đái tháo đường. Bệnh lý cơ do rối loạn chuyển hóa |
Trong trường hợp người bệnh đái tháo đường typ 2 có thiếu máu cục bộ cơ tim và shock tim rất dễ xảy ra nhiễm toan lactic typ A. Tình trạng nhiễm toan lactic typ A cũng có thể xảy ra ở người bệnh có hôn mê nhiễm toan ceton nặng, mà nguyên nhân trực tiếp ở đây là do mất nước. Trong trường hợp này tình trạng toan hoá máu càng trở nên nặng nề,
tiên lượng càng xấu hơn. Người ta xác định trường hợp này xảy ra nếu nồng độ lactat > 5mmol/l.
Typ nhiễm toan lactat B2 thường xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường typ 2 dùng biguanid. Một thông kê ở 330 trường hợp nhiễm toan lactat có 281 người dùng pheníbrmin, 30 người dùng buíbrmin và 12 người dùng metformin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ngày nay người ta không dùng pheníbrmin và buíbrmin nữa.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Đặc điểm lâm sàng của nhiễm toan lactic
- Nôn và buồn nôn.
- Rối loạn ý thức.
- Đau vùng thượng vị.
- Không còn cảm giác ngon miệng.
- Thở nhanh.
- Trạng thái u mê (ý thức u ám).
- Iả chảy.
Rối loạn điện giải máu
Người ta dựa vào nồng độ điện giải trong huyết tương người bệnh sau để tính. Công thức được sử dụng là:
[Na* + IC]-[CI +(HC03)-] |
Bình thường là 14 ± 4 mmol/l.
Trong trường hợp có nhiễm toan lactic chỉ số này sẽ tăng rất cao.
Đế chẩn đoán xác định, người ta còn đo nồng độ lactat máu, nếu > 5,0 mmol/l là có ý nghĩa chẩn đoán; nếu > 10,0 mmol/l thì tiên lượng sẽ rất xấu.
Cho đến nay, chúng ta có rất ít kinh nghiệm điều trị nhiễm toan lactic. Thường phải dùng natri bicarbonat đẳng trương khi pH < 7,0. Thông thường người ta dùng 500- 1000 mmol trong 24 giờ đầu.
Trong quá trình điều trị người ta phải theo dõi pH máu động mạch chặt chẽ.