- Co giật do chất độc thần kinh
Chất độc thần kinh là các este của acid phosphoric, còn gọi là chất độc lân hữu cơ, đứng đầu trong các chất độc quân sự hiện nay; điển hình là các chất tabun, sarin, soman gây ức chế men cholinesterase, không thủy phân được acetylcholin, gây hưng phấn quá mức hệ thụ cảm cholin ở hệ thần kinh trung ương gây triệu chứng nhiễm độc.
Lâm sàng, nếu bệnh nhân nhiễm độc mức độ nhẹ thấy co đồng tử, rối loạn điều tiết mắt, tức ngực, khó thở, lo lắng, hồi hộp, có lúc như buồn ngủ; nếu nhiễm độc mức độ trung bình và nặng gây co thắt phế quản, thiếu oxy làm cho da và niêm mạc tím tái, tăng tiết mồ hôi, máy cơ, rung cơ, chuyển sang co cứng, co giật từng cơn dẫn đến hôn mê, rối loạn hô hấp, tim mạch, cơ vòng. Bệnh nhân tử vong do liệt trung khu hô hấp và tim mạch.
Điều trị: phải ngăn chặn sự tiếp tục xâm nhập của chất độc vào cơ thể và nhanh chóng loại bỏ nếu bị bám trên da, niêm mạc, quần áo; điều trị chống độc đặc hiệu theo cơ số trang bị phòng độc; điều trị triệu chứng chú ý hồi phục rối loạn tim mạch, hô hấp và chống co giật.
- Nhiễm độc khí nổ
Khí nổ gồm các chất như CO2, nitro, CO, trong đó CO chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 35 – 50%).
- Nhiễm độc khí CO
Khí CO có ái tính với hemoglobin gấp 25 lần so với oxy để tạo thành HbCO, làm mất khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu đến tế bào.
Lâm sàng: nếu bệnh nhân nhiễm độc mức độ nhẹ và vừa thấy các triệu chứng như đau đầu, kích thích nhẹ, chóng mặt, khó thở, mỏi cơ, đôi khi co giật. Nếu nhiễm độc mức độ nặng, bệnh nhân khó thở nhanh, nông, đau đầu, nôn, mỏi yếu cơ, xuất hiện cơn co giật là chính, rối loạn ý thức, rối loạn tim mạch, đồng tử giãn… Chú ý khi nhiễm độc co, màu da thường đỏ tươi, ít khi tím tái, hay gặp ở môi trường cháy nổ, bắn pháo.
- Nhiễm độc khí nitro (NO, NO2)
Hay gặp trong tổng hợp acid nitric trong công nghiệp và trong tự nhiên, cháy nổ TNT gây độc qua đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, giãn mạch, hạ huyết áp và tạo methemoglobin gây giảm khả năng vận chuyển oxy.
Lâm sàng: nếu nhiễm độc mức độ nhẹ và vừa chỉ thấy triệu chứng thần kinh như kích thích, vật vã, viêm đường hô hấp, tức ngực khó thở, nhức đầu chóang váng. Nếu nhiễm độc mức độ nặng thấy đau đầu mệt mỏi tăng lên, sợ hãi và vã mồ hôi, chân tay lạnh, kích thích co giật, hôn mê và trụy tim mạch.
Điều trị: nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, thoáng khí, cho ngửi thuốc chống khói, hô hấp hỗ trợ, thở oxy, chống suy tim mạch – hô hấp, chống co giật bằng Seduxen.
- Nhiễm độc acid cyanhydric (HCN)
HCN là loại chất độc quân sự có khả năng gây nhiễm độc nhanh; ngoài ra HCN còn gặp trong sắn tươi, măng, hạt mơ, hạt đào hoặc trong công nghiệp điện phân, mạ vàng bạc, sản xuất thuốc diệt côn trùng.
HCN ức chế quá trình hô hấp tế bào để tạo năng lượng và nước, gây nhiễm độc tối cấp. Khi một lượng lớn HCN vào cơ thể qua đường hô hấp, bệnh nhân ngã vật xuống, rối loạn ý thức, co giật, ngừng thở, ngừng tim và tử vong sau vài phút. Nhiễm độc nặng thường qua 4 giai đoạn: kích thích, khó thở, co giật và liệt cơ vận động hô hấp. Bệnh nhân có cơn co giật, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, nước bọt chảy ra đầy miệng, đồng tử giãn, mạch nhanh, huyết áp hạ, da vẫn hồng. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể qua khỏi. Chú ý trong nhiễm độc HCN, hơi thở có mùi hạnh nhân.
Cấp cứu: đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, thoáng khí, tẩy độc ở da, gây nôn đường tiêu hóa, thông khí, hút đờm dãi, chống co thắt phê quản, thở máy, thuốc chống co giật (amobarbital, Valium, Seduxen…)
Bảng 1. Thuốc và các chất khác có thể gảy co giật
Nhóm thuốc | Thuốc |
1. Chống vi khuẩn/ chống siêu vi khuẩn | β – Lactam và thành phần liên quan
Quinolone Acyclovir lsoniazid Ganciclovir |
2. Gây mê và giảm đau | Meperidine Tramadol Localanesthetics Class IB agents |
3. Thuốc điều hòa miễn dịch | Cyclosporine
OKT3 (monoclo nalantibodies tocells) Tucrolimus ( FK – 506) Interíerons |
4. Hướng thần | Chống trầm cảm Chống loạn thần Lithium |
5. Chất cản quang chụp X quang | |
6. Theophylin | |
7. Thuốc an thần gây ngủ khi thôi dùng | Rượu
Barbiturates Benzodiazepines |
8. Thuốc lạm dụng | Amphetamin
Cocain Phecyclidin Methylphenidat Flomazenil (ở những bệnh nhân bị phụ thuộc benzodiazepin) |