Trang chủBệnh thần kinhChụp cắt lớp phát Positronen-Positron émission tomography (PET) trong chẩn đoán thần...

Chụp cắt lớp phát Positronen-Positron émission tomography (PET) trong chẩn đoán thần kinh

LỊCH SỬ

Nguyên lý của phương pháp cắt lớp phát và truyền xạ được David Kuhl và Roy Edwards nêu ra từ những năm cuối 1950s. Trong những năm 1970s, Tatsuo Ido ở Labo Brookhaven National là người đầu tiên mô tả và tổng hợp được 18F – FDG (phân tử mang đồng vị phóng xạ thường hay được sử dụng nhất trong PET). Hợp chất này được Abass Alavi sử dụng lần đầu tiên trên hai người tình nguyện vào tháng 8 năm 1976 tại trường Đại học tổng hợp Pennsylvania. Hình ảnh não thu được bằng phương pháp chụp cắt lớp nguyên tử thông thường (non – PET) biểu diễn nồng độ FDG trong tổ chức não. Sau đó chất này được trọng dụng trong positron tomographie scanners đầy sáng tạo, nhường chỗ cho những phương pháp hiện đại.

NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP

Positron émission tomography (PET) là kỹ thuật tạo ảnh y học, có thể cho thấy các quá trình chức năng trong cơ thể dưới dạng các hình ảnh không gian ba chiều hoặc dưới dạng bản đồ. Hệ thống thiết bị phát hiện các cặp tia gamma (gamma rays) được phát gián tiếp từ một đồng vị phóng xạ phát positron, chất này được đưa vào cơ thể (thường qua đường máu) sẽ gắn lên các phân tử tham gia hoạt động chuyển hóa, phân tử thường được sử dụng vào mục đích này là fluorodeoxyglucose (FDG), là một loại đường mà thời gian chờ ngấm vào cơ quan đích đặc trưng là một giờ. Sau đó bệnh nhân được đưa vào trong hệ thống cắt lớp tạo ảnh, các hình ảnh của hoạt động chuyển hóa được tái tạo bằng máy vi tính.

Thông thường các máy hiện đại thiết bị được hỗ trợ thêm bởi hệ thống CT.Scan (được gọi là PET – CT.Scan) có thể đồng thời cho hình ảnh PẸT (diễn đạt các thông tin về chuyển hóa) và hình ảnh cắt lớp vi tính (cho biết các thông tin về hình thái giải phẫu) trong cùng một ảnh và trên cùng một máy.

Các đồng vị phóng xạ hay được sử dụng trong PET: đặc trưng là thời gian bán hủy ngắn như carbon – 11 (20 phút), nitrogen – 13 (10 phút), oxygen – 15 (2 phút) và fluorin – 18 (110 phút). Kiểm tra tưới máu não thường dùng H2(15)0, đo thể tích máu não dùng cacbonmonoxyd đã được đánh dấụ. Đánh giá hoạt động chuyển hóa dùng 1502 hoặc dùng glucose đã được đánh dấu. Hệ thống các chất vận chuyển thần kinh trong não có thể được nghiên cứu trong các tình trạng như Parkinson thường dùng các chất phóng xạ được đánh dấu ví dụ như 18F – DOPA hoặc 11C – methyl spiperon, với cách này bản đồ phân bố của các chất dẫn truyền thần kinh sẽ được biểu hiện Methylspiperon: thấy tăng hấp thu ở hạch nền.

ỨNG DỤNG

PET có thể ứng dụng cho cả nghiên cứu và điều trị. Nó được chỉ định nhiều trong lâm sàng ung bướu (oncology) để chụp u và nghiên cứu di căn, chẩn đoán các bệnh não lan tỏa gây sa sút trí tuệ. PET cũng là công cụ quan trọng trong nghiên cứu bản đồ não người bình thường và chức năng của tim.

ĐỘ AN TOÀN

PET Scan là phương pháp không can thiệp, nhưng có phơi nhiễm các tia ion hóa. Tuy tổng liều của tia rất nhỏ, nhưng các bệnh nhân có trẻ nhỏ nên khuyến cáo tránh tiếp cận các cháu vài giờ sau khi chụp PET…

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phòng máy

Hình 8.120. Phòng máy positron emission tomography

 

Tăng hấp thu

Hình 8.121. Hình ảnh PET bình thường sau khi tiêm 18F labelled n – methyl spiperon:

thấy tăng hấp thu ở hạch nền.

Scan não

 

Hình 8.122. Hình ảnh PET.Scan não

A: Hoạt tính bình thường của não người khỏe mạnh.

B. PET scan của bệnh nhân Alzheimer: vùng xám (mũi tên) cho thấy giảm hoạt tính của não.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây