NGUYÊN NHÂN
- Nuốt dị vật thường không chủ động, do tai nạn, loại trừ ở bệnh nhân có khiếm khuyết thần kinh hoặc bệnh tâm thần và ghen ghét giữa các anh em trong gia đình. Rất nhiều loại đồ vật nhỏ và đồ chơi khác nhau có thể bị nuốt vào bụng, tuy nhiên, các đồng xu hay gặp nhất.
- Các vật mà trẻ nuốt bao gồm tiền xu, cục pin, răng giả, xương gà, xương cá, nhẫn, các loại quả, đinh, sờ biển, nút chai, mảnh thủy tinh, ngòi bút, nắp bút, chìa khóa, đồ chơi bằng nhựa…
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
- Phần lớn các dị vật đều đi qua họng vào ống tiêu hóa và không gây ra vấn đề gì cho cơ thể. Tuy nhiên, khoảng 10-20% dị vật gây tắc nghẽn. Vị trí gây tắc nghẽn hay gặp nhất là thực quản cổ chiếm hơn 50%.
- Kích thước, dị vật có đường kính trên 20mm, hoặc dài trên 50mm (30mm ở trẻ bú mẹ), thì tắc nghẽn dễ xảy ra.
- Diễn biến lâm sàng của dị vật nguy hiểm thường cấp tính và tùy theo vị trí của dị vật: dị vật thực quản thường gây nôn, nuốt đau, nuốt khó, không chịu ăn, tăng tiết nước bọt, dị vật ở thấp hơn thường gây triệu chứng của hẹp, tắc ống tiêu hóa.
Cận lâm sàng
- Hơn 80% dị vật có cản quang và thường là đồng xu. Dị vật không cản quang thường liên quan đến thức ăn.
- Xquang cổ-ngực-bụng đứng thẳng và nghiêng không chuẩn bị cần thực hiện để tránh bỏ sót dị vật thực quản miệng: bề mặt của đồng xu sẽ được quan sát rõ trên Xquang thẳng, vòng của đồng xu được quan sát rõ trên Xquang nghiêng (ngược lại đối với dị vật khí quản). Trên Xquang nghiêng, các pin kiềm tính tạo nên hình ảnh 2 mức độ cản quang. Xquang không chuẩn bị có thể phát hiện được biến chứng viêm trung thất.
- Cần lưu ý, Xquang cản quang không có giá trị chẩn đoán, thậm trí còn gây cản trở khi can thiệp.
ĐIỀU TRỊ
Chỉ định nội soi tiêu hóa can thiệp
- Dị vật thực quản cản quang bị tắc nghẽn tại thực quản trên 24 giờ, cần được lấy ra khỏi thực quản ngay.
- Các dị vật cản quang trong dạ dày cần lấy ra ngoài khi:
+ Đường kính trên 20mm.
+ Chiều dài trên 50mm (trên 70mm đối với người lớn).
+ Dạng nhọn có khả năng đâm xuyên (kim loại có ngạnh, kim, thủy tinh…).
+ Dị vật ăn mòn.
+ Dị vật tồn tại trên 2-4 tuần.
+ Tất cả các dị vật gây nên triệu chứng, đặc biệt có chứa chì, chì sẽ được giải phóng trong môi trường acid clohydric của dạ dày.
+ Dị vật pin trong thực quản cần được lấy ra ngay và nội soi kiểm tra thực quản sau 3-4 tuần để loại trừ hẹp thực quản.
Các dụng cụ can thiệp dị vật qua nội soi: kìm răng chuột, kìm răng cá sấu, lọng polyp, lưới, giọ, cao su dạng túi.
Chỉ định can thiệp ngoại khoa
Nếu pin đã đi qua môn vị và ở tại cùng một vị trí trên 5 ngày cần được lấy ra từ ruột non bằng phẫu thuật nội soi hoặc soi đại tràng.
Xử trí khác
- Một vài kỹ thuật khác như kỹ thuật dùng ống thông Foley hoặc Bougi được áp dụng trong trường hợp dị vật ở thực quản. Các kỹ thuật này có thể được áp dụng khi nội soi chưa thể thực hiện ngay được. Tuy nhiên, do đây là phương pháp đẩy mù dị vật từ thực quản xuống dạ dày nên chỉ định hạn chế và phải hết sức thận trọng với nguy cơ rách thủng thực quản.
- Điều trị trichobezoard (dạng búi tóc) trong dạ dày không phải bằng nội soi, mà bằng phải bằng phẫu thuật, uống paraphin hoặc môi trường cellulose có thể cho phép phá hủy Bezoard được điều trị bằng enzym và cocacola đạt được hiệu quả điều trị phytobezoard dạ dày trong 50% trường hợp.
TIẾN TRIỂN TIÊN LƯỢNG
- Khi dị vật đã đi qua thực quản, 95% sẽ đào thải tự nhiên ra ngoài, tuy nhiên có thể bị chặn lại ở môn vị, gối dưới tá tràng, van hồi manh tràng hoặc các vị trí hẹp tự nhiên hoặc mắc phải nên cần khai thác kỹ tiền sử về phẫu thuật sửa chữa teo thực quản, bệnh lý khác của thực quản (hẹp, thoát vị khe, co thắt tâm vị).
- Các dị vật nguy hiểm cần được can thiệp sớm vì nguy cơ chảy máu, thủng ống tiêu hóa hoặc xâm nhập vào trong phúc mạc, gan, hoặc phổi, viêm trung thất.
- Phần lớn các dị vật cơ tiên lượng tốt, tự đào thải ra ngoài theo phân. Tuy nhiên, một số trường hợp dị vật nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng và đe dọa tính mạnh do bản thân dị vật gây nên và hoặc do quá trình can thiệp dị vật đặc biệt là dị vật đâm xuyên, chất ăn mòn, cục pin hoặc dị vật bị bỏ quên lâu ngày.